Thực vật ngập mặn (TVNM)

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 42 - 43)

3. Vịnh Chân mây

3.2.2.1.Thực vật ngập mặn (TVNM)

Thực vật ngập mặn hầu nh− không phân bố ở trong vịnh Chân Mây, nh−ng ở các khu lân cận nh− Cảnh D−ơng, Lăng Cô đều có TVNM phát triển. Phân tích mẫu thu đ−ợc trong chuyến khảo sát tháng 8/1996 đã thống kê đ−ợc 25 loài, 22 chi thuộc 21 họ, trong đó họ nhiều nhất có 3 loài, 18 họ chỉ có 1 loài. Dẫn liệu này thể hiện tính đa dạng của TVNM ở đây khá cao. bản danh mục cho thấy có nhiều loài TVNM điển hình nh−: Arvicemia lanata, A. marina, Rhizophora stylosa, R. apiculata, Sonneratia casseolaris, Aegiceras corniculatum, Hibiscus tiliaceus, v.v. Có cả một số loài gia nhập rừng ngập mặn th−ờng gặp trong các vùng đất bồi, bãi, ven bờ đầm, cửa sông nh−: Acanthus ilicifolius, Sesuvium portulacastrum, Xilocarpus granatun, Acrostichum aureum...

Phân bố TVNM trong toàn vùng khảo sát tập trung ở đầm Lăng Cô và khu vực Cảnh D−ơng. Trong đầm Lăng Cô có 22 loài, sống tập trung trên dải hẹp khoảng 4 - 5 ha cửa sông Hói Mít và Hói Dừa. Thành phần chủ yếu là các loài mắn (độ phủ tới 50%), giá, sú, cóc kèn, na dại, ráng, muống biển, bần chua, trinh nữ, hoa m−ời giờ, cỏ gà... ở khu vực Cảnh D−ơng có 14 loài phân bố tập trung trên dải hẹp khoảng 4 - 5 ha. Thành phần chủ yếu là đ−ớc đôi (cao tới 3 m, tán gốc tới 3 m2, chiểm khoảng 60 - 70% diện tích toàn khu vực), mắn (th−a nh−ng cao 2,5 m đến 3 m) giá, sú, cóc kèn, na dại, ráng, muống biển, bần chua... Do đặc tr−ng về địa hình (bãi biển hẹp, sông ngắn và dốc) nên TVNM ở khu vực Chân Mây không tạo thành rừng và phân đới rõ rệt nh−

những vùng cửa sông khác ở phía bắc và nam Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh trọng điểm bái tử long và chân mây (Trang 42 - 43)