Kết quả thu thập

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 32 - 41)

Căn cứ nguyên tắc, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, qua quá trình khảo sát, điền dã trên địa bàn Hoa Lư, chúng tôi đã thu thập được 859 địa danh, những địa danh này được xác định trên trục phân bố không gian (vị trí địa lý: ở 11 đơn vị với 10 xã, 1 thị trấn) và theo trục thời gian (thời điểm xuất hiện: quá khứ, hiện tại). Trong tổng số 859 địa danh mà chúng tôi thu thập được, bao gồm cả những địa danh hiện nay không còn tồn tại trên địa giới hành chính mà chỉ xuất hiện trong những thư tịch cổ, gia phả, thần tích và trong tâm thức của người dân địa phương. Còn cả những địa danh song song tồn tai, cùng chỉ một đối tượng. Ngoài ra, có một số trường hợp: xóm, đội, công ty, trường, trạm y tế…, có nhà nghiên cứu cho đây là hiệu danh, nhưng trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy những trường hợp đó có đặc điểm liên quan đến địa danh, nên cũng đưa vào trong tư liệu nghiên cứu của luận văn này.

1.3.2. Phân loại

Trên cơ sở đặc thù của địa danh Hoa Lư, với khả năng của bản thân, và được kế thừa thành quả của những tác giả nghiên cứu đi trước, chúng tôi phân chia địa danh Hoa Lư thành 61 loại dựa trên 3 tiêu chí: đối tượng phản ánh, nguồn gốc ngữ nguyên, chức năng phản ánh.

1.3.2.1. Phân loại theo đối tượng phản ánh

Ở tiêu chí này chúng tôi chia địa danh làm 2 loại: đối tượng địa lý tự nhiên và đối tượng địa lý nhân văn, tuy nhiên việc sắp xếp các đối tượng địa danh vào 2 loại như trên mà chúng tôi tiến hành chỉ mang tính chất tương đối bởi vì địa danh trên địa bàn Hoa Lư khá phức tạp, có những địa danh có sự giao thoa giữa hai loại, vừa mang đặc trưng, tính chất của loại địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên, vừa mang tính chất của đối tượng địa lý nhân văn,

vì thế trong quá trình phân loại, chúng tôi thấy tính chất nào nổi trội hơn thì xếp địa danh vào nhóm địa danh có đặc điểm, tính chất nổi trội đó.

a. Đối tượng địa lý tự nhiên

Các địa danh thuộc đối tượng này bao gồm các cảnh quan thiên nhiên: núi, sông, hang, động, thung, đồng, khu du lịch…

b. Đối tượng địa lý nhân văn bao gồm những địa danh được chúng tôi xếp vào 3 nhóm nhỏ:

- Địa danh chỉ các đơn vị cư trú, hành chính: xã, thị trấn, thôn, xóm, đội… - Điạ danh chỉ các công trình giao thông: ngã ba, cầu, cống, đường… - Địa danh chỉ công trình xây dựng: đền, chùa, đình, chợ, nhà thờ… Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ trình bày việc phân loại này thông qua bảng số liệu cụ thể dưới đây:

Bảng phân loại địa danh Hoa Lư theo đối tượng phản ánh

TT Nhóm Loại Tần số Ví dụ 1 Địa danh

tự nhiên

Núi 90 Núi Voi (N.Mĩ) 2 Hang 43 Hang Tiền (Tr.Yên) 3 Thung 6 Thung Nắng (N.Hải 4 Động 6 (TTr.Thiên tôn)Động Thiên Tôn 5 Sông 14 Sông Chanh (N.Giang) 6 Đồng 57 Đồng Vạn (N.Thắng) 7 Khu du lịch 2 Bích Động (N.Hải)Khu du lịch Tam Cốc 8 Vườn chim 1 Nham (N.Hải)Vườn chim Thung 9 Quèn 6 Tôn)Quèn Ổi (TTr.Thiên 10 Mỏ 1 Mỏ Đại Bàng (N.Hải) 11 Suối 1 Suối Tiên (N.Hải) 12 Bến 10 (N.Giang)Bến Ghềnh Tháp

