Các nhóm ý nghĩa được phản ánh trong địa danh Hoa Lư

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 59 - 66)

123 451 234 567 89 10 11 12 Quan hệ giữa thành tố A (danh từ chung) với thành tố B (tên riêng) trong

2.2.2.Các nhóm ý nghĩa được phản ánh trong địa danh Hoa Lư

a. Địa danh chỉ hình dáng, kích thước đối tượng

Dựa vào hình dáng, kích thước của đối tượng mà chủ thể định danh có thể gọi tên những đối tượng theo đặc điểm của nó, qua đó ta có thể hiểu được ý nghĩa của địa danh này, ý nghĩa của những loại địa danh này thường thấy xuất hiện trong những loại địa danh tự nhiên.

Ví dụ: núi Mã Yên (Tr.Yên), ngọn núi trông xa có hình yên ngựa; núi Nấm (N.Xuân), ngọn núi có hình giống cây nấm, núi Quan Văn, núi Quan Võ (N.Hải), ngọn núi có hình thù giống quan văn, quan võ trong triều đình; núi Hàm Rồng (N.Xuân), núi có hình thù giống miệng con rồng…

b. Địa danh chỉ đặc điểm cấu trúc, vật liệu, chất liệu

Ví dụ: núi Vàng (N. Hải), tương truyền là ngọn núi trước đây cất dấu nhiều vàng; núi Đá Cấm Sơn (N.Hải), núi có cấu tạo bằng đá; chùa Đá (N. Hải), ngôi chùa được xây dựng chủ yếu dựa trên chất liệu là đá; hang Muối (Tr.Yên), tương truyền là nơi cất giữ muối, lương thực; hang Tiền (Tr.Yên), là nơi cất giữ tiền bac; chùa Kim Ngân (Tr.Yên), là nơi để kho vàng bac châu báu dưới thời Lê Đại Hành; đường Sắt Cầu Yên - cung đường chạy qua địa phận xã Ninh An, do cấu tạo bằng sắt nên đường được gọi bằng tên chất liệu làm ra nó…

c. Địa danh chỉ tính chất, đặc trưng, thuộc tính đối tượng

Loại ý nghĩa này chỉ xuất hiện ở những địa danh tự nhiên, không thấy xuất hiện trong địa danh cư trú hành chính

Ví dụ: núi Cột Cờ (Tr.Yên): ngọn núi trước đây là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt; hang Tối (Tr.Yên), địa danh này được gọi tên theo đăc trưng của nó: hang rất tối, muốn đi vào trong hang thì cần phải có nguồn ánh sáng nhân tạo trợ giúp (đèn, điện, đuốc…), hang Sáng(Tr.Yên), nhờ ánh sáng trên những kẽ hang tạo nguồn sáng chính cho hang; núi Sẻ (TT.Thiên Tôn), ngọn núi do quá

trình khai thác đá của con người, hình thù không còn toàn vẹn như nó vốn có trước đây, giờ đây ngọn núi chỉ còn lại phần nửa, do đó người dân địa phương quen gọi là núi Sẻ; núi Lở (N.Hòa), núi Mòn (N.Xuân), ngọn núi mà quá trình bào mòn của thiên nhiên đã tạo nên những dấu vết trên những mỏm đá của nó, dựa vào đó tên gọi của địa danh này ra đời; đồng Chua (N.Mĩ), cánh đồng mà hàm lượng độ chua rất cao, kênh Cứng (N.Thắng), kênh được đổ bê tông và xây dựng kiên cố…

d. Địa danh chỉ phương hướng, vị trí

Ví dụ: xóm Đông, xóm Tây, xóm Nam; đây là các xóm thuộc thôn Trung Trữ xã Ninh Giang. Tên gọi của những địa danh này xuất phát từ vị trí của chúng: xóm Đông (N.Giang), (xóm nằm phía đông thôn Trung Trữ, xã Ninh Giang), xóm Tây (N.Giang), (xóm nằm phía tây thôn Trung Trữ, xã Ninh Giang), xóm Nam (xóm nằm phía nam thôn Trung Trữ); tương tự như thế, các địa danh: làng Thanh Thượng, làng Ngô Thượng (N. Hòa), thôn Bắc, thôn Trung (Tr.Yên), thôn Khê Ngoài, thôn Khê Trong (N. Hải), ý nghĩa của chúng cũng xuất phát từ vị trí, phương hướng của chúng đối với đối tượng mà nó phụ thuộc để định vị.

