Sự thể hiện các phương diện văn hoá trong địa danh Hoa Lư

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 77 - 92)

123 451 234 567 89 10 11 12 Quan hệ giữa thành tố A (danh từ chung) với thành tố B (tên riêng) trong

3.2.3. Sự thể hiện các phương diện văn hoá trong địa danh Hoa Lư

Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, với nhiều cách thức tồn tại khác nhau, qua nhiều phương diện thể hiện khác nhau. Mỗi một phương diện đều gắn với những biểu hiện văn hóa đặc trưng nhất định nào đó của nó.Văn hóa không chỉ tồn tại và thể hiện qua tri thức, sự hiểu biết hay cách ứng sử của con người với thế giới hoặc qua những di sản vật thể hữu hình mà còn thể hiện qua một số lĩnh vực mang tính chất trừu tượng, khó nhận biết qua các di sản phi vật thể vô hình và các phương diện biểu hiện của nó đều nằm trong sự chế định chung của văn hóa. Cuộc sống của con người luôn gắn với sinh hoạt của cộng đồng, tập thể ở những vùng miền khác nhau. Không gian địa lý không giống nhau, do đó văn hóa trong mỗi con người, trong mỗi vùng, dân tộc là khác nhau. Văn hóa của mỗi người, mỗi vùng quê đều tiềm ẩn bên trong và được thể hiện ra bên ngoài qua nhiều phương diện. Khảo sát địa danh trên địa bàn Hoa Lư chúng tôi thấy văn hóa được thể hiện qua địa danh Hoa Lư trên 3 phương diện

3.2.3.1. Sự thể hiện phương diện văn hoá sinh hoạt của cư dân Hoa Lư

Hoa Lư là một trong những địa bàn có sự xuất hiện, định cư, sinh sống của người tiền sử, chúng tôi có thể nói như thế bởi lẽ mới đây trong một đợt điều tra khảo cổ cán bộ phòng di sản - sở văn hóa và thể thao du lịch tỉnh Ninh Bình đã phát hiện một số di vật ở hang Son thuộc dãy núi đá vôi phía trước đền Vua Đinh, Vua Lê, nằm trong quần thể cố đô Hoa Lư. Các cán bộ phòng di sản cho biết nơi đây họ đã thấy lớp trầm tích trong lòng hang có màu đỏ, xuất lộ xương động vật và vỏ nhuyễn thể nước ngọt như ốc núi, ốc suối. Đây là sự tích tụ trầm tích gồm những gì con người thời tiền sử đến đây sinh sống còn để lại, thuộc thời hậu kỳ Pleitocene cách ngày nay trên 10.000 năm. Trong lòng hang còn xuất hiện nhiều vỏ nhuyễn thể biển như: ngao dầu, ốc bù giác, hàu biển…, đây là loài nhuyễn thể xuất hiện trên địa bàn khá phổ biến trong giai đoạn biển tiến Holocene, cách ngày nay 5000 đến 7000 năm. Theo

nhận định của các nhà nghiên cứu Hang Son có thể có sự cư trú của con người tiền sử ở cả hai giai đoạn có môi trường khá khác biệt nhau. Giai đoạn đầu là môi trường sinh sống quanh những thung lũng đá vôi, sông, suối, nước ngọt, giai đoạn sau là môi trường vịnh biển do đợt biển tiến Holocene tạo ra. Như vậy sự quần cư của cộng đồng người tiền sử trên địa bàn đã phản ánh nét văn hóa sinh hoạt cổ xưa, họ thường tìm đến những nơi có địa thế cao như hang, núi, nơi đây thiên nhiên ưu đãi dễ sinh sống. Cuộc sống ngày càng phát triển, sự quần cư của cộng đồng người ở nơi đây càng trở nên đông đúc điều đó tạo điều kiện cho việc hình thành những nếp sống sinh hoạt phong phú và đa dạng.

Hoa Lư là vùng có địa hình thuộc vùng bán sơn địa, là nơi chuyển tiếp giữa miền núi và vùng đồng bằng. Văn hóa nơi đây có sự giao thoa giữa văn hóa vùng núi và văn hóa vùng đồng bằng. Nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán của cư dân Hoa Lư thể hiện nét đẹp văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự phản ánh phương diện văn hóa sinh hoạt được thể hiện qua các địa danh chỉ vị trí quần cư của cộng đồng người.