14 Thị trấn 1 Thị Trấn Thiên Tôn 15 Thôn 63 Cung(N.Thắng)Thôn Hành 16 Làng 55 (N.Giang)Làng La Mai 17 Xóm 69 (N.Hải)Xóm Đại Thắng 18 Phố 9 Phố Mĩ Lộ (TTr.Thiên Tôn) 19 Đội 9 Đội 2 (N.Thắng) 20 Tổ dân phố 37 (TTr.Thiên Tôn)Tổ dân phố 1 21 Công trình

giao thông

Bến xe 1 (N.Hải)Bến xe Ninh Hải 22 Đường 21 (N.Xuân)Đường Tràng An 23 Cầu 17 Cầu Ninh Hòa (N.Hòa) 24 Ngã ba 3 (Tr.Yên)Ngã ba Bồ Đề

25 Ga 1 Ga Cầu Yên (N.An) 26 Cảng 1 (N.An)Cảng Than cầu Yên 27 Quốc lộ 1 Quốc lộ 1A

28 Công

trình

Đền 48 Đền Trình (Tr.Yên) 29 Đình 21 Đình Đông Hội (N.An) 30 Chùa 48 Chùa Bàn Long

(N.Xuân)

31 Nhà thờ 12 Nhà thờ Nguyễn Thế Trường (N.Mĩ)

32 Chợ 11 Chợ Ninh Hòa (N.Hòa)

33 Sân vận động 1 Thắng (N.Thắng)Sân Vận động xã Ninh 34 Nhà văn hóa 7 (N.Khang)Nhà văn hóa Đại Phú 35

Nghĩa trang liệt

8 Ninh Hải (N.Hải)Nghĩa trang liệt sĩ xã 36 Thành 1 Thành Dền (Tr.Yên) 37 Tường 1 Tường Đông (Tr.Yên)

38 Phủ 10 Phủ Lang (N.Thắng) 39 Giếng 2 (N.Thắng)Giếng Làng Tuân Cáo 40 Trạm bơm 6 (N.Giang)Trạm bơm Ninh Giang 41 Trạm y tế 11 Thắng (N.Thắng)Trạm Y Tế xã Ninh 42 Bưu điện 11 Lư (TTr.Thiên Tôn)Bưu Điện Huyện Hoa 43 nước sạchTrạm cấp 9 Ninh Thắng (N.Thắng)Trạm cấp nước sạch 44 Cống 13 (N.Giang)Cống Ông Sởng 45 Đê 7 (N.Giang)Đê Trường Yên

46 Đò 2 Đò Quan (N.Vân)

47 Kênh 5 Kênh Đồng Thượng (N.Thắng) 48 Hầm 2 (N.Xuân)Hầm Ngô Ngã 49 Lăng 2 (Tr.Yên)Lăng Vua Đinh 50

Khu di tích lich

sử

3 đô Hoa Lư (Tr.Yên)Khu di tích lịch sử cố 51 Khu công nghiệp 1 Quán (TTr.Thiên Tôn)Khu công nghiệp Đồng 52 Trường 37 ATrường THPT Hoa Lư 53 Bia 1 (Tr.Yên)Bia Cửa Đông

54 quan tổ Cơ chức

Ủy ban 12

Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa Lư (TTr.Thiên Tôn) 55 Cục thuế 1 Cục Thuế Hoa Lư

(N.Thắng)

56 Sở du lịch 1 (N.Hải)Sở Du Lịch Ninh Bình 57 Công ty 16 Công ti xi măng Hệ

khác

58 nghiệpDoanh 5

Doanh nghiệp cơ khí Tháng 8 (N.Thắng) 59 Xí nghiệp 3 Xuân (TTr.Thiên Tôn)Xí nghiệp may Vạn 60 Nhà máy 1 Duyên Hà (N.Vân)Nhà máy xi măng 61 Hợp tác xã 5 (TTr.Thiên Tôn)Hợp tác xã Đa Giá

1.3.2.2. Phân loại theo nguồn gốc ngữ nguyên

a. Nhóm địa danh có nguồn gốc Hán Việt

Trong tổng số 859 địa danh đã được thống kê thì nhóm địa danh này có số lượng khá lớn là 669 trường hợp chiếm 77,88%,

- Địa danh đơn vị cư trú hành chính 210 trường hợp chiếm 31,39% trong tổng số 669 trường hợp

- Địa danh công trình giao thông là 34 trường hợp, chiếm 5,08% trong tổng số 669 trường hợp

- Địa danh công trình xây dựng là 240 trường hợp, chiếm 35,87% trong tổng số 669 trường hợp

- Địa danh chỉ cơ quan tổ chức khác là 45 trường hợp, chiếm 6,73% trong tổng số 669 trường hợp

- Địa danh chỉ đối tượng tự nhiên là 140 trường hợp, chiếm 20,93% trong tổng số 669 trường hợp

Địa danh có nguồn gốc Hán - Việt chiếm tỉ lệ cao và xuất hiện với tần số lớn, trong đó cao nhất là địa danh chỉ các công trình xây dựng (chiếm 35,87%), thấp nhất là địa danh chỉ công trình giao thông (chiếm 5,08%).

