Đặc trưng văn hoá được thể hiện qua các thành tố cấu tạo của địa danh Hoa Lư

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 75)

123 451 234 567 89 10 11 12 Quan hệ giữa thành tố A (danh từ chung) với thành tố B (tên riêng) trong

3.2.1. Đặc trưng văn hoá được thể hiện qua các thành tố cấu tạo của địa danh Hoa Lư

tìm hiểu sự thể hiện của ngôn ngữ và những giá trị văn hóa tồn tại trong địa danh Hoa Lư. Xem xét cấu trúc ngôn ngữ trong địa danh và tìm hiểu sự phản ánh những giá trị đặc sắc của văn hóa được thể hiện trong đó. từ đó thấy được nét văn hóa độc đáo của cư dân nơi đây trong hệ thống địa danh của vùng.

3.2. Sự phản ánh đặc điểm văn hoá trong địa danh Hoa Lư

3.2.1. Đặc trưng văn hoá được thể hiện qua các thành tố cấu tạo của địa danh Hoa Lư địa danh Hoa Lư

Như đã nói ở trên, cấu tạo của địa danh Hoa Lư gồm hai thành tố đó là thành tố danh từ chung và thành tố tên riêng, cả hai thành tố của địa danh đều phản ánh đặc trưng về địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội và chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu của một vùng, miền nào đó. Khi khảo sát hệ thống địa danh ở Hoa Lư, đi sâu vào phân tích từng thành tố ta thấy được giá trị biểu trưng của văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế xã hội được phản ánh trong các thành tố đó. Để thấy rõ hơn điều này chúng tôi đi vào tìm hiểu một cách khái quát nhất từng vấn đề.

3.2.1.1. Đặc trưng văn hoá được thể hiện qua các thành tố chung trong địa danh Hoa Lư

Thành tố chung trong địa danh Hoa Lư cũng có đặc điểm giống thành tố chung trong địa danh của các vùng , miền hay tỉnh, thành khác trên đất nước ta. Ở tất cả các tỉnh, thành, vùng miền, thành tố chung đều bao gồm địa danh hành chính, địa danh tự nhiên (sơn danh, thủy danh) và địa danh nhân văn hay nhân tạo (vật chất, tinh thần). Nhưng khi khảo sát hệ thống địa danh ở vùng Hoa Lư chúng tôi thấy đặc trưng thành tố chung trong việc phản ánh văn hóa của địa danh nơi đây có đặc điểm khác so với các vùng khác. Địa hình là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt trong việc phản ánh văn hóa trong lớp địa danh nơi đây được thể hiện qua thành tố chung của địa danh. Số lượng thành tố chung trong các đơn vị địa danh có sự khác biệt so với địa danh ở các vùng khác. Theo thống kê của chúng tôi trên 859 địa danh được thu thập có tới 146 sơn danh bao gồm tên các núi, hang ,động, thung…, 25 thủy danh bao gồm tên sông, bến, 280 công trình xây dựng bao gồm tên các đình, đền, chùa, lăng, phủ… Như vậy trong hệ thống địa danh Hoa Lư sơn danh và địa danh công trình xây dựng liên quan đến văn hóa chiếm số lượng khá lớn, khác hẳn so với địa danh ở thành phố Thanh Hóa, với vị trí địa lí nằm ở trung tâm đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, địa danh nơi đây chủ yếu là địa danh cư trú hành chính

