123 451 234 567 89 10 11 12 Quan hệ giữa thành tố A (danh từ chung) với thành tố B (tên riêng) trong
3.2.2. Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hoá trong địa danh Hoa Lư
3.2.2.1. Sự thể hiện của văn hoá vật thể trong hệ thống địa danh Hoa Lư
Văn hóa vật thể tồn tại trong hệ thống địa danh Hoa Lư khá phong phú và đa dang. Điều đó được phản ánh đậm nét qua các công trình kiến trúc tôn giáo: đền, chùa, đình, phủ, lăng, nhà thờ…một trong những địa danh phản ánh văn hóa vật thể ở nơi đây phải kể đến “cố đô Hoa Lư” đây là quần thể di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của đất kinh đô cổ, quần thể di tích lịch sử văn hóa này gắn liền với sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích tự nhiên 13.87 km, đã có bề dày hơn 1000 năm, đây là nơi lưu giữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại và chứa đựng nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt.
Phức thể địa danh chứa yếu tố “đền”, “chùa”, “phủ” xuất hiện khá phổ biến trong địa danh Hoa Lư, điều này phản ánh giá trị văn hóa vật thể còn tồn tại và in đậm dấu ấn trong hệ thống địa danh nơi đây. Các công trình kiến trúc mang mầu sắc văn hóa phật giáo, được xây dựng rất công phu và được lưu giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Đền Vua Đinh Tiên Hoàng là một công trình
kiến trúc hết sức độc đáo trong nghệ thuật trạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ XVII và là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật qúy được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (gạch chuyên xây dựng thành nước Đại Việt), cột kinh phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…đền Vua Lê Đại Hành nằm cách đền Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 300m, đền Vua Lê nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo, nghệ thuật trạm khắc gỗ ở đây đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh sảo. Tương truyền bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc và được con hổ chúa rừng xanh ấp ủ, sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ đã bỏ đi. Vì vậy mà nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn. Đền Vua Lý Thái Tổ được xây dựng để chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Sự tồn tại ngôi đền này ở Hoa Lư khẳng định lại nhận thức của người Việt về vai trò của Hoa Lư đối với Lý Thái Tổ và ngược lại. Ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt các di tích lịch sử: đền thờ Ngọc Hoa, đền Cao Sơn, đền Nội Lâm, đền Hàng Tổng, chùa Nhất Trụ, chùa Bàn Long, chùa Duyên Ninh, chùa Hoa Sơn, chùa Quán Vinh…
3.2.2.2. Sự thể hiện của văn hoá phi vật thể trong hệ thống địa danh Hoa Lư
Văn hóa phi vật thể trong hệ thống địa danh Hoa Lư trước hết phải đề cập đến văn hóa tín ngưỡng. Tín ngưỡng thờ thần, thờ các anh hùng dân tộc, thờ cúng tổ tiên…được thể hiện qua các công trình đền, chùa. Sự tồn tại của các công trình này phần nào phản ánh được đời sống văn hóa tôn giáo của cư dân nơi đây.
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam, nét đẹp này được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thờ cúng tổ tiên thể hiện nếp sống “uống nước nhớ ngồn” cũng như tình cảm và lòng biết ơn của
thế hệ sau đối với thế hệ đi trước - thế hệ đã có công lao sinh thành và tạo lập nên những giá trị tốt đẹp cho đời sau. Tín ngưỡng này được phản ánh trong sự tồn tại hàng loạt các địa danh của Hoa Lư có chứa đựng yếu tố “nhà thờ họ” ví dụ: nhà thờ họ Đào (N.An), nhà thờ họ Lê, nhà thờ họ Trần, nhà thờ họ Đinh (N.Khang)…Văn hóa phi vật thể còn được thể hiện qua tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, thờ thần, điều đó được nhân dân gửi gắm niềm tin qua các công trình xây dựng: đền thờ Vua Lý Thái Tổ, đền Thái Vi, đền Vua Đinh, đền Vua Lê…Gắn liền với các công trình phục vụ cho văn hóa tín ngưỡng là các lễ hội: lễ hội Cố Đô Hoa Lư (lễ hội Trường Yên hay lễ hội cờ lau), lễ hội đền Thái Vi, lễ hội đền Trần… Hàng năm cứ đến tháng ba âm lịch cư dân Hoa Lư lại tổ chức những lễ hội để tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng của dân tộc, những vị thần, thánh. Trong quan niệm của họ, là những nhân vật đã tác động và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, hoạt động lao động sản xuất của cư dân nơi đây. Tiêu biểu là lễ hội Cố Đô Hoa Lư, lễ hội thường tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch, nhằm suy tôn công lao của các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nước Đại Cồ Việt thế kỷ X tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội được tổ chức ở quảng trường trung tâm thuộc xã Trường Yên nên còn được gọi là lễ hội Trường Yên hay lễ hôi cờ lau (lễ hội có màn diễn tái hiện lại hình ảnh cậu bé Đinh Bộ Lĩnh với trò chơi “cờ lau tập trận”). Lễ hội là dịp hướng về cội nguồn của con cháu vùng đất Hoa Lư nói riêng và du khách thập phương nói chung và cũng là dịp để thể hiện lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với công lao dựng nước và giữ nước của các anh hùng dân tộc. Nói đến lễ hội Trường Yên dân gian có câu: “Ai là con cháu rồng tiên, tháng hai mở hội Trường Yên thì về”