Tài nguyên phi sinh vật 1 Tài nguyên vị thế

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 35 - 38)

3. Vịnh Chân mây

3.1. Tài nguyên phi sinh vật 1 Tài nguyên vị thế

3.1.1. Tài nguyên vị thế

Vịnh Chân mây thuộc ranh giới 3 xã Lộc Tiến, Lộc Thuỷ và Lộc Vĩnh thuộc Huyện Phú Lộc với một diện tích không lớn khoảng 162 km2 mặt đất và 20km2 mặt n−ớc. Chân mây là vịnh hở do đó chất l−ợng n−ớc và khu hệ sinh vật trong vịnh có liên quan mật thiết với khu vực biển ven bờ. Phía tây khu vực này tiếp giáp với Lộc Bình, Lộc trì thuộc huyện phú Lộc qua đèo Ph−ớc T−ợng và một con đ−ờng nhỏ qua mũi Chân Mây Tây. Về phía đông khu vực này nối liền với thị trấn Lăng Cô (đã đ−ợc quy hoạch thành khu trọng điểm quốc gia) tạo thành khu vực liên hoàn hỗ trợ nhau cùng phát triển. Khu vực vịnh Chân Mây đang đ−ợc xây dựng thành cảng n−ớc sâu và là trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế . Khu vực có các trục giao thông chính của quốc gia chạy qua nh− quốc lộ 1A, đ−ờng sắt Bắc -Nam đồng thời là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của hành lang Đông - Tây qua trục quốc lộ 1A, trục đ−ờng 9 nối Việt Nam với Lào, Thái Lan và Myama. Khu vực là một đầu mối giao thông với các khoảng cách địa lý đáng chú ý:

- Cách thành phố Huế 49km, cách thành phố Đà Nẵng 55km. - Cách bãi biển Lăng Cô 12km.

- Cách sân bay Phú Bài (Huế) 36km, sân bay Đà Nẵng 32km.

- Cách biên giới Việt Lào 240km theo quốc lộ 9 - quốc lộ 1 và cách khu vực cảng Liên Chiểu 43km.

- Cách đ−ờng hàng hải quốc tế 320 hải lý.

- Vịnh Chân Mây tuy có diện tích không lớn nh−ng là vịnh n−ớc sâu (độ sâu trong và ngoài cửa vịnh đều khoảng 14m), ít bị ảnh h−ởng bởi dòng bồi tích cả từ sông và từ biển, hiện t−ợng bồi - xói ở các đoạn bờ lân cận và trong vịnh diễn ra không đáng kể.

Ngoài ra, khu du lịch Cảnh D−ơng thuộc vịnh Chân Mây cùng với các cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch của tỉnh nh− núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, bãi biển Lăng Cô, đầm An C−, đầm Cầu Hai, núi Tuý Vân, Suối Tiên tạo thành một quần thể khu du lịch nổi tiếng và độc đáo ở miền Trung. Tuy nhiên, phần lớn mạng l−ới giao thông của tỉnh vẫn ở mức lạc hậu và mới phát triển theo tuyến bắc - nam (tuyến đ−ờng Quốc Gia), các tuyến x−ơng cá đông - tây ch−a phát triển. Nên việc đ−a Chân mây thành địa điểm du lịch còn gặp nhiều khó khăn

3.1.2. Khí hậu

Chân Mây thuộc miền khí hậu Đông Tr−ờng Sơn và phần cực Nam của vùng khí hậu Bình Trị Thiên, khí hậu khu vực vũng Chân Mây có những nét dị th−ờng trong sự phân hoá mùa m−a ẩm, phản ánh tác động quan trọng của địa hình Tr−ờng Sơn với hoàn l−u.

- Chế độ m−a ẩm ở đây có sự lệch pha đặc sắc so với các miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. M−a chỉ bắt đầu khi luồng gió mùa mùa hạ thổi từ phía Nam lên, vào khoảng tháng VIII. Mùa m−a kéo dài tận đến tháng I nhờ hoạt động mạnh mẽ của các nhiễu động khí quyển và các cơn bão cuối mùa.

- Một đặc điểm quan trọng khác là chế độ nhiệt mang tính chất chuyển tiếp giữa miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. Luồng không khí cực đới hoạt động ở khu vực này đã bị biến tính rất nhiều nên ở đây không còn mùa lạnh nữa. Nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều trên 20oC. Chỉ trong những đợt gió mùa Đông bắc mạnh nhiệt độ có thể xuống d−ới 10oC.

- Trong mùa hạ do hiệu ứng fơn của luồng gió ẩm phía Tây đã đem lại một kiểu thời tiết khô nóng rất đặc tr−ng của khu vực. Mặc dù có vị trí trên biển nh−ng đây là một trong những khu vực có số ngày khô nóng nhiều nhất n−ớc ta. Trung bình hàng năm ở đây cũng có đến 58 ngày khô nóng, tuy nhiên mức độ khô nóng xảy ra không trầm trọng nh− trong đất liền.

