Rong và cỏ biển

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 43 - 44)

3. Vịnh Chân mây

3.2.2.2.Rong và cỏ biển

Theo kết quả nghiên cứu tr−ớc đây, Vịnh Chân mây có khoảng 51 loài rong biển, trong hai năm 2004, 2005 đã phát hiện lại đ−ợc 49, có thể coi số loài Rong Vịnh Chân Mây có khoảng 51 loài. Các loài rong biển đ−ợc phân chia thành 4 ngành: ngành rong Lam Cyanophyta 5 loài (chiếm 9,8 % tổng số loài đẵ phát hiện), ngành rong Nâu

Phaeophyta 9 loài (17,6 %), nganh rong Đỏ Rhodophyta 25 loài (49 %) và ngành rong lục Chlorophyta 12 loài (23,5 %). Nếu bổ sung toàn bộ số loài rong biển ở khu vực lân cận thì số loài có thể lên tới 121 loài thuộc 4 ngành. Trong số này, bao gồm 4 loài rong Lam (3,3%), 64 loài rong Đỏ (52,8%), 36 loài rong Nâu (29,7%) và 17 loài rong Lục (14,0%). Cũng theo Che ney, chỉ số là 2,25 < 3. Khu hệ rong biển vịnh Chân Mây cũng mang tính cận nhiệt đới. Phân bố của rong biển khu vực Chân Mây có liên quan chặt chẽ với chất đáy. Trong toàn khu vực khảo sát, chỉ phát hiện đ−ợc rong biển ở 3 địa điểm: Bãi Cả, Bãi Chuối (phía Bắc đèo Hải Vân) nền đáy là đá tảng có nguồn gốc lục địa và ran san hô thích hợp cho rong sinh tồn, đã phát hiện ở đây có tới 40 loài; điểm Chân Mây đông có 11 loài và cửa T− Hiền có 12 loài, nền đáy ở những điểm này cũng là đá hoặc các chất rắn lẫn vỏ sinh vật. Các điểm khác chất đáy là bùn, bùn cát hoặc cát hạt to nên hoàn toàn không có rong sinh sống. Do chế độ bán nhật triều với mức dao động không lớn nên chỉ xem xét phân bố của rong theo độ sâu ở hai dạng vùng triều và d−ới triều. Phân bố vùng triều có các chi: Gymnogongrus, Gigantina, Laurencia, Chaetomorpha, Codium, Caulerpa, Dermonema Cladophora. Phân bố ở vùng d−ới triều có các chi: Graxaura, Amphiroa, Peyssonnelia, Turbinaria, Padina, Udotea, Hyppnea, Dictyota Sargassum.

Về cỏ biển đã phát hiện đ−ợc 7 loài thuộc 5 chi, 3 họ, trong đó 2 họ thuỷ thảo

Hydrocharitaceae và họ kiệu Cymodoceae đều có 3 loài, Họ cỏ l−ơn Zosteraceae chỉ có 1 loài. Các loài phổ biến là Halophila beccarii, Thalassia hemprichii, Ruppia

maritima. Cỏ biển ở khu vực Chân Mây phân bố chủ yếu ở hai bên bờ đông, đông bắc và tây, tây nam đầm Lăng Cô. ở bờ phía đông, đông bắc loài Thalassia hemprichii mọc thuần chủng, độ phủ 60 - 70%.

Về mặt sinh thái, có thể chia cỏ biển khu vực Chân Mây thành 2 nhóm: Nhóm cỏ n−ớc lợ (độ muối d−ới 25‰) có các loài: Halophila ovalis, Halodule unimervis, H. pinifolia, Thalassia hemprichii.

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 43 - 44)