Phần giới thiệu nêu nhận xét, đánh giá về chính văn

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thức và nội dung phần giới thiệu văn bản trên tư liệu văn bản khoa học xã hội (Trang 72 - 76)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Phần giới thiệu nêu nhận xét, đánh giá về chính văn

Phần giới thiệu với chức năng cơ bản của nó là giới thiệu và bổ sung những thông tin liên quan đến chính văn. Thông qua việc giới thiệu này mà ngời viết có thể nêu lên những nhận xét, đánh giá của mình đối với cuốn sách. Đó là những lời đánh giá về ví trí, vai trò, ý nghĩa, là sự khẳng định về nội dung, khẳng định sự tìm tòi cái mới trong quá trình nghiên cứu,.... Ngời tham gia viết lời giới thiệu thiên về nội dung nhận xét, đánh giá này không phải ai cũng làm đợc. Để có đợc những sự đánh giá chính xác và khoa học đòi hỏi ngời viết phải sự hiểu biết uyên thâm về đối tợng nghiên cứu của cuốn sách, thờng đó là một

cá nhân có uy tín khoa học (giáo s, tiến sĩ,...) hay nhà xuất bản (nếu là nhà xuất bản viết thì mang tính chất giới thiệu, quảng cáo hơn là bình luận, đánh giá nội dung của cuốn sách). Những nhận xét, đánh giá này thiên về chiều hớng tích cực. Việc giới thiệu chính văn qua lăng kính của ngời khác vừa khách quan vừa tạo niềm tin, sự hấp dẫn đối với ngời đọc. Những thông tin kiến giải về nội dung đợc đề cập phần nào mở lối giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận trực tiếp chính văn. Nhìn chung, các tác giả nhận xét và đánh giá về những vấn đề sau:

+ Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: Khi viết lời giới thiệu cho cuốn sách "Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt" của tác giả Trần Ngọc Thêm, GS. Nguyễn Đức Dân đã đánh giá về vị trí (1) và vai trò (2) của cuốn sách nh sau:

(1) "Cuốn sách "Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt" của PGS. TS. Trần

Ngọc Thêm là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản".

(2) "Sự thành công của cuốn sách còn ở chỗ nó mở đờng cho hàng loạt

các công trình nghiên cứu khác về ngôn ngữ học văn bản ở Việt Nam và nó đã thúc đẩy tích cực việc đa môn Ngữ pháp văn bản vào chơng trình giảng dạy Tiếng Việt ở nhà trờng phổ thông nh hiện nay... ".

Nh vậy, qua sự giới thiệu này ta thấy đợc vị trí, vai trò của đối tợng mà tác giả nghiên cứu. Có thể, bạn đọc cũng sẽ rút ra đợc những vai trò của cuốn sách sau khi đã đọc kỹ, nhng sự khẳng định đây là công trình "đầu tiên" nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản, vai trò "mở đờng" cho những công trình khác nghiên cứu về ngôn ngữ học ở Việt Nam thì đòi hỏi phải có tầm bao quát rộng về tình hình nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam. Điều này không phải độc giả nào cũng có thể nhận thấy. Vì thế, sự đánh giá này không những giúp ngời đọc hiểu thêm về vai trò và vị trí của công trình mà còn làm tăng giá trị cho nó.

+ Khẳng định giá trị khoa học về nội dung và phơng pháp nghiên cứu.

Bằng sự phân tích, đối chiếu trong cách nhận xét, GS. TS. Nguyễn Văn Khang - tác giả Lời giới thiệu cuốn "Giáo trình Ngôn ngữ học" đã khẳng định giá trị nội dung và phơng pháp nghiên cứu của cuốn sách: "Nội dung khoa học trong

cuốn sách này rất nhiều nhng không rối, nhờ cách trình bày sáng rõ. Kiến thức trong cuốn sách này khái quát, trừu tợng và khó, nhng không gây cảm giác choáng ngợp, làm nản lòng ngời đọc mà trái lại đợc xâu chuỗi liền mạch, gây hứng thú cho ngời đọc,.... Tất cả đã làm nên một thành công không thể phủ nhận cả về nội dung khoa học lẫn phơng pháp s phạm của cuốn sách này

".

+ Đánh giá năng lực nghiên cứu của tác giả cũng là một cách để khẳng định giá trị công trình.