và địa danh công trình nhân tạo, địa danh tự nhiên ít hơn. Theo khảo sát của Nguyễn Văn Dũng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, thì sơn danh là 44/754, thủy danh là 19/754, công trình xây dựng là 117/754, địa lý ở tỉnh Quảng Ninh có những đặc điểm riêng, do đó địa danh nơi đây cũng có sự khác biệt. Trong địa danh thuộc thị xã Cẩm Phả và huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) qua khảo sát của Khổng Thị Kim Liên thì sơn danh là 29/182, thủy danh là 19/182, công trình đình, nghĩa trang là 3/182 (huyện Bình Liêu). Thị xã Cẩm Phả số lượng sơn danh là 127/409 địa danh, thủy danh là 9/409 địa danh, công trình đền, chùa, miếu, nhà thờ, nghĩa trang là 13/409 địa danh. Sự khác nhau về số lượng trong các loại hình địa danh ở địa bàn Hoa Lư so với các địa bàn khác có thể giải thích được. Theo khảo sát và nghiên cứu của các nhà địa chất, họ khẳng định rằng khu vực Hoa Lư xưa là một vùng biển cổ, qua quá trình vận động của địa chất mà kiến tạo nên. Những khe nứt sinh ra hình thành các dòng chảy trong hang động đá vôi. Vì thế sơn danh và thủy danh ở nơi đây có số lượng nhiều cũng là điều dễ hiểu. Đặc biệt Hoa Lư là vùng đất gắn liền với kinh đô cổ. Phật giáo du nhập vào nơi đây khá sớm, nơi đây đã từng là trung tâm phật giáo của nước ta. Theo chính sử thì vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt chức tăng thống phật giáo trong lịch sử mà quốc sư đầu tiên của Việt Nam là Khuông Việt. Phật giáo đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống văn hóa tâm linh của người dân nơi đây, do vậy địa danh các công trình kiến trúc tôn giáo mà thành tố chung là: đền, đình, chùa, lăng, phủ, nhà thờ, ở nơi đây khá nhiều: 48 đền, ví dụ: đền Mẫu Cọ, đền Thái Vi (N.Hải), đền Hành Khiển (N Hòa), đền Hàng Tổng (TT.Thiên Tôn), đền Chẽ bèo (N.Thắng)…, 48 chùa, ví dụ: chùa Duyên Ninh, chùa Nhất Trụ, chùa Kim Ngân (Tr.Yên), chùa Gà, chùa Nội (N.Hòa), chùa Hà, chùa Lẽ (N.Mĩ)… 10 phủ, ví dụ: phủ Lang (N.Thắng), phủ Đột, phủ Đông Vương, phủ Kính Thiên (Tr.Yên), phủ Đức Chầu (N.Mĩ)…, 21 đình, ví dụ: đình Sen (N.Thắng), đình Côi Khê, đình

Các (N.Hải), đình Ngô Khê Hạ (N. Hòa), 2 lăng, ví dụ: lăng Vua Đinh, lăng Vua Lê (Tr.Yên), 12 nhà thờ, ví dụ: nhà thờ Củng Sơn, nhà thờ Đại Áng (N.Hòa), nhà thờ Đồng Quan (N.Vân)…

Như vậy, qua quá trình khảo sát chúng ta có thể thấy rằng đặc điểm địa lý ảnh hưởng rất lớn đến các loại hình địa danh của từng vùng, miền.

3.2.1.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua thành tố tên riêng trong địa danh Hoa Lư

Về phương diện thể hiện đặc trưng văn hóa của một địa phương, vùng, miền hay tỉnh, thành nào đó thì thành tố tên riêng phong phú và đa dạng hơn nhiều so với thành tố chung. Về ngôn ngữ, thành tố tên riêng có nguồn gốc khác nhau, xuất xứ khác nhau, chúng thể hiện quan niệm, thái độ văn hóa khác nhau, tư duy, nhận thức khác nhau.

Những địa danh mà thành tố tên riêng là những yếu tố Hán Việt thường là những tên gọi tạo ấn tượng trang trọng, cao sang và sắc thái phong cách trang nhã, trừu tượng, cổ kính. Theo tâm lý của người Việt, trong giao tiếp mang tính lễ nghi, cũng như để gọi tên các cơ quan tổ chức, đoàn thể, hay để đặt tên đất, tên người, tên phố, tên các hiệu buôn. Người Việt thường dùng từ Hán - Việt bởi vì sắc thái ý nghĩa mà nó mang lại tạo nên giá trị thẩm mĩ cao, ấn tượng đẹp.

Trong địa danh Hoa Lư, thành tố tên riêng chứa yếu tố Hán - Việt chiếm số lượng lớn, chủ yếu là địa danh đơn vị cư trú hành chính, các cơ quan tổ chức, công trình xây dựng. Yếu tố Thuần Việt dùng để đặt tên cho những địa danh trên là không nhiều, phần lớn là yếu tố Hán - Việt. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì những địa danh này do chính quyền đặt, người đặt luôn có ý thức cân nhắc, suy xét về nghĩa sao cho phù hợp với tâm lý, nguyện vọng, mong ước, làm sao để thể hiện được sự trang trọng tôn

nghiêm của nhà nước, còn những địa danh Thuần Việt, phần lớn là địa danh tự nhiên như: núi, hang, thung, đồng…

Ví dụ: núi Gai (TT.Thiên Tôn), núi Lở (N.Hòa), núi Đầm, núi Kiến (Tr.Yên), hang Cơm, hang Muối (Tr.Yên), thung Nắng (N.Hải)…thường do cha ông ta đặt, những tên Thuần Việt này gần gũi, dễ nhớ, cách đặt tên này cũng tương đối phổ biến trong địa danh ở các địa phương, nó phù hợp với tư duy, tâm lý, nhận thức của người Việt. Qua đây ta cũng thấy được cách nhận thức, tri nhận về các đối tượng trong tự nhiên cũng như xã hội và thế giới được biểu đạt qua ngôn ngữ, nó cũng thể hiện mối quan hệ qua lại và gắn bó chặt chẽ giữa ngôn ngữ và tư duy.

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w