Các hệ sinh thái trên cạn

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 39 - 41)

3. Vịnh Chân mây

3.2.1.1. Các hệ sinh thái trên cạn

Khu vực cảng Chân Mây nằm ở phía nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Về mặt khí hậu, đây là vùng nối tiếp giữa hai miền khí hậu: miền bắc và miền nam (vùng Bình - Trị Thiên, trong đó có cảng Chân Mây). Vùng có tổng bức xạ năm lớn 120-140 kcal/cm2, có 1800-2000 giờ nắng/năm, tổng nhiệt độ 8100-8200 0C, v−ợt nhiều so với đồng bằng trung du sông Hồng. Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh h−ởng của thời tiết bất lợi, áp thấp nhiệt đới, bão lũ lụt...Trung bình hàng năm có 4-5 cơn bão và áp thấp

nhiệt đới ảnh h−ởng trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều trận lụt lớn xảy ra do nạn phá rừng bừa bãi. Tuy vậy, với vị trí đặc biệt của vùng lãnh thổ nên vùng nam Thừa Thiên - Huế là vùng chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng trong các hệ sinh thái khác nhau, là vùng có sự giao l−u giữa hai luồng sinh vật Bắc và Nam (Đặng Huy Huỳnh - 1991). Căn cứ vào vùng cảnh quan có thể thấy 3 hệ sinh thái chính đóng vai trò quan trọng nhất đối với đời sống kinh tế-xã hội cộng đồng là hệ sinh thái rừng núi, hệ sinh thái đồng bằng nông nghiệp và hệ sinh thái vùng cát ven biển.

Hệ sinh thái rừng núi

Trong phạm vi ảnh h−ởng của v−ờn quốc gia Bạch Mã đến vịnh Chân Mây, hệ sinh thái Bạch Mã thuộc hệ sinh thái rừng núi tiêu biểu của vùng. Bạch Mã-Hải Vân là một nhánh của dãy Tr−ờng Sơn ăn ra biển, vùng này có sự đa dạng cao về loài động thực vật và có nhiều loài quí hiếm. Chỉ trong phạm vi v−ờn quốc gia với diện tích 22.031 ha đã thống kê đ−ợc 501 loài thực vật bậc cao thuộc 251 chi, 124 họ, 9 bộ. Đặc biệt có nhiều loài đặc hữu chỉ gặp ở rừng quốc gia Bạch Mã nh− dầu bọt tím (Dipterocarpus grandiflorus), dầu bọt đỏ (D. .basselltis), lan kim thấp lá tán to ... Ngoài các loài đặc hữu, nơi đây còn thể hiện là nơi hội nhập của hai luồng thực vật bắc-nam. Một số loài của phía bắc chỉ xuống đến dãy Bạch Mã nh− gụ lai, lim vàng trâm, chay lá bồ đề (Artocarpus styrycafolius) trong khi đó có một số loài ph−ơng nam cũng chỉ đến Bạch Mã nh− kiền kiền, kim giao, chò đen, cẩm lai...

Về tài nguyên động vật, v−ờn quốc gia Bạch Mã dã thống kê đ−ợc 55 loài thú thuộc 23 họ, 9 bộ; 150 loài chim thuộc 37 họ, 14 bộ. Nét nổi bật là tài nguyên động vật Bạch Mã cũng nh− cả vùng Thừa Thiên - Huế mang yếu tố đặc hữu trội so với các nơi khác, ví dụ gà lôi lam màu đen (Lophura imperialis), gà lôi lam màu trắng (L. edwardsi), trĩ sao (Rheinareditia ocelata), gà lôi hồng tía (Lophura diardii). Theo các nhà nghiên cứu chim quốc tế thì Bạch Mã có thể coi là trung tâm phát tán các loài trĩ, gà lôi ở vùng Đông Nam á. Bên cạnh các loài chim quí hiếm, ở đây còn gặp một số loài thú quí hiếm nh−: Voọc ngũ sắc (Pygathrix nemaeus), v−ợn (Hylobates concolor), hổ (Pantheria tigris), gấu ngựa (Henarotos thibetanus), chó sói (Cuon alpilus), báo hoa mai (Panthera pardus), voi (Elephas maximus). Trong số các loài đã biết có đến 25 loài thú và 7 loài chim thuộc diện quí hiếm không những đối với n−ớc ta mà còn cả thế giới. Đó là nguồn gen vô cùng quí giá cần đ−ợc bảo vệ. Chính nguồn tài nguyên rừng và các dạng tài nguyên sinh vật đặc hữu luôn luôn giữ vai trò đặc hữu tong chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội, cung cấp nguyên liệu nông lâm và du lịch phục vụ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế văn hoá ở địa ph−ơng.

Hệ sinh thái đồng ruộng

ở khu vực sinh thái nói riêng, huyện Phú Lộc nói chung có đặc điểm của vùng đất savan phần lớn bị hoang hoá. Quá trình hình thành đất savan là kết quả tác động của nhiều yếu tố: địa hình, đá mẹ, khí hậu động thực vật và tác động của con ng−ời. Sự hình thành đất cát ven biển do tác động của biển đóng vai trò chủ đạo đ−ợc tiến hành trong thời kỳ Đệ tứ đến nay. Đặc tr−ng thổ nh−ỡng là loại vỏ phong hoá sialic và đất cát phù sa hội tụ. Đất có phẫu diện đặc tr−ng gồm 3 tầng: Tầng canh tác, tầng vàng nâu và tầng xanh lơ. Nhìn chung là loại đất kém dinh d−ỡng, thành phần cơ giới là cát rời.

Thảm thực vật chủ yếu là cây tràm, ngoài ra còn cây chổi sể, tranh h−ơng, nắp ấm, bắt mồi, mua...

Hệ sinh vật vùng cát ven biển

Đây là hệ sinh thái có đặc điểm là loại đất cát quá nghèo, thành phần cơ giới nhẹ, sét tỷ lệ từ 10 - 15%, d−ới lớp cát có kết vón hoặc có nơi có than bùn, xác thực vật chết màu đen - yếm khí - làm cây không phát triển đ−ợc. Thực vật vùng này chủ yếu gồm các cây chịu hạn, mọc trên đất khô cằn, trên đất phèn mặn, có nhiều thảm cây khác nhau. Cây phổ biến nhất là phi lao trồng thành rừng, xen với x−ơng rồng, dứa dại, dứa sợi, rau muống biển, cỏ lông chông, dứa mối, sú, vẹt, nắp ấm... Tất cả các cây này đều chỉ thị cho vùng đất cát nghèo kiệt ven biển. Cây trồng chủ yếu có ngô, khoai, sắn, lạc, vừng, đào lộn hột..., giới động vật có nhóm thằn lằn, nhông cát.

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)