Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 28 - 29)

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh h−ởng mạnh của khối n−ớc (mặn, mặn- lợ) xen kẽ nhau trong hai mùa khô và mùa m−a của 1 chu kỳ năm cùng với môi tr−ờng trầm tích, các chế động động lực khác nhau tạo điều kiện cho nguồn lợi sinh vật phát triển. Đi kèm theo với nghề khai thác nguồn lợi là các nghề nuôi trồng thuỷ sản biển đã phát triển mạnh mẽ tại vịnh Bái Tử Long. Đây là khu vực có diện tích và có tiềm năng NTTS lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Chỉ tính riêng huyện Cảm Phả là thị xãđã có khoảng 3.000 ha bãi triều với khả năng nuôi hải sản vào khoảng 1.000 ha, tập trung ở các xã Cẩm Hải, Cộng Hoà, Cẩm Phú. Đặc biệt vùng n−ớc thuộc Vịnh bái Tử Long có hàng vạn ha mặt n−ớc thuộc áng, vụng có độ sâu và môi tr−ờng thích hợp để phát triển nuôi cá lồng bè, nuôi trai lấy ngọc. Tốc độ tăng tr−ởng nuôi trồng thuỷ sản −ớc tính mỗi năm tăng bình quân 100.000 ha (năm 2003 diện tích nuôi 395000 ha, năm 410.000 ha). Sản l−ợng nuôi đạt khoảng 410 tấn (năm 2003), riêng tôm sú, tôm rảo, tôm he đạt 128 tấn. Đặc biệt tốc độ nuôi cá lồng bè ở vịnh Bái Tử Long tăng một cách đáng kể. Đầu năm 1996, nghề nuôi cá lồng bè ở vịnh Bái Tử Long mới bắt đầu với quy mô nhỏ ở một vài hộ gia đình, chỉ vài năm sau số hộ nuôi cá biển bằng lồng bè đã phát triển nhanh. Năm 2001 có 1200 ô lồng nuôi cá biển, đến năm 2003 đã có trên 4500 lông nuôi. Tổng sản l−ợng nuôi lồng bè năm 2001 là 250 tấn, năm 2003 là 950 tấn, tăng 700 tấn, doanh thu −ớc tính đạt 70 tỷ đồng. Ngoài nuôi cá bằng lồng bè trên biển, BTL còn nuôi cá biển bằng rào chắn trên các eo vịnh và trong ao đầm.

Đối t−ợng nuôi chủ yếu là cá Song, cá Hồng, cá Giò, cá Tráp... Ngoài nuôi cá biển còn có lợi thế nuôi thân mềm, tôm, cua v.v.

Theo các kết quả thống kê tại hiện tr−ờng chúng tôi đã xác định đ−ợc các hình thức nuôi chủ yếu tại Bái Tử Long d−ới đây:

- Nuôi lồng, bè: là hình thức nuôi phát triển rất mạnh trong các năm gần đây. Với thể tích các lồng phổ biến là 3m x 2m x2,5m, một số có thể tích lớn hơn 4m x 3m x 2m. Từ 10 - 20 lồng đ−ợc liên kết lại với nhau tạo thành hệ thống bè nuôi. Các lồng bè đ−ợc thả trong vùng n−ớc khá yên tĩnh về sóng, gió cũng nh− dòng chảy. Đối t−ợng thả th−ờng là cá song, cá mú, tôm hùm v.v. Mật độ và thời gian nuôi phụ thuộc vào khả năng kinh tế, kỹ thuật và đặc biệt là môi tr−ờng n−ớc vùng nuôi thả.

- Nuôi bằng cách xây dựng đầm trên bãi triều: các đầm nuôi th−ờng có diện tích nhỏ vài ha hoặc vài chục ha. Đối t−ợng nuôi th−ờng là tôm sú, cua, tôm rảo.

- Nuôi thân mềm trên các bãi triều: đ−ợc phát triển trên các bãi triều đáy cát có nguồn gốc sinh vật xốp hoặc đáy bùn d−ới các dải rừng ngập mặn, đáy cát, cát bùn, bùn cát v.v. Mỗi loại nền đáy phù hợp cho một đối t−ợng nuôi nhất định nh− tu hài, sò lông, sò huyết, ngao, ngán v.v.

- Nuôi giàn: Đây là ph−ơng pháp nuôi các đối t−ợng thân mềm, đặc biết sử dụng nuôi trai lấy ngọc . Ví dụ với diện tích nuôi trên 200 ha mặt biển thuộc các xã Hạ Long, thị trấn Cái Rồng, Thắng Lợi… hàng năm nuôi trai cấy ngọc thu hoạch từ 13 - 23 triệu con, đã thu đ−ợc hàng chục tỷ đồng, giải quyết cho gần 500 lao động. Hiện nay trên địa bàn huyện có các Công ty, xí nghiệp đang nuôi trai lấy ngọc: Công ty Ngọc trai Ph−ơng Đông, Công ty TNHH trai ngọc Tr−ờng An, Công ty thuỷ sản II và 2 Công ty liên doanh của Nhật.

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 28 - 29)