đ. Địa danh chỉ đặc điểm môi trường sinh thái. Chúng tôi quy tất cả những từ ngữ chỉ con vật, màu sắc, cây cối… vào nhóm này. Biểu đạt ý nghĩa của nhóm địa danh trên chủ yếu là các địa danh tự nhiên

Ví dụ: đồng Con Cá thuộc xã Ninh Giang, cánh đồng nhìn giống hình con cá; đồng Cá Chép thuộc xã Ninh Mĩ: cánh đồng có rất nhiều cá chép; đồng Ổi, đồng Xi thuộc xã Ninh Mĩ: bên cạnh cánh đồng người ta trồng cây ổi và cây Xi; đồng Ốc (N.Khang): đồng xuất hiện nhiều ốc; núi Vàng (N.Hải): tương truyền nơi đây trước kia có nhiều vàng.

Định danh cho nhóm ý nghĩa địa danh này thì chủ thể định danh chủ yếu sử dụng từ Hán Việt, hay nói cách khác từ Hán Việt là phương tiện chủ đạo để biểu đạt ý nghĩa địa danh chỉ khái niệm, nguyện vọng, tâm lý. Nhóm ý nghĩa này thường gặp trong những địa danh cư trú hành chính

Ví dụ: xóm Tiến Thịnh (N.Khang): mong muốn cuộc sống luôn tiến bộ, thịnh vượng; xóm Đồng Phú (N.Khang): ước nguyện cùng nhau làm giàu; xóm Phú Thịnh (N.Khang): ước mong giàu có, thịnh vượng; làng Phú Gia (N. Khang): ước muốn gia đình giàu có; xóm Vinh Viên (N.Mĩ), xóm Hòa Thiện, xóm Trung Đức, xóm Kiến Ái (N.An); xóm Đại Thắng, xóm Hòa Bình, xóm Đoàn Kết (N.Hải), đều thể hiện ước muốn, tâm nguyện, khát vọng tốt đẹp của người dân về cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, may mắn, thành đạt…

f. Địa danh chỉ khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh

Hoa Lư là vùng đất mà phật giáo du nhập vào từ rất sớm, nơi đây một thời trở thành trung tâm phật giáo (sau khi Hoa Lư trở thành kinh đô), do đó ảnh hưởng của phật giáo vào trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây khá sâu sắc và đậm nét, điều này phần nào được phản ánh qua hệ thống địa danh nơi đây.

Các địa danh thể hiện tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo ở Hoa Lư là tương đối nhiều. Đó là những địa danh chỉ công trình kiến trúc tôn giáo: chùa, đền, đình, nhà thờ, lăng, bia…

Ví dụ: lăng Vua Đinh Tiên Hoàng (Tr.Yên), lăng được xây dựng đặt nằm chính giữa ngọn núi, nơi võng xuống thấp mà người dân hình dung đó là yên ngựa. Tương truyền cách tôn thờ như vậy là đề cao tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh, dù mất vẫn còn trên yên ngựa. Lăng Vua Lê Đại Hành (Tr. Yên), nằm dưới chân Mã Yên Sơn; chùa Bàn Long (N.Xuân); chùa Duyên Ninh, chùa Nhất Trụ, chùa Kim Ngân, chùa Tháp, chùa Hoa Sơn là những

ngôi chùa thuộc địa phận xã Trường Yên; nhà thờ Nguyễn Thế Trường (N. Mĩ), nhà thờ Củng Sơn, nhà thờ Đại Áng (N.Hòa)…

g. Địa danh chỉ số: xuất hiện phổ biến trong các địa danh cư trú hành chính, công trình giao thông, địa danh tự nhiên

Ví dụ: tổ dân phố 1,2,3,4…(TT.Thiên Tôn); đội 5,6,7 (N.Thắng), xóm 1, xóm 2 (N.Giang); đường 491 (N.Xuân); đường 477 (N.Giang); hang 2, hang 3 (N.Hải)…