Địa danh Hoa Lư trong nhóm địa danh có nguồn gốc Hán - Việt phần lớn là địa danh phức, tức là chúng được cấu tạo bởi hai hoặc hơn hai yếu tố.

Ví dụ: thôn Phong Phú (N.Giang), phố Thiên Sơn (TTr.Thiên Tôn), thôn Phú Gia (N.Khang), thôn Thanh Thượng (N.Hòa), xóm Nhân Lý (N.Mĩ), đường Tràng An (N.Xuân), động Thiên Hương (N.Hải), chùa Phúc Viên Tự (N.Thắng), chùa Khai Phúc Tự (N.Thắng)…

Một số ít được cấu tạo bởi một yếu tố (âm tiết), chỉ thấy xuất hiện trong địa danh cư trú hành chính và địa danh tự nhiên

Ví dụ: xóm Đông (N.Giang), xóm Tây (N.Giang), xóm Nam (N.Giang), thôn Đông (Tr.Yên), thôn Trung (Tr.Yên), thôn Bắc (Tr.Yên), hang Hạnh (N.Xuân), hang Bản (N.Xuân)…

Qua đây ta có thể thấy rằng ngôn ngữ và văn hóa Hán có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống, tư tưởng, văn hóa của người dân trên địa bàn Hoa Lư.

b. Nhóm địa danh có nguồn gốc thuần Việt, số lượng 173 trường hợp, chiếm 20,14%, trong 173 trường hợp này thì địa danh tự nhiên là 88 trường hợp, chiếm 50,87%.

Ví dụ: núi Sót (N.Xuân), núi Cóc (N.Hải), núi Gai (TTr.Thiên Tôn), hang Cả (N.Hải), hang 2 (N.Hải), hang 3 (N.Hải)…

Địa danh chỉ các công trình giao thông là 11 trường hợp, chiếm 6,36% Ví dụ: đường 477 (N.Thắng), đường 12C (N.Hòa), đường 491(N.xuân)… Địa danh chỉ công trình xây dựng là 14 trường hợp, chiếm 8,09%

Ví dụ: chùa Đá (N.Hải), chùa Sắn (N.Hải), đình Sen (N.Thắng)… Địa danh chỉ đơn vị cư trú hành chính 60 trường hợp, chiếm 34,68% Ví dụ: xóm 1, xóm 2, xóm 3 (N.Hải), xóm Dinh (N.An), xóm Cáy (N. Hải)… c. Nhóm địa danh có nguồn gốc khác như: Tày - Thái, Việt - Mường, Việt –Hán Việt, Môn - Khơme… 9 trường hợp chiếm 1,05%, hầu hết là địa danh tự nhiên.

Ví dụ: Hang Bim (Tr.Yên), Núi Sót (N. Xuân), Hang Muông (N.Hải), Núi Gú (Tr.Yên)…

d. Nhóm địa danh không xác định được nguồn gốc 8 trường hợp, chiếm 0,93%, trong đó 7 trường hợp là địa danh tự nhiên chiếm 87,5% và 1 trường hợp là địa danh chỉ đối tượng cư trú hành chính, chiếm 13,5%.

Ví dụ: hầm Vụng Quao (N.Xuân), núi Ruôm (N.Giang), xóm Gòi (N. An), đồng Guôi (N.Giang), đồng Ăng Bái (N.Giang), đồng Dộc (N.Mĩ), núi Dếnh (N.Giang), núi Nhợi (Tr.Yên)

Bảng phân loại địa danh Hoa Lư theo nguồn gốc ngữ nguyên

TT Loại hình địa danh Số lượng địa danh theo nguồn gốc ngữ nguyên Cộng Hán- Việt Thuần Việt Nguồn gốc khác Không rõ nguồn gốc Số lượng Tỉ lệ % 1 Tự nhiên 140 88 9 7 244 28,41 2 Cư trú hành chính 210 60 0 1 271 31,55 3 Công trình giao thông 34 11 0 0 45 5,24 4 Công trình xây dựng 240 14 0 0 254 29,56 5 Cơ quan tổ chức khác 45 0 0 0 45 5,24 Tổng 669 173 9 8 859 100%