Làng Yên Thành, là làng cổ thuộc xã Trường Yên, nó có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời. Đây là nơi sinh sống và sinh hoạt của cư dân Đại Cồ Việt trước đây. Khi Hoa Lư còn là đô thị thì kinh tế nơi đây có nhiều khởi sắc, sự giao lưu thông thương buôn bán giữa nước ta và nước ngoài diễn ra phổ biến. Địa danh làng Yên Thành nằm khá biệt lập ba mặt giáp sông Sào Khê, ngăn cách với làng Yên Thượng, phía Nam giáp với các di tích Cố Đô Hoa Lư, phía Tây giáp với núi Đìa, núi Chợ. Làng được chia thành 4 thôn: thôn Đông, thôn Đoài, thôn Nam, thôn Bắc. Đây là làng duy nhất ở Trường Yên chia theo hướng cổ truyền ở Việt Nam. Ngoài ra xã Trường Yên còn có địa danh làng Chi Phong, làng Yên Thượng đây cũng là làng cổ, nơi tập trung

sinh sống của bộ phận không nhỏ cư dân Đại Cồ Việt thế kỷ X. Ngày nay đây là nơi sinh sống của đại bộ phận cư dân dân tộc kinh.

Các địa danh chỉ vị trí quần cư đã đi cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, gắn với nhiều dấu ấn văn hóa của dân tộc. Nét đẹp được phản ánh qua phương diện văn hóa sinh hoạt còn in đậm trong cách nghĩ, cách cảm và phong cách sống của cư dân nơi đây.

3.2.3.2. Sự thể hiện phương diện văn hoá sản xuất của cư dân Hoa Lư

Như đã nói ở trên do đặc điểm địa hình Hoa Lư là vùng bán sơn địa nên thiên nhiên mang lại nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt cũng như lao động của cư dân nơi đây, nhưng không phải thế mà người dân dựa hoàn toàn vào thiên nhiên, phó mặc tất cả cho thiên nhiên như quan niệm “Trời sinh voi sinh cỏ”, họ luôn có ý thức cải tạo thiên nhiên đồng thời biết tận dụng lợi thế thuận lợi của thiên nhiên để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống sản xuất cũng như sinh hoạt của họ. Một trong những đặc trưng thể hiện phương diện văn hóa sản xuất của cư dân Hoa Lư phải kể đến nghề trồng lúa nước, đây là đặc trưng văn hóa của cư dân người Việt nói riêng và của cư dân Đông Nam Á nói chung. Nghề trồng lúa nước có mặt trên địa bàn Hoa Lư từ khá lâu đời, đến nay nó vẫn giữ đặc trưng vốn có của sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn Hoa Lư, số lượng địa danh phản ánh phương diện văn hóa sản xuất không ít, điều đó được thể hiện qua những địa danh chứa đựng những yếu tố “đồng”, “cống”, “sông”, “kênh”.

Ví dụ: đồng Đốt, đồng Vạn, đồng Cặt (N.Thắng), đồng Cung, đồng Đĩnh, đồng Dộc (N.Mĩ), đồng Quán, đồng Thuế, đồng Gá (TT.Thiên Tôn)…, cống Rồng (N.Hải), cống Trẹm (Tr.Yên), cống 30 (N.Giang)…, sông Ngô Đồng (N.Hải), sông Vạc, sông Vó (N.An), sông Chanh (N.Giang), sông Quyết Thắng (N.Khang)…, kênh Cứng (N.Thắng), kênh Quyết Thắng (N.Khang)…

Phương diện văn hóa sản xuất còn được thể hiện qua những địa danh thuộc loại địa hình thiên nhiên có chứa các yếu tố gắn với các loại cây trồng. Ví dụ: núi Măng (N.Hải), núi Nấm (N.Thắng), núi Gai (TT.Thiên Tôn), sông Chanh (N.Giang), hang Xi (Tr.Yên), hang Mây (Tr.Yên), bến Cây Gạo (N.Giang), quèn Ổi (TT.Thiên Tôn)…

Ngoài ra phương diện văn hóa sản xuất còn được thể hiện qua những địa danh có liên quan đến làng nghề, tuy nhiên số lượng những địa danh này là không nhiều, chủ yếu là những địa danh chỉ các cơ quan tổ chức, công ty, xí nghiệp, ví dụ: công ty Đá Mĩ Nghệ Gia Linh (N.An), công ty Xi Măng Hệ Dưỡng, nhà máy Xi Măng Duyên Hà (N.Vân)…và một số địa danh đơn vị cư trú hành chính: thôn Văn Lâm (N.Hải) và thôn Xuân Vũ (N.Vân) là hai làng nghề nổi tiếng ở Hoa Lư với nghề thêu ren và làm đá mĩ nghệ, sản phẩm của các nghề này không những có mặt ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam mà nó còn xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.

3.2.3.3.Sự thể hiện phương diện văn hoá lịch sử - quân sự của cư dân Hoa Lư qua địa danh

Trở về quá khứ, lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc, người dân Hoa Lư lại càng thêm tự hào và vinh dự bởi nơi đây đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, một vùng “đất thiêng”, và đã từng là kinh đô của nước ta, nơi gắn liền với 3 triều đại phong kiến lớn của dân tộc: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi bước ngoặt, hay mỗi biến cố trọng đại của dân tộc đều để lại dấu ấn trong địa danh nơi đây.