Ý nghĩa tồn tại của nhóm địa danh này là phản ánh sự sắp xếp theo thứ tự các đối tượng cụ thể mà cộng đồng quy ước, có thể là từ trên xuống dưới hay từ ngoài vào trong mà cũng có thể là số thứ tự của đối tượng trong sự quy ước, đối sánh với đối tượng khác. Ưu điểm của cách định danh này: đơn giản, dễ nhớ và có thể định danh được nhiều đối tượng, không sợ trùng lặp trong cách gọi tên. Chính vì vậy mà nhiều địa danh dùng từ ngữ đặt tên có sự trùng lặp thì để tránh trùng lặp và phân biệt đối tượng này với đối tượng kia, người định danh thường thêm vào đó con số để phân biệt, chẳng hạn: xóm Phấn 1, xóm Phấn 2 (N.Khang), thôn Tân Dưỡng 1, thôn Tân Dưỡng 2 (N.Vân).

h. Địa danh mang tên người, dòng họ cư trú

Nhóm địa danh này thường là tên người, tên các nhân vật gắn với các công trình kiến trúc tôn giáo: phủ, đền, chùa, lăng, nhà thờ hay các công trình xây dựng, công trình giao thông: cống, đường, cầu.

Ví dụ: phủ Đông Vương thuộc thôn Đông Thành xã Trường Yên, là nơi thờ Đông Thành Vương – con trai thứ 2 của vua Lê Đại Hành; đền thờ Phất Kim (Tr.Yên), là ngôi đền thờ công chúa Phất Kim – con gái vua Đinh, đây là ngôi đền cổ, suy tôn người phụ nữ thế kỷ X, hiền lành, trung hậu và chịu nhiều sóng gió cuộc đời; giá trị tâm linh của ngôi đền còn được thể hiện ở ý nghĩa: dù thời thế có đổi thay, thăng trầm nhưng cội nguồn văn hóa là mãi trường tồn; và hàng loạt các công trình xây dựng khác mang tên người có

công hoặc có ảnh hưởng đến vùng đất nơi họ sinh sống hoặc lĩnh vực có liên quan chẳng hạn: đền thờ Nguyễn Bộc (N.Hòa), đền Trần Quý Minh (Tr.Yên), đền Bà Mốc (N.Hải), đền Ông Nghè (N.Vân), đền ông Tiền Sai (N.Thắng), nhà thờ Nguyễn Thế Trường (N.Mĩ), cống Bà Loan (N.Giang), đường Xuân Thành (N.Xuân)…

Địa danh mang tên người, dòng họ cư trú mang ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng với người được lấy tên làm địa danh, ngoài ra cách định danh này còn thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ bao đời nay của dân tộc.

i. Địa danh chỉ cơ quan, tổ chức

Ví dụ: ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư (TT.Thiên Tôn); trạm y tế xã Ninh Thắng (N.Thắng); trường THPT Hoa Lư A (TT.Thiên Tôn), trường THCS Ninh Xuân (N.Xuân); nhà máy xi măng Duyên Hà (N.Vân), công ty xi măng Hệ Dưỡng (N.Vân)…

j. Địa danh phản ánh sự đổi mới, tiến bộ, sự trẻ trung của quê hương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: xóm Tân Mĩ (N.Mĩ); xóm Rạng Đông (N.Khang), thôn Xuân Nội, thôn Xuân Ngoại (N.Xuân), thôn Xuân Mai (N.An); thôn Xuân Phúc, thôn Xuân Thành (N.Vân), thôn Tân Dưỡng 1, thôn Tân Dưỡng 2 (N.Vân) chùa Xuân Sơn (N.An); chùa Xuân Vũ (N.Vân)

k. Địa danh liên quan đến yếu tố phản ánh mức độ: trường (dài), đại (to lớn) Ví dụ: nhà văn hóa Đại phú (N.Khang), xóm Đại Thắng (N.Hải); thôn Đại Áng (N.Hòa), thôn Trường Sơn, thôn Trường Thịnh, thôn Trường An, thôn Trường Xuân (Tr.Yên), xã Trường Yên; đền Gối Đại (N.Hải)…

2.3. Tiểu kết

Dựa trên cơ sở những vấn đề trình bày ở trên về đặc điểm cấu trúc và ý nghĩa của địa danh Hoa Lư, chúng tôi xin rút ra một số nhận xét sau:

