Thành tố B (tên riêng)

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 45 - 50)

123 451 234 567 89 10 11 12 Quan hệ giữa thành tố A (danh từ chung) với thành tố B (tên riêng) trong

2.1.4. Thành tố B (tên riêng)

Thành tố tên riêng trong phức thể địa danh Hoa Lư cũng giống như thành tố tên riêng trong phức thể địa danh của các vùng khác ở nước ta, chúng giữ chức năng cá thể hóa, khu biệt đối tượng; nằm trong kết cấu chặt chẽ của địa danh và thường đứng sau thành tố chung A, tuy nhiên trong địa danh Hoa Lư vẫn có trường hơp ngoại lệ, thành tố B đứng trước thành tố A theo kiểu kết cấu B-A giống như trong địa danh Trung Quốc (Bắc Kinh đại học) hay trong

địa danh Nga (Vonga grat), địa danh Anh (Manchester city), nhưng số lượng địa danh đó là không nhiều.

Ví dụ: Phúc Viên Tự, Khai Phúc Tự (N.Thắng), Suyên Thủy động (N. Hải), Cố Viên Lầu (N.Hải).

2.1.4.1. Về số lượng

Thành tố B trong phức thể địa danh Hoa Lư khá đa dạng, qua 859 phức thể địa danh được thu thập, chúng tôi thấy độ dài của các yếu tố trong thành tố tên riêng là không giống nhau. Tên riêng có cấu tạo đơn giản nhất là 1 yếu tố (âm tiết), tên riêng có cấu tạo phức tạp nhất là 12 yếu tố (âm tiết). Tên riêng có cấu tạo 2 yếu tố là phổ biến nhất (53,20%), tiếp đến là 1 yếu tố (30,39%), 3 yếu tố (7,92%), 5 yếu tố (4,30%), 7 yếu tố (1,51%), 4 yếu tố (1,39%), 6 yếu tố (0,70%), 8 yếu tố (0,35%), 9 yếu tố (0,12%), 12 yếu tố (0,12%).

Bảng thống kê địa danh Hoa Lư theo số lượng các yếu tố

STT Số lượng yếu tố Số lượng địa danh Tổng Tỉ lệ % Tự nhiên Nhân văn 859 100% 1 Một yếu tố 199 62 261 30,39% 2 Hai yếu tố 269 188 457 53,20% 3 Ba yếu tố 13 55 68 7,92% 4 Bốn yếu tố 2 10 12 1,39% 5 Năm yếu tố 0 37 37 4,30% 6 Sáu yếu tố 0 6 6 0,70% 7 Bảy yếu tố 0 13 13 1,51% 8 Tám yếu tố 0 3 3 0,35% 9 Chín yếu tố 0 1 1 0,12% 10 Mười yếu tố 0 0 0 0,00 11 Mười một yếu tố 0 0 0 0,00 12 Mười hai yếu tố 0 1 1 0,12%

2.1.4.2. Về cấu tạo

- Xét về nguồn gốc: Địa bàn Hoa Lư là nơi sinh sống của người Kinh là chủ yếu, tuy nhiên trước đây do tiếp xúc với các dân tộc trên địa bàn lân cận nên cư dân Hoa Lư có sử dụng đặc trưng ngôn ngữ của một số dân tộc (Mường, Tày, Thái..), để định danh các đối tượng tự nhiên cũng như xã hội. Điều đó được phản ánh qua hệ thống địa danh ở nơi đây. Qua địa danh phần nào ta thấy được nguồn gốc ngôn ngữ ở địa bàn Hoa Lư.

+ Địa danh đơn nguồn gốc Thuần Việt 130/269, chiếm 48,33%.

Ví dụ: núi Soi (N.Mĩ), núi Chợ (Tr.Yên), núi Trứng (N.Xuân), hang Tối (Tr.Yên), hang Sáng (Tr.Yên), hang Cả (N.Hải), đình Sen (N.Thắng)…

+ Địa danh đơn nguồn gốc Hán - Việt 124/269, chiếm 46,09%.

Ví dụ: hang Bản (N.Xuân), hang Hạnh (N.Xuân), động Tiên (N.Hải), núi Dược (N.Giang), đền Hạ (N.Mĩ), đền Thượng(N.Mĩ), đền Trình (Tr.Yên), chùa Hà (N.Mĩ)…

+ Địa danh đơn nguồn gốc khác 9/269, chiếm 3,35%.

Ví dụ: hang Bim (Tr.Yên), hang Muông (N.Hải), núi Sót (N.Xuân), núi Gú (TT.Thiên Tôn)…

+ Địa danh đơn không rõ nguồn gốc 6/269, chiếm 2,23%.

Ví dụ: đồng Guôi (N.Giang), đồng Dộc (N.Mĩ) núi Ruôm (N.Giang), núi Dếnh (N.Giang), xóm Gòi (N.An)…

- Xét về từ loại

+ Danh từ: núi Cóc (N.Hải), núi Măng (N.Hải), chùa Sắn(N.Hải), núi Gai (TT.Thiên Tôn), núi Voi (N.Mĩ)…

+ Động từ: núi Soi (N.Mĩ), núi Sẻ(TT.Thiên Tôn), hang Múa (N.Xuân)… + Tính từ: núi Vàng (N.Hải), núi Lở (N.Hòa), núi Mòn (N.Hải), hang Sáng (Tr.Yên), hang Tối(Tr.Yên), thung Nắng (N.Hải), thung Râm (N.Hải)…

+ Số từ: đội 1 (N.Thắng), tổ dân phố 3 (TT.Thiên Tôn), đường 477 (N. Giang), đường 491 (N.Xuân)…

b. Cấu tạo phức

Cấu tạo thành tố B trong địa danh Hoa Lư chủ yếu là cấu tạo phức, nghĩa là được cấu tạo bởi 2 hoặc hơn hai yếu tố trở lên. Trong tổng số 859 địa danh mà chúng tôi thu thập được có tới 590 thành tố B (tên riêng) là cấu tạo phức, chiếm 68,69%, trong đó tên riêng nhóm tự nhiên là 280, chiếm 47,46%, nhóm nhân văn là 310, chiếm 52,54%.