Động Thiên Tôn, đây là địa danh mà trước đây, trước lúc đem quân đi dẹp loạn 12 xứ quân, vua đã sửa lễ vật vào cầu đảo trong động để mong được thần giúp đỡ. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành xứ mệnh, thống nhất được giang sơn, lập nên triều đại nhà Đinh và trở thành Hoàng Đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 Bắc thuộc. Đinh Tiên Hoàng đã xây dựng

được kinh đô nguy nga tráng lệ, trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các núi đá vôi và hệ thống sông hồ làm thành quách. Dấu tích của kinh đô xưa hiện nay vẫn còn tồn tại trong một số địa danh tự nhiên: núi Cột Cờ, núi Cắm Gươm, núi Thanh Lâu, núi Cổ Giải, núi Chợ, sông Hoàng Long, sông Sào Khê.

Sông Hoàng Long hay còn có tên là sông Đại Hoàng, là địa danh gắn liền với truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh. Theo truyền thuyết, Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) khi còn nhỏ đã tự xưng Vương hai bên tả hữu có Đinh Điền và Nguyễn Bặc đứng hầu. Người chú nghe tin Đinh Bộ Lĩnh xưng vương, thất kinh cầm gươm đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh phải chạy trốn chú từ làng Mai Phương thuộc xã Gia Hưng ngày nay đến bến đò Trường Yên thuộc xã Gia Thắng Huyện Gia Viễn ngày nay thì cùng đường bèn kêu rồng vàng (hoàng long) trợ giúp. Rồng vàng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh qua sông, người chú nhìn thấy rồng vàng lại thất kinh lần nữa bèn cắm gươm xuống và quỳ lạy theo. Con sông từ đó được mang tên sông Hoàng Long. Nơi người chú cắm Gươm xuống mọc lên một ngọn núi mà người dân nơi đây gọi là núi Cắm Gươm (núi Kiếp Lĩnh). Và chính sông này cũng là nơi đã từng chứng kiến sự kiện trọng đại, bước ngoặt lớn của dân tộc: Lý Công Uẩn hạ chiếu chiếu dời đô xuống thuyền tiến về Thăng Long xây dựng kinh đô mới - kinh đô Thăng Long mà ngày nay là thủ đô Hà Nội.

Thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông tiếp tục xây dựng ở Hoa Lư hành cung Vũ Lâm, và đây là nơi các vua Trần xuất gia tu hành. Địa danh này ngày nay còn tồn tại trong đơn vị cư trú hành chính: thôn Hành Cung (N.Thắng), thôn Văn Lâm (N. Hải) và được lưu giữ trong tâm thức, tín ngưỡng của cư dân nơi đây qua địa danh: đình Sen (N.Thắng), đình Các (N. Hải), đền Thái Vi (N.Hải)…

Qua các triều đại Hậu Lê, triều đại Tây Sơn, Hoa Lư vẫn là vùng đất giữ vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hệ thống địa danh hang, động, núi nơi đây trở thành căn cứ địa vững trắc, góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Ví dụ: hang Cả, hang Hai, hang Ba, động 7 Chú Lùn, động Thiên Hương, động Tiên…bên cạnh đó những địa danh phản ánh ước mơ, nguyện vọng, ý trí quyết tâm giành thắng lợi trước kẻ thù: xóm Đại Thắng, xóm Cộng Hòa, xóm Hòa Bình, xóm Đoàn Kết (N.Hải), kênh Quyết Thắng (N.Khang)…là những địa danh phản ánh phương diện văn hóa lịch sử - quân sự.

Sự tồn tại và thay đổi của các địa danh qua các thời kỳ lịch sử đều gắn với sự tồn tại và thay đổi cơ cấu địa giới hành chính do lịch sử mang lại. Sự chia tách và hợp nhất các đơn vị hành chính là kết quả tất yếu của lịch sử, hệ quả này phản ánh vào trong địa danh Hoa Lư một cách sắc nét.

Địa danh Hoa Lư trước đây có tên gọi là huyện Gia Khánh, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, sau khi tách tỉnh thì được gọi với tên huyện Hoa Lư.

