6. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Về phạm vi, vị trí của phần giới thiệu văn bản
- Về phạm vi: trớc hết phần giới thiệu văn bản là một phần nằm trong cơ
cấu chung của một cuốn sách, cuốn giáo trình,.... Nhìn chung, một văn bản cỡ lớn thờng gặp nhiều thành phần tham gia, ở đây chúng tôi tạm chia thành hai phần cơ bản: phần cấu trúc nội tại (còn gọi là lốc chính văn - đây là văn bản chính văn) và cấu trúc ngoại biên (còn gọi là lốc ngoại biên - đây là văn bản phụ, kèm theo văn bản chính văn). Trong lốc ngoại biên gồm có nhiều loại, có loại đứng đầu văn bản nh: tiêu đề, phần giới thiệu (lời nói đầu, tựa, lời giới thiệu,...), lời cam đoan, lời cảm ơn, lời đề tặng,... (chúng tôi gọi là lốc ngoại biên mở đầu) và có loại đứng sau văn bản nh: lời bạt, lời cuối sách, vĩ thanh, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục,... (gọi là lốc ngoại biên kết thúc). Trong phần lốc ngoại biên mở đầu có phần thiên về nội dung, có phần thiên về hình thức. Phần giới thiệu văn bản là một phần thiên về nội dung. Ta có thể hình dung rõ hơn về điều này bằng sơ đồ sau:
Cấu trúc chung của cuốn sách
Lốc ngoại biên Lốc chính văn
Lốc mở đầu Lốc kết thúc Phần mở Phần
triển khai kết luậnPhần
Hình thức (lời cam đoan, lời cảm ơn, lời đề tặng,…) Nội dung (tiêu đề, phần giới thiệu,…) Hình thức (tài liệu tham khảo, phụ lục…) Nội dung (lời kết, lời bạt, lời cuối cuốn sách,…)
Từ sơ đồ trên, ta thấy phần giới thiệu văn bản là một phần thuộc lốc ngoại biên mở đầu thiên về nội dung trong cấu trúc chung của cuốn sách.
- Về vị trí: phần giới thiệu văn bản có một vị trí rất dễ nhận biết: sau trang
bìa, phụ bìa và các mục nh mục lục, lời cam đoan, lời đề từ, lời đề tặng (nếu có). Phần giới thiệu đợc trình bày tách riêng ra không lẫn lộn với bất cứ phần nào của văn bản bằng một tên gọi riêng (xem sơ đồ 2.2).
Bìa sách
(Tên tác giả, Tiêu đề, Nhà xuất bản) Bìa phụ
Mục lục, lời cam đoan, lời đề tặng,... (nếu có)
Phần giới thiệu
(Lời nói đầu, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản, lời tựa,...)
Văn bản chính văn
Sơ đồ 2.2.
2.1.2. Về dung lợng của phần giới thiệu văn bản
Phần giới thiệu văn bản đợc tách ra thành một phần riêng trong kết cấu vĩ mô của văn bản. Tuy nhiên, so với văn bản chính văn thì phần này chiếm một dung lợng không lớn, khoảng từ 1 trang đến 20 trang in. Nhìn chung 2 - 3 trang là độ dài phổ biến, còn số lợng trên 4 trang rất ít gặp, thờng xuất hiện trong lời giới thiệu ở các cuốn sách dịch từ các công trình nghiên cứu khoa học của nớc ngoài. Cũng nh phần kết thúc văn bản (lời bạt, lời cuối sách,...), dung lợng phần giới thiệu mở đầu văn bản nói chung là ngắn gọn.
Phần giới thiệu văn bản có cấu tạo nh một văn bản hoàn chỉnh, gồm có: Tiêu đề (Lời giới thiệu, lời nói đầu, lời tựa,... ), (1); phần mở đầu (gồm đoạn văn mở đầu), (2); phần triển khai (gồm một số đoạn văn), (3.1 - 3.n); phần kết thúc (đoạn văn kết thúc) và chú thích (thời gian, địa điểm, họ tên ngời viết phần giới thiệu), (4). Giữa các phần này có sự liên kết với nhau để tạo thành một phần giới thiệu hoàn chỉnh về hình thức và nội dung. Ví dụ sau là một lời nói đầu hoàn chỉnh:
(1) Lời nói đầu
(2) Hiện nay việc nâng cao chất lợng dạy học trong các bậc học từ phổ thông tới đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trờng và xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ơng Đảng khóa VIII về định hớng chiến lợc phát triển giáo dục từng chỉ rõ: "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con ngời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý t- ởng độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cờng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; ...". Môn văn học cùng với các môn học khác trong nhà trờng góp phần quan trọng vào việc đào tạo con ngời phát triển toàn diện. Không chỉ có văn học Việt Nam, văn học nớc ngoài cũng đã đợc dạy từ lâu trong các nhà trờng. Trong sự hòa nhập đổi mới đất nớc, sự giao lu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới đang đợc mở rộng, việc dạy và học văn học nớc ngoài đợc xem nh là một bộ phận kiến thức quan trọng cần đợc truyền thụ cho học sinh và đợc quan tâm đích đáng. Nhằm giúp giáo viên và học sinh có một tài liệu học tập, nghiên cứu thiết thực khi dạy và học văn học nớc ngoài, cuốn Tác gia và tác phẩm văn học nớc ngoài trong nhà trờng đã đợc biên soạn.