- Mùa đông là mùa m−a ẩm. Thời kỳ m−a ẩm kéo dài 4-5 tháng, từ tháng X, XI đến tháng II năm sau. Độ ẩm trong những tháng này th−ờng xấp xỉ 90%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ẩm −ớt trong thời gian này là do sự gia tăng hàm l−ợng ẩm của gió mùa Đông bắc thổi qua biển tới bị chặn lại ở s−ờn Đông của dãy Tr−ờng Sơn.

Chế độ bức xạ, mây, nắng

- Bức xạ tổng cộng trung bình năm t−ơng đối lớn, chỉ thấp hơn vùng Tây Nguyên và Nam bộ, đạt 152 Kcal/cm2/năm. Bức xạ rất phong phú trong thời kỳ mùa hè, từ tháng V đến tháng VIII, đây là thời kỳ nhiều nắng và mặt trời lên cao. Bức xạ giảm sút rõ rệt trong thời kỳ thu đông, đây cũng là thời kỳ nhiều mây và là mùa m−a ở khu vực, đồng thời mặt trời cũng dịch về phía xích đạo, với cực tiểu bức xạ rơi vào tháng XI hoặc XII. - L−ợng mây tổng quan trung bình năm chiếm 7,7/10 bầu trời. Thời kỳ nhiều mây từ tháng VIII đến tháng XII. Hai tháng nhiều mây nhất là tháng XI và XII với l−ợng mây tổng quan 8,3/10 bầu trời. Mây ít trong thời kỳ mùa xuân, đầu mùa hè tháng III, IV, V l−ợng mây tổng quan trung bình trong các tháng này dao động trong khoảng 6,9-7,3/10 bầu trời.

- Tổng số giờ nắng năm khoảng 1973 giờ. Trong mùa xuân t−ơng đối ít mây và nhiều nắng vì không còn bị tác động nhiều của hoàn l−u gió mùa Đông bắc. Mùa hè cũng rất

nhiều nắng do nằm ở khu vực khuất gió trong mùa gió mùa Tây nam. Vì vậy thời kỳ nhiều nắng kéo dài trong suốt thời kỳ xuân - hè, từ tháng III cho đến tháng VIII, IX. Cực đại của số giờ nắng rơi vào tháng VII với khoảng 247 giờ nắng/tháng. Thời kỳ mùa đông thời gian nắng giảm sút rõ rệt, ít nắng nhất là tháng XII với khoảng 86 giờ nắng/tháng.

Hoàn l−u gió mùa và chế độ gió

Vũng Chân Mây nằm trong vùng ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. - Vào mùa đông có thể xem nh− đới gió chính là tín phong Đông bắc của Bắc bán cầu. Tuy nhiên, chế độ gió vẫn còn bị chi phối bởi tác động của hệ thống gió mùa từ áp cao Xibia. H−ớng gió thịnh hành trong mùa đông (XI-III) là Tây bắc với tần suất dao động từ 14-34%

- Vào mùa hạ, tín phong từ Nam bán cầu dịch chuyển lên, tạo thành gió có h−ớng Tây Nam vào đầu mùa và h−ớng Nam trong suốt thời kỳ mùa hè. Dãy Tr−ờng Sơn chắn luồng gió Tây thổi tới hình thành nên một kiểu gió Tây khô nóng mà th−ờng gọi là “gió Lào”. Mùa hạ thịnh hành gió Nam và Tây nam với tần suất 10-17%. Tần suất lặng gió không lớn, trung bình 28-37%.

Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí trong một khu vực luôn biến đổi theo thời gian và không gian phụ thuộc vào tác động của ba nhân tố: chế độ bức xạ, hoàn l−u khí quyển và điều kiện địa ph−ơng mà chủ yếu là yếu tố địa hình. Do đặc điểm của vũng Chân Mây là một vũng nhỏ sát với dải đồng bằng ven bờ, và không có đảo nên yếu tố chủ yếu quyết định chế độ nhiệt ở khu vực là chế độ bức xạ và hoàn l−u khí quyển.

- Chế độ nhiệt mang tính chất chuyển tiếp giữa miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. So với nền nhiệt ở các vũng vũng phía Bắc, nhiệt độ ở đây t−ơng đối cao do ảnh h−ởng của hoàn l−u gió mùa Đông bắc đến khu vực đã giảm nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 25oC với tổng nhiệt năm xấp xỉ 9100oC. Biên độ nhiệt năm thấp so với khu vực ở phía Bắc, đạt giá trị xấp xỉ 9oC.

- Nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng đều trên 20oC. Tháng lạnh nhất là tháng I, nhiệt độ không khí trung bình cũng đạt 20,1oC. Tuy nhiệt độ t−ơng đối cao nh−ng trong những đợt gió mùa Đông bắc mạnh nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối có thể xuống d−ới 10oC và nhiệt độ không khí tối thấp trung bình đạt 17-18oC.