- Xét về nguồn gốc

+ Địa danh phức có nguồn gốc Thuần Việt 43/590 chiếm 7,29%.

Ví dụ: núi Quèn Dót (Tr.Yên), núi Hang Lợn (N.Thắng), núi Lồng Vồng (N.Xuân)…

+ Địa danh phức có nguồn gốc Hán - Việt 545/590, chiếm 92,37%.

Ví dụ: núi Phú Gia (N.Khang), núi Nương Sơn (N.Mĩ), hang Quy Hậu (Tr.Yên), hang Địa Linh (Tr.Yên), sông Hoàng Long (Tr.Yên), bến Vũ Lâm (N.Giang), thôn Phong Phú (N.Giang), chùa Phúc Viên Tự (N.Thắng), chùa Khai Phúc Tự (N.Thắng)…

+ Địa danh phức không rõ nguồn gốc 2/590, chiếm 0,34%. Ví dụ: hầm Vụng Quao (N.Xuân), đồng Ăng Bái (N.Giang) - Xét về từ loại

+ Danh từ + Danh từ: đồng Cửa Đình (N.Giang), phố Cầu Huyện (TT. Thiên Tôn), thôn Vàng Ngọc (Tr.Yên), núi Chùa Bà (N.Xuân), núi Liên Sơn (TT.Thiên Tôn), núi Chùa Gà (N.Hòa)…

+ Danh từ + Tính từ: núi Lưng Tràm(N.Xuân), núi Hang Hạnh (N.Xuân), đền Bà Mốc (N.Hải), hang Thung Nắng (N.Hải), ngã 3 Cầu Yên (N.An)…

+ Danh từ + Động từ: đồng Bờ Giật (N.Mĩ), núi Cổ Giải (Tr.Yên)

+ Tính từ + Danh từ: chùa Bích Động (N.Hải), đền Cao Sơn (Tr.Yên), bến Ghềnh Tháp (N.Giang), núi Thanh Lâu (Tr.Yên)…

+ Số từ + Chữ cái: quốc lộ 1A, đường 12C

+ Số từ + Danh từ: hang 3 Giọt (Tr.Yên), đồng 5 Cửa (N.Hải) + Đại từ + Danh từ: đền Ông Nghè (N.Vân)

- Xét về quan hệ

+ Quan hệ chính phụ: tên riêng cấu tạo theo quan hệ này chiếm số lượng cao nhất với 480/590, chiếm 81,36% tên riêng có cấu tạo phức.

* Trong địa danh Thuần Việt: yếu tố chính thường đứng trước yếu tố phụ Ví dụ: đồng Cá Chép (N.Mĩ), chùa Làng Nham (N.Hải), đền Thung Nắng (N.Hải)…

* Trong địa danh Hán - Việt: yếu tố chính thường đứng sau yếu tố phụ Ví dụ: đền Cao Sơn (Tr.Yên), chùa Bích Động (N.Hải), núi Thanh Lâu (Tr.Yên), xóm Tây Đình (N.Mĩ), xóm Đông Đình (N.Mĩ)…

+ Quan hệ đẳng lập: tên riêng có cấu tạo phức theo quan hệ này là những tên riêng trong đó các yếu tố cấu thành nó có vai trò bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa; ở địa danh Hoa Lư loại này chỉ có số lượng nhỏ 101/590, chiếm 17,11%

Ví dụ: đồng Tre Gai (N.Mĩ), phố Tây Bắc (TT.Thiên Tôn), phố Đông Nam (TT.Thiên Tôn), phố Tràng Tiền (Tr.Yên), xóm Tân Mĩ (N.Mĩ)…

+ Quan hệ chủ vị: có số lượng thấp nhất 9/590, chiếm 1,53%

Ví dụ: núi Bụt Mọc (N.Vân), núi Bà Dội (N.Vân), núi Ông Ghánh (N. Vân), sông Hang Luồn (N.Thắng)…

Nhận xét:

Về cấu tạo, địa danh Hoa Lư có cấu tạo phức tạp và đa dạng. Trong đó tồn tại cả cấu tạo đơn và cấu tạo phức, cấu tạo đơn xét trên 2 phương diện (từ loại và nguồn gốc), cấu tạo phức xét trên cả 3 phương diện (từ loại, nguồn gốc và quan hệ), về từ loại: trong cấu tạo phức địa danh Hoa Lư các từ loại kết hợp với nhau khá linh hoạt, có sự chuyển đổi vị trí trong cách kết hợp (danh từ + tính từ ↔ tính từ + danh từ, động từ + danh từ ↔ danh từ + động từ… ).

Về nguồn gốc thì địa danh có nguồn gốc Hán - Việt có số lượng lớn và chiếm tỉ lệ cao nhất trong cấu tạo địa danh, thấp nhất là địa danh không rõ nguồn gốc. Về quan hệ, có 3 kiểu quan hệ (chính phụ, chủ vị và đẳng lập), ở quan hệ chính phụ trong cấu tạo cũng có sự hoán đổi vị trí giữa các yếu tố, nếu như trong địa danh có nguồn gốc Thuần Việt yếu tố chính thường đứng trước yếu tố phụ thì trong địa danh có nguồn gốc Hán - Việt yếu tố phụ lại đứng trước.

Một phần của tài liệu Khảo sát các địa danh huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w