1.3.2.3. Phân loại theo chức năng giao tiếp và thời gian xuất hiện.

Ngôn ngữ tồn tại song hành, gắn liền với đời sống xã hội, chính vì thế sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ, trong đó địa danh là một trong những đơn vị của ngôn ngữ, có chức năng định danh đối tượng, chính vì thế khi đối tượng biến đổi thì cách định danh (gọi tên) đối tượng cũng thay đổi. Cũng như nhiều địa phương khác, sự thay đổi

trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần dẫn đến sự tồn tại phát triển, biến đổi của hệ thống địa danh trên địa bàn. Hoa Lư là địa bàn có hệ thống địa danh tương đối phức tạp, cùng lúc tồn tại cả tên gọi cũ, cổ, tên gọi mới; tên gọi chính thức và tên gọi dân gian.

Tên gọi chính thức thường là từ Hán Việt, tên gọi này tồn tại trong văn bản hành chính được ghi chép lại qua các thư tịch, hương ước, quy ước của làng, xã hay qua các tài liệu lịch sử… Trong khi giao dịch mang tính chất nhà nước thì người ta thường sử dụng tên này để tạo nên tính chất trang trọng, ngược lại khi giao tiếp thân mật, xuồng xã hoặc nói về quá khứ thì người ta sử dụng tên dân gian. Tên dân gian thường là những từ thuần Việt, gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu. Tên gọi này thường tồn tại trong tâm thức, ngôn ngữ, lời nói hàng ngày của người dân.

Ví dụ:

Tên dân gian Tên chính thức

chùa Đìa chùa Cổ Am chùa Ngần chùa Kim Ngân bia Hang Thầy Bói bia Cửa Đông đình Các đình Văn Lâm núi Cổng núi Thanh Lâu xóm Bà Cá Rô xóm Mới núi Mũ núi Phú Gia

Địa danh nói chung thường không có niên đại rõ ràng do đó việc phân biệt tên cũ và tên cổ trong địa danh là hết sức phức tạp và khó khăn, chính vì vậy ở luận văn này chúng tôi xếp tất cả tên cũ, tên cổ vào nhóm tên dân gian, chẳng hạn: động Hoa Sơn (N.Hòa), trước đây tên động là “Chùa bà đẻ” vì đây là nơi nuôi ấu chúa thời Đinh; bến Đò Đông Hội (N.An), trước đây có tên gọi là bến Đò Chủ, đình La Mai (N.Giang), trước đây gọi là đình Nghè, thôn Tây (Tr.Yên), trước đây có tên gọi là thôn Đoài…những tên: “động Chùa bà đẻ”, “bến Đò chủ”, “thôn Đoài” chúng tôi xếp vào nhóm tên dân gian.

1.4. Tiểu kết

Hoa Lư là cố đô của nước Đại Việt xưa kia, nơi đây đã từng được coi là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của nhiều triều đại phong kiến. Vùng đất này chịu ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Hán, tuy nhiên văn hóa Việt và tiếng Việt vẫn còn lưu giữ trong địa danh Hoa Lư khá đậm nét, trong đó đáng chú ý là số lượng các từ cổ, tên Nôm, góp phần cho sự nghiên cứu lịch sử Tiếng Việt.

Hệ thống địa danh Hoa Lư phần nào đã phản ánh được những đặc điểm lịch sử, văn hóa của vùng đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây giàu tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, điều kiện địa lý tự nhiên khá phong phú, với địa hình đồi núi và đồng bằng xen kẽ, nhiều sông ngòi tạo nên các loại hình địa danh gồm: sơn danh, thủy danh và nhiều loại hình địa danh khác khá đa dạng và độc đáo. Địa danh Hoa Lư chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử tương đối đậm nét, đặc biệt trong nhóm địa danh chỉ đơn vị cư trú hành chính, và địa danh chỉ đối tượng tự nhiên, còn lưu lại nhiều dấu ấn của những sự kiện lịch sử có tính chất bước ngoặt của dân tộc.

Địa danh Hoa Lư có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng của cả nước như: Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, hang Múa, Tràng An, động Tiên, thung Nắng… nơi đây đã trở thành điểm đến du lịch của rất nhiều du khách trong và ngoài nước, và là một trong những trọng điểm du lịch của nước ta nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w