Một công trình có giá trị khoa học khi tác giả của nó là ngời trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học. GS. TS. Lê Quang Thiêm trong Lời giới thiệu cho cuốn "Sự biến đổi ngôn từ của các cộng đồng chuyển c đến thủ đô" viết: (1) "... Càng đọc, chúng tôi càng ngạc nhiên về sức đọc, khả năng tổng quát

và năng lực phân tích sắc sảo của chị...."; (2) "Các tác là những ngời am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của mình và cũng am hiểu các đối tợng của mình: anh chị em sinh viên và học viên sau đại học... " (Trích Lời nói đầu, Thành phần câu Tiếng Việt). Ngời đọc cảm thấy tin tởng vào chất lợng cuốn sách hơn khi

tác giả của nó đợc một ngời có uy tin khoa học đánh giá cao nh vậy.

+ Giới thiệu những u điểm của cuốn sách cũng là một cách đề cao giá trị của nó.

Việc nêu ra những u điểm cùng với quá trình phân tích, lập luận để chứng minh điều mình nói, tác giả phần giới thiệu đã đồng thời làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung chính văn. Ví dụ: "Theo tôi, "Những yếu tố cơ sở của

ngôn ngữ học đại cơng" của V.B. Kasevich có ba u điểm cơ bản sau.... ".

Trong khi trình bày các u điểm các tác giả đã phân tích nội dung, cách thức trình bày, vai trò, ý nghĩa,... nhằm tạo ra những lập luận có sức thuyết phục nhất. Trình bày u điểm "Cuốn sách có tầm bao quát khá rộng và có tính cập

nhật cao" - một trong ba u điểm của cuốn "Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cơng" đã dẫn ở trên, ngời viết lời giới thiệu đã lập luận nh sau: "Tác giả đề cập từ những vấn đề kinh điển nh bản chất của ngôn ngữ, tính hệ thống và tính ký hiệu của ngôn ngữ,... cho đến những vấn đề hiện đại nh ngôn ngữ học tạo sinh, ngữ nghĩa học tạo sinh, ngôn ngữ học tâm lý,.... Tính thời sự còn cảm nhận đợc cả trong từng chơng mục (nh các chơng về cú pháp, ngữ nghĩa, nghiên cứu loại hình ngôn ngữ,...). Rõ ràng, tuy tác giả khiêm tốn mà nhấn mạnh rằng mình chỉ bàn đến những yếu tố cơ sở thôi, nhng trên thực tế thì cuốn sách nhỏ này gần nh đã bao quát một cách tài tình gần nh hết cả các vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học đại cơng rồi ". Với một kết luận " Rõ ràng, tuy tác giả khiêm tốn... nhng trên thực tế thì..." thì giá trị cuốn sách đã nâng lên

một nấc thang mới. Việc làm này của ngời giới thiệu còn nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, chú ý của bạn đọc.

+ Sau khi đã nhận xét, đánh giá về vị trí, vai trò, nội dung, cách thức trình bày,... là những nhận xét mang tính tổng quát về ý nghĩa và tác dụng của nó đối với độc giả.

Phần này vừa khẳng định giá trị vừa có tính chất "quảng cáo" cuốn sách. "Chúng tôi đã đọc bản thảo này với sự quan tâm và thú vị thật sự về nội dung

phong phú, tính đa dạng của các khía cạnh, và cả về các giải pháp của tác giả. Tất nhiên đây cha phải là tài liệu cuối cùng về vấn đề này trong một cố gắng không bao giờ ngừng của giới Việt ngữ học, nhng tôi có thể nói một cách tin tởng rằng đây là một cuốn sách tốt, rất bổ ích cho anh chị em sinh viên năm cuối, học viên sau đại học và những ai quan tâm đến cú pháp Tiếng Việt

trong giai đoạn của chúng ta." (Lời giới thiệu, Thành phần câu tiếng việt). Với

những từ ngữ mang sắc thái khẳng định nh "tin tởng", "đây là" càng làm cho giá trị cuốn sách đợc tăng lên.

Nhìn chung, việc giới thiệu chính văn qua nhận xét, đánh giá của ngời khác thực sự là lời giới thiệu "có sức nặng". Thông qua, những phân tích, đánh giá,... những thông tin liên quan đến chính văn đợc đề cập tới, đồng thời tạo nên sự hấp dẫn thu hút sự quan tâm, chú ý của tác giả. Những kiến giải và phân tích để đa ra những nhận xét, đánh giá (mặc dù còn khái quát vì dung lợng của phần giới thiệu không cho phép viết dài, trừ một số trờng hợp cần thiết) nh là những định hớng gợi mở cho ngời đọc để chiếm lĩnh nội dung đợc triển khai cụ thể ở phần sau một cách tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thức và nội dung phần giới thiệu văn bản trên tư liệu văn bản khoa học xã hội (Trang 72 - 76)