(3.1) Cuốn sách chỉ giới hạn những nền văn học đang có trong chơng trình đào tạo của các bậc học. Văn học phơng tây gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Đức,...; văn học phơng Đông gồm Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, ảrập, Ba T và Đông Nam á. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, việc nghiên cứu, tìm hiểu, giảng dạy văn học các nớc Đông Nam á trở nên cần thiết. Sách có giới thiệu thêm một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của các nớc này. Tùy dung lợng của chơng trình học mà số tác giả, tác phẩm có trong sách ít nhiều khác nhau. Ngoài ra chúng tôi biên soạn thêm một số tác giả, tác phẩm dùng để tham khảo mà trong sách giáo khoa, giáo trình có chú thích hoặc bài học sẽ liên hệ đến.
(3.2) Khi biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã cố gắng tìm tòi những t liệu, sách báo, các công trình mới, giúp đỡ chúng tôi nhiều nhất là các sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo từ tiểu học cho đến đại học. Chúng tôi cũng đã tham khảo các Từ điển văn học thông dụng hiện nay nh Từ điển văn học (2 tập) do Giáo s Đỗ Đức Hiệu chủ biên xuất bản năm 1983 - 1984, Từ điển tác gia văn học và sân khấu nớc ngoài do nhà xuất bản văn hóa Hữu Ngọc chủ biên xuất bản năm 1982 và một số từ điển nớc ngoài khác. Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn các tác giả trong những sách trên.
(3.3) Trong sách chúng tôi đã cố gắng trình bày nội dung ngắn gọn nhằm đa đến bạn đọc một lợng thông tin cần thiết để hiểu biết về tác giả và tác phẩm. Các tác giả và tác phẩm đợc sắp xếp theo thứ tự a, b, c,.... Mục từ tác giả trình bày vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, điểm những tác phẩm chính và cuối cùng nhận xét, vị trí, vai trò của tác giả đó trong nền văn học dân tộc và thế giới. Mục từ tác phẩm trình bày năm ra đời, hoàn cảnh xuất xứ, tóm lợc nội dung và nhận xét giá trị nội dung t tởng và nghệ thuật. Dới mỗi mục từ có ghi tên ngời viết.
1. Lu Đức Trung (ĐHSPHNI) chủ biên, viết các mục từ thuộc văn học ấn Độ, Nhật Bản và một số nớc Đông Nam á và một số mục từ thuộc văn học Trung Quốc hiện đại.
2. Trần Lê Bảo (ĐHSPHNI) văn học Trung Quốc, Lào và Cămpuchia. 3. Lê Nguyên Cẩn (ĐHSPHNI) văn học phơng Tây.
4. Phạm Gia Lâm (ĐHSPHNI) văn học Nga - SNG. 5. Hà Thị Hòa (ĐHSPHNI) văn học Nga - SNG.
6. Nguyễn Văn Mỳ (ĐHSPHNII) văn học Trung Quốc. 7. Nguyễn Ngọc Thi (ĐHSPHNII) văn học phơng Tây 8. Trần Hồng Vân (Viện văn học) văn học ảrập - Ba T.
(3.5) sách gồm 3 phần:
Phần I: Lời nói đầu, vài điều quy ớc.
Phần II: Nội dung tác giả, tác phẩm văn học nớc ngoài. Phần III: Phụ lục: bảng tra cứu tác giả, tác phẩm và tên nớc.
(4) Nhân cuốn sách đợc xuất bản, chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
- GS. Nguyễn Nh ý đã quan tâm và khích lệ chúng tôi hoàn thành cuốn sách. - GS. Nguyễn Khắc Phi và GS. Phạm Đức Dơng đã góp nhiều ý kiến quý báu. - Ban biên tập Văn của Nxb đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong lúc biên soạn.
Mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhng do biên soạn lần đầu, chắc chắn cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận đợc những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc xa gần để khi tái bản sách đợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 1999 TM các soạn giả
2.2.1. Tiêu đề
Tiêu đề là câu đầu đề, tựa đề, nhan đề,... là tên gọi của văn bản. Tiêu đề phần giới thiệu văn bản đợc định danh bởi các từ, cụm từ nh: tựa, lời nói đầu,
lời giới thiệu, lời nhà xuất bản, cùng bạn đọc,.... Qua khảo sát trên 500 t liệu,
chúng tôi thấy trong phần giới thiệu : lời nói đầu là tiêu đề đợc sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là lời giới thiệu, sau đó là lời nhà xuất bản, lời tựa, lời mở
đầu,.... (xem bảng 2.1).
Các loại tiêu đề Số lợng Tỷ lệ (%)
Lời nói đầu 268 53,6
Lời giới thiệu 98 19,6
Lời nhà xuất bản 26 5,2 Lời tác giả 9 1,8 Lời vào sách 5 1 Lời tựa 15 3 Lời dẫn 7 1,4 Lời ngỏ 4 0,8
Lời mở đầu (lời mở) 16 3,2
Mấy lời trớc khi vào sách 6 1,2
Đôi lời cùng bạn đọc 7 1,4
Cùng bạn đọc 13 2,6
Tựa 14 2,8
Mở đầu 12 2,4
Bảng 2.1
- Về cấu tạo: Trong phần giới thiệu văn bản, tiêu đề là một bộ phận của
chỉnh thể, có hình thức của một câu nh các câu khác trong văn bản, nhng là một câu đặc biệt, phần lớn là câu một từ.
+ Câu một từ là động từ nh: "mở đầu" (chiếm 2,4%), câu một từ là danh từ, nh: "tựa", "lời nói đầu", "lời giới thiệu", "lời nhà xuất bản",... (chiếm hơn 90%) + Câu là một cụm từ nh: "mấy lời trớc khi vào sách", "đôi lời cùng bạn đọc".
- Về nội dung, chức năng: Tiêu đề là một phần không thể thiếu trong cấu
trúc của một văn bản nói chung. Tiêu đề là tên gọi của văn bản, có nghĩa là tiêu đề mang chức năng của một đơn vị định danh. Đồng thời nó vừa có khả năng nêu lên nội dung khái quát của văn bản. I. R. Galperin cho rằng: "Tên gọi hớng
sự chú ý của bạn đọc vào điều bạn sẽ trình bày. Trong quá trình đọc một văn bản, thờng độc giả lại chú ý đến tên gọi, cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của nó và
liên hệ với nội dung của văn bản. Bản chất của phát ngôn là dựa vào cái đã biết để tìm ra cái cha biết" [17; 269]. Trong phần giới thiệu văn bản, tiêu đề
vừa khái quát những vấn đề sẽ đợc triển khai, đồng thời nó còn là dấu hiệu giúp ngời đọc có sự phân định rõ ràng giữa văn bản phụ và văn bản chính văn. Qua những tiêu đề "lời nói đầu", "lời giới thiệu",... tự chúng đã thông báo cái nội dung trọng tâm cơ bản sẽ đợc chi tiết hóa ở trong văn bản. Chẳng hạn, "lời nói
đầu - nghĩa của nó là: những bài viết ở đầu sách để trình bày trớc một số ý kiến, có liên quan đến nội dung, mục đích cuốn sách [34; 586]", ngời đọc sẽ
nắm đợc một lợng thông thông tin cần yếu (là những ý kiến, những thông tin liên quan đến nội dung, mục đích của cuốn sách) khi đọc qua tiêu đề. Cũng nh tiêu đề ở các loại văn bản khác, tiêu đề của phần giới thiệu văn bản còn góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh cho phần giới thiệu.
2.2.2. Phần mở đầu
Phần mở đầu của phần giới thiệu văn bản cũng giống nh đoạn văn mở đầu trong văn bản, có nhiệm vụ giới thiệu nội dung, nhận định khái quát về chủ đề, hoặc nêu phơng hớng tạo tiền đề cho phần tiếp theo triển khai.