Sự thay đổi địa danh xã Ninh Thắng qua các thời kỳ gắn với sự thay đổi địa giới hành chính. Khi còn tổng Vũ Lâm, huyện Yên Khánh thì xã Ninh Thắng là địa danh được hợp nhất từ hai xã Vũ Lâm và Tuân Cáo. Tháng 6/1946 thành lập xã Vũ Long, gồm xã Vũ Lâm, Khê Đầu Thượng, Khê Đầu Hạ. Tháng 4/1949, hợp nhất 3 xã Vũ Lâm, Hoàng Long, Đồng Văn thành một xã quy mô lớn lấy tên là xã Ninh Thắng. Tháng 6/1956, sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, xã Ninh Thắng được tách thành 3 xã Ninh Xuân, Ninh Thắng và Ninh Hải như ngày nay.

3.3. Tiểu kết

3.3.1. Tìm hiểu đặc trưng văn hóa qua địa danh Hoa Lư, ta thấy dấu ấn văn hóa phản ánh đậm nét qua hệ thống địa danh nơi đây. Dấu ấn văn hóa

không những được lưu lại trong những địa danh thuộc di sản văn hóa phi vật thể mà còn tồn tại phổ biến trong những địa danh phản ánh văn hóa vật thể.

3.3.2. Soi chiếu từ góc độ văn hóa – ngôn ngữ, sẽ thấy được tầm ảnh hưởng của văn hóa tới ngôn ngữ qua những phương diện, góc độ khác nhau về mặt nguồn gốc, cấu tạo, nội dung, ý nghĩa, giá trị và khả năng diễn đạt của những địa danh ở Hoa Lư.

3.3.3. Địa danh Hoa Lư phong phú, đa dạng, chứa đựng trong mình những thông tin về văn hóa trên cả hai phương diện văn hóa hữu hình (vật thể) và văn hóa vô hình (phi vật thể). Tên gọi những đối tượng địa lý không những phản ánh đời sống vật chất của cư dân vùng bán sơn địa (Hoa Lư), mà nó còn in đậm dấu ấn tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân vùng này. Một trong những đặc trưng văn hóa độc đáo thể hiện qua địa danh Hoa Lư đó là sự kết hợp giữa văn hóa dân tộc Việt và văn hóa Trung Hoa, tạo nên sự đa dang trong phong cách thể hiện của địa danh.

3.3.4. Hoa Lư không phải là địa bàn tập chung nhiều dân tộc anh em sinh sống. Ở đây sinh sống chủ yếu là cộng đồng dân tộc Kinh, ngoài ra còn có một số ít người có nguồn gốc Hoa Kiều đến định cư từ thời Bắc thuộc, nhưng không phải thế mà nền văn hóa nơi đây thiếu đi sự đa dạng và nét độc đáo, trái lại một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, giàu màu sắc phương Đông được thể hiện qua nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góc độ, trong đó địa danh là nơi lưu giữ đáng kể những giá trị văn hóa của vùng.

KẾT LUẬN

Khảo sát, phân tích và lý giải trên cứ liệu 859 địa danh ở khu vực huyện Hoa Lư, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng chắc hẳn còn nhiều vấn đề chúng tôi chưa đưa ra hoặc giải quyết chưa thỏa đáng với thực tế vấn đề nghiên cứu địa danh. Tuy nhiên chúng tôi cũng xin đưa ra một số nhận xét bước đầu về địa danh Hoa Lư như sau:

1. Hoa Lư là vùng bán sơn địa với đặc điểm lịch sử, địa lý khá phức tạp: vừa có địa hình đồng bằng, vừa có địa hình đồi núi, và có lịch sử phát triển khá lâu đời, tất cả những điều này được phản ánh qua địa danh nơi đây. Sự tác động của đặc điểm địa lý, lịch sử và các mặt văn hóa, kinh tế, chính tri, xã hội đến việc định danh các đối tượng địa lý ở Hoa Lư là khá sâu rộng và sắc nét. Không phải ngẫu nhiên mà địa danh nơi đây tỉ lệ sơn danh, thủy danh và các công trình xây dựng liên quan đến văn hóa, tín ngưỡng chiếm số lượng lớn. Điều này do sự chi phối về đặc điểm địa lý tự nhiên và đặc trưng văn hóa của vùng. Trên địa bàn Hoa Lư theo khảo sát của chúng tôi trên cứ liệu 859 địa danh thì có 90 địa danh “núi”, 43 địa danh “hang”, 6 địa danh “động”, 6 địa danh “thung”; địa danh “đền” là 48, địa danh “đình” là 21, địa danh “chùa” là 48, địa danh “nhà thờ” là 12, địa danh “phủ” là 10…Địa hình đồi núi, hang động, sông ngòi, kết hợp với các công trình mang đặc trưng văn hóa tạo cho nơi đây cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, độc đáo, mới lạ. Hoa Lư đã trở thành điểm đến du lịch thu hút rất nhiều khách không những trong nước mà còn cả khách nước ngoài với những địa danh du lịch nổi tiếng như: khu du lịch Tam

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w