Mùa nóng kéo dài 7 tháng, từ tháng IV đến tháng X dài hơn 2 tháng so với vùng Bắc Trung bộ. Trong đó có 4 tháng, từ tháng V đến tháng VIII nhiệt độ không khí trung bình đều trên 28oC, nhiệt độ cao trung bình v−ợt quá 33oC vànhiệt độ thấp trung bình v−ợt quá 24oC. Trong mùa hè có khả năng gặp nhiệt độ tối cao tuyệt đối trên 40oC trong những tháng đầu mùa hè (IV-VI) vào những ngày có gió Tây khô nóng hoạt động.

Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ khoảng 7,4oC. Thời kỳ nhiệt độ dao động mạnh nhất là các tháng mùa hạ từ tháng IV đến tháng VIII, đạt 8,3-9,6oC đây là thời kỳ nhiều nắng. Biên độ nhiệt ngày giảm xuống thấp vào thời kỳ thu đông (tháng X-XII) khoảng 5-6oC, đây là thời kỳ nhiều mây và m−a lớn.

Độ ẩm không khí t−ơng đối trung bình năm t−ơng đối lớn, đạt 84%. Thời kỳ khô nhất trong năm vào giữa mùa hạ từ tháng V đến tháng VIII; Khi vào mùa m−a thì ở đây thịnh hành kiểu thời tiết khô nóng nhất với độ ẩm trung bình có giá trị 74-76%. Độ ẩm thấp nhất trung bình đạt 66% và độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 29% trong những ngày có gió Tây khô nóng hoạt động. Tháng XII là thời kỳ ẩm nhất trong năm, độ ẩm đạt đến 90%.

M−a

Đây là khu vực có chế độ m−a rất phong phú, nằm trong vùng có l−ợng m−a lớn nhất của miền khí hậu Đông Tr−ờng Sơn. Với vị trí nằm ở phía Đông bắc của dãy Bạch Mã, vũng Chân Mây hàng năm có l−ợng m−a trung bình trên 2800mm với 167 ngày m−a.Mùa m−a ở đây lệch pha so với mùa m−a tại các vùng khác trên toàn quốc do tác động của hệ thống hoàn l−u gió mùa Đông bắc và các nhiễu động gây m−a khác nh−

bão, áp thấp, dải hội tụ. Mùa m−a lệch về mùa đông, kéo dài 6 tháng từ tháng VIII đến hết tháng I năm sau. Trong những tháng đầu và cuối mùa m−a (tháng VIII, I) l−ợng m−a trung bình 100-150mm, các tháng khác l−ợng m−a trung bình đều trên 300mm với khoảng 16-21 ngày m−a mỗi tháng. Hai tháng m−a lớn nhất là tháng X và tháng XI với l−ợng m−a trên 500mm/tháng. Thời kỳ ít m−a kéo dài từ tháng II đến tháng VII. Tuy nhiên l−ợng m−a trong thời kỳ này không phải là quá ít, mỗi tháng trung bình cũng có từ 46mm đến xấp xỉ 100mm với từ 8-13 ngày m−a. Tháng ít m−a nhất là tháng III, trung bình có khoảng 46-47mm/tháng. Trong thời kỳ ít m−a có một cực đại phụ của biến trình m−a vào tháng VI, với l−ợng m−a khoảng trên d−ới 100mm.

Các hiện t−ợng thời tiết đặc biệt

- Gió Tây khô nóng: Gió Tây khô nóng xuất hiện trong mùa gió mùa mùa hạ khi luồng gió ẩm v−ợt qua dãy Tr−ờng Sơn đem lại kiểu thời tiết khô nóng rất đặc tr−ng. Gió Tây khô nóng xuất hiện nhiều tháng VI, tháng VII, trung bình mỗi tháng có 13-15 ngày khô nóng.

- Bão: Vũng Chân Mây nằm trong vùng tác động của bão và áp thấp, đứng thứ 3 so với các vùng ven biển khác trên cả n−ớc với tần suất là 17,5%. Trong khoảng 51 năm (1954-2004) có 55 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp hoặc tiếp cận vùng bờ biển này, trung bình mỗi năm có 1 cơn. Mùa bão kéo dài 6 tháng từ tháng VI đến tháng XI.

- Dông: Vũng Chân Mây có t−ơng đối nhiều dông. Cũng giống nh− các vũng vũng khác, mùa dông ở đây trùng với mùa gió mùa mùa hạ, bắt đầu từ tháng III và kết thúc vào tháng X. Hàng năm trung bình có khoảng 96-97 ngày dông.

- S−ơng mù: So với các vũng vũng ở phía Bắc thì số ngày có s−ơng mù ở đây đã giảm nhiều. Trung bình hàng năm có 17-18 ngày s−ơng mù. S−ơng mù chủ yếu xuất hiện trong các tháng cuối đông, từ tháng I đến tháng III và nhiều nhất vào tháng III.

- M−a phùn: So với các vũng vũng ở phía Bắc, hiện t−ợng m−a phùn ở đây đã giảm rất nhiều. Hàng năm quan sát đ−ợc khoảng 5 ngày m−a phùn.

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)