2.3.1. Về đặc điểm cấu tạo: địa danh Hoa Lư có cấu tạo giống như địa danh ở các vùng khác của nước ta, cũng nằm trong mô hình cấu trúc phức thể nhất định đó là mô hình cấu trúc gồm hai thành tố, trong đó một thành tố chỉ ra loại hình đối tượng (thành tố A) và thành tố còn lại thì giữ chức năng khu biệt đối tượng (thành tố B), hai thành tố này có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, quan hệ của chúng là mối quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định, giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cụ thể, cái chỉ loại và cái phân loại. Mô hình cấu trúc của địa danh Hoa Lư có điểm khác biệt so với các địa danh khác đó là số lượng yếu tố trong các thành tố, cao nhất là mười hai yếu tố, thấp nhất là một yếu tố.

2.3.2. Thành tố chung trong cấu trúc phức thể địa danh Hoa Lư có số lượng nhỏ, trong đó có cả cấu tạo đơn tiết và cấu tạo đa tiết. Sự phân bố của nó trong các nhóm địa danh là không giống nhau: nhóm địa danh nhân văn chiếm số lượng nhiều hơn nhóm địa danh tự nhiên. Thành tố chung A không những giúp chúng ta hình dung ra bức tranh cấu trúc địa hình mà còn thấy được màu sắc văn hóa của vùng. Các thành tố chung không chỉ đứng trước tên riêng và thực hiện chức năng phân biệt loại hình địa danh mà chúng còn xâm nhập và chuyển hóa thành một hoặc một vài yếu tố trong tên riêng. Chính điều này là cơ sở làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng, độc đáo của các địa danh.

2.3.3. Thành tố B (Tên riêng) trong mô hình cấu trúc phức thể địa danh Hoa Lư có độ dài, ngắn không giống nhau, dài nhất là mười hai yếu tố và ngắn nhất là một yếu tố tương đương với một âm tiết. Thành tố tên riêng có cấu tạo khá phức tạp xét cả về cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Đặc biệt trong cấu

tạo phức, tồn tại nhiều kiểu quan hệ khác nhau: chính phụ, đẳng lập, chủ vị. Trong đó cấu tạo theo quan hệ chính phụ là chủ yếu, quan hệ đẳng lập và chủ vị số lượng không nhiều và chiếm tỉ lệ thấp hơn so với quan hệ chính phụ. Trong quan hệ chính phụ, vị trí các yếu tố chính và yếu tố phụ là không giống nhau, vị trí của nó phụ thuộc vào loại ngôn ngữ cấu tạo địa danh. Trong tên riêng Hán - Việt, yếu tố chính thường đứng sau yếu tố phụ, còn trong tên riêng Thuần Việt thì ngược lại: yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ đứng sau.

2.3.4. Địa danh Hoa Lư được cấu tạo bởi nhiều phương thức khác nhau: phương thức ghép, phương thức tự tạo, phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn, phương thức dựa vào các câu truyện truyền thuyết, sự tích, mỗi phương thức đều có phương pháp và cách thức nhất định để định danh đối tượng, các phương thức này gắn bó khăng khít với đặc trưng văn hóa, lịch sử và đặc điểm địa lý của vùng. Ở địa danh Hoa Lư, phương thức định danh giữ vai trò quan trọng là phương thức chuyển hóa, nhưng phương thức sử dụng phổ biến và nhiều nhất lại là phương thức tự tạo, các phương thức này tạo nên sự phong phú, đa dạng và độc đáo trong địa danh.

2.3.5. Ý nghĩa phản ánh hiện thực của địa danh trên địa bàn Hoa Lư khá phong phú, đa dạng, phản ánh rõ nét và đặc sắc những đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, tâm lý con người…ở địa bàn cụ thể. Các nhóm ý nghĩa ở đây được khái quát dựa trên đặc trưng nhất định của từng nhóm. Nhóm ý nghĩa chỉ hình dáng kích thước: khái quát dựa trên đặc điểm hình thức của đối tượng, nhóm ý nghĩa chỉ đặc trưng, thuộc tính của đối tượng: khái quát dựa vào đăc điểm, thuộc tính vốn có của đối tượng, hay nhóm ý nghĩa chỉ tâm lý nguyện vọng: dựa trên từ ngữ mang nghĩa chỉ tâm lý nguyện vọng…

Chương 3

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 59 - 66)