- Về cấu trúc ngữ pháp: phần giới thiệu đợc cấu tạo bởi một đoạn văn, nên
còn gọi là đoạn văn mở đầu. Căn cứ vào tính hoàn chỉnh của cấu trúc, đoạn văn mở đầu trong phần giới thiệu có hai loại:
+ Đoạn văn bình thờng: là những đoạn văn do nhiều câu tạo thành, mỗi câu biểu thị một nội dung tơng đối hoàn chỉnh, có hình thức rõ ràng. Đó là những đoạn mang những đặc điểm cơ bản của đoạn văn nói chung, làm cơ sở để tạo lập văn bản, ví dụ:
"(a) Phong trào Thơ mới lãng mạn (1932 - 1945) là một hiện tợng văn học rất đa dạng, phong phú và phức tạp. (b) Vì thế, xung quanh vấn đề này, cho đến nay ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu và của d luận nói chung vẫn còn
nhiều điểm cha thống nhất. (c) Hơn sáu chục năm đã trôi qua kể từ ngày "Thơ mới" ra đời, tuy nhiên vấn đề Thơ mới lãng mạn cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ vẫn còn có ý nghĩa thời sự" (Trích lời nói đầu, Văn học lãng mạn Việt Nam, 1930 - 1945).
Đoạn văn mở đầu đợc trích dẫn trên là một đoạn văn bình thờng, gồm có 3 câu, mỗi câu biểu thị một nội dung: câu (a) giới thiệu phong trào thơ mới là một hiện tợng phong phú và phức tạp; câu (b): các ý kiến xung quanh vấn đề Thơ mới còn cha thống nhất; câu (c): cho đến nay vấn đề Thơ mới vẫn còn tính thời sự.
+ Đoạn văn đặc biệt: là những đoạn văn gồm một câu.
(1) "Cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt này là giáo trình nhằm trang bị những tri
thức lý thuyết và thực hành cho sinh viên s phạm, khoa Ngữ văn, năm thứ ba, hệ đào tạo chính quy." (Lời giới thiệu, Ngữ pháp Tiếng Việt).
(2) "Tập sách này nhằm vào một đối tợng rộng rãi: học sinh cuối cấp
trung học cơ sở (bắt đầu làm văn nghị luận), sinh viên đại học khoa văn (bắt đầu tập nghiên cứu văn học) nhng chủ yếu là các em học sinh trung học phổ thông" (Cùng bạn đọc, Muốn viết đợc bài văn hay).
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các câu trong đoạn, đoạn văn mở đầu gồm có những loại sau:
+ Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu mở đầu mang nội dung khái quát hơn so với những câu khác trong đoạn (thờng đợc gọi là câu chủ đề), còn những câu tiếp theo nêu những nội dung cụ thể, thuyết minh làm rõ câu đầu. Đây là cấu trúc mở thờng gặp nhất trong phần giới thiệu văn bản.
"Hiện nay việc giảng dạy và nghiên cứu văn học ấn Độ ở nớc ta ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết. Trớc hết nó giúp sinh viên khoa Ngữ văn có sự hiểu biết về một nền văn học lớn của nhân loại, một nền văn học mà chúng ta đã từng khẳng định ít nhiều có ảnh hởng đến văn học nớc ta. Hai nữa là để
thể hiện cụ thể việc tăng cờng mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt - ấn đã có từ lâu đời. Sự thực không có một chiếc cầu hữu nghị nào bền vững bằng giao lu về văn học nghệ thuật" (Lời nói đầu, Văn học ấn Độ).
+ Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn có câu cuối mang nội dung khái quát quát, thể hiện chủ đề của đoạn, còn các câu trớc thể hiện nội dung cụ thể.
"Cú pháp Tiếng Việt là một nội dung rất quan trọng của giáo trình Việt
ngữ học đợc giảng dạy tại Trờng Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Quốc gia ngày nay tính ra đã hơn bốn mơi năm. Đây là một vấn đề thú vị và rất phức tạp, phức tạp tới mức gai góc. Mỗi một giáo trình đợc giới thiệu đều không chỉ là một tri thức căn bản của ngôn ngữ học và Việt ngữ học, mà còn là một chuyên luận thể hiện những suy nghĩ riêng, những triết lý riêng về ngữ pháp của mỗi một tác giả. Điều đó không hề làm cho anh chị em sinh viên hoang mang, mà trái lại nó tăng thêm sự hiểu biết phong phú và cách suy nghĩ đa dạng của mỗi ngời trong học tập. Cuốn sách này cũng đợc thực hiện trên tinh thần nh thế". (Lời giới thiệu, Thành phần câu Tiếng Việt).
+ Đoạn văn song hành: các câu trong đoạn văn có quan hệ bình đẳng, liên hiệp với nhau.
"Ngôn ngữ học văn bản là một bộ phận thuộc ngành Ngôn ngữ học, tuy ra
đời muộn nhng nó đã trở thành một trong những vấn đề mang tính thời sự, thu