Một số đặc trưng văn hoá vùng miền qua lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 85 - 89)

6. Cấu trúc của đề tài

3.5.Một số đặc trưng văn hoá vùng miền qua lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca

NghệDân ca Nam Trung bộ

3.5.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Về văn hóa, đến nay đã có hàng trăm định nghĩa của các nhà nghiên cứu. Theo

Từ điển tiếng Việt: “Văn hóa (d). 1. Tổng thể nói chung về giá trị vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hóa dân tộc. Văn hóa phương Đông. Nền văn hóa cổ. 2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sông tinh thần (nói tổng quát). Phát triển văn hóa. Công tác văn hóa. 3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Học văn hóa. Trình độ văn hóa. 4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Sống có văn hóa. Ăn nói thiếu văn hóa. 5 (chm). Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Văn hóa rìu hai vai. Văn hóa gốm màu. Văn hóa Đông Sơn” [34, tr.1110]

Tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [49, tr.10].

Như vậy ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ngôn ngữ lên hàng đầu trong các yếu tố cấu thành văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo

đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, văn nghệ, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.31).

Khác với mọi thành tố văn hóa khác, ngôn ngữ là một thành tố văn hóa đặc thù. Bởi ngôn ngữ là một sản phẩm văn hóa nhưng đồng thời là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hóa khác. Nó bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hóa, là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hoá cộng đồng. Trong hoạt động hành chức, ngôn ngữ luôn luôn chịu sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng. Cho nên, ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Là một thành tố của văn hóa, tiếng Việt quan hệ chặt chẽ với các thành tố văn hóa khác. Mang đặc điểm của ngôn ngữ là gắn bó với tư duy như hai mặt của một tờ giấy (F.De.Saussure), tiếng Việt sẽ mang một đặc điểm của ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa “từ chiều sâu của một hoạt động không tách rời với sức sống của tư duy, ngôn ngữ được coi là một phương tiện duy nhất có khả năng giải mã cho tất cả các loại hình nghệ thuật gắn với phạm trù văn hóa. Chính cũng từ cơ sở của tiềm năng này, ngôn ngữ có khả năng tạo thành những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ rất tổng hợp, phản ánh một cách tương đối tập trung tiến trình phát triển bộ mặt văn hóa của cộng đồng” Nguyễn Lai (1993) 1

3.5.2. Đặc trưng văn hóa của người Việt qua ngữ nghĩa và cách dùng danh từ trong ca dao, dân ca

a. Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện rõ ở nghĩa biểu trưng của danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ

- Lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung bộ được phân chia thành nhiều lớp như: danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật; danh từ thân tộc dùng để xưng hô; danh từ chỉ thời gian, không gian; danh từ trừu tượng; danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người; danh từ chỉ tên riêng và địa danh; danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương; danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và danh từ đơn vị. Bản thân mỗi lớp từ đều mang nghĩa biểu trưng. Một trong những lớp danh từ mang nghĩa biểu trưng ấy là danh từ chỉ sự vật, hiện tượng như trầu, cau, vôi. Những danh từ này không còn mang nghĩa

1Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa in trong cuốn Việt Nam, những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, trường ĐHNN Hà Nội, Hà Nội, tr.7.

định danh sự vật mà đã trở thành biểu tượng tiêu biểu, độc đáo của người Việt. Chúng luôn là cầu nối gắn kết tình yêu, tình cảm trai gái thành vợ chồng.

Có trầu cho miếng đỏ môi, Có rượu cho chén cho tươi má hồng. - Trầu cũng sẵn đây, rượu cũng sẵn đây.

Nhân duyên chưa định miếng trầu này chưa trao [CDXN, tr.238] Thời gian diễn xướng là nét đặc trưng của ca dao, dân ca. Sự xuất hiện của nhiều danh từ như: đêm, đêm khuya, canh, ngọn đèn, chiều... đã thể hiện những tâm trạng, cảm xúc đó là tâm trạng chờ đợi, nhớ nhung, hi vọng, đau khổ

Đêm nằm lưng chẳng tới giường

Mong cho mau sáng ra đường gặp em. [DCNTBI, tr.194]

Danh từ chỉ không gian, các địa danh, tên riêng đã giúp chúng ta nhận diện rõ hơn không gian của từng vùng quê: xứ Nghệ có sông Lam, núi Hồng Lĩnh, sông Lường,

phường vải, hòn lèn...miền Nam Trung Bộ có Hội An, cầu Chàm, Vạn Gò Bồi, Hoài Nhơn, Hoài Thiện, Trung Dinh, Trung Thuận...

Anh xa em một tháng,

Nước mắt em lai láng hai mươi tám đêm ngày. Khi nào gió đánh tan mây,

Sông Lam hết nước, em đây đỡ buồn. [CDXN, tr.55]

Trèo lên cây ổi Hội An

Biên thơ gửi xuống em khoan lấy chồng. [DCNTBII, tr.105]

b. Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện ở sự kết hợp giữa vốn văn hóa dân gian và văn học bác học của người dân xứ Nghệ và người dân Nam Trung Bộ

Danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian và văn học bác học. Lớp từ địa phương và ngôn ngữ đời thường luôn được đan xen với những điển tích, điển cố và ngôn ngữ trau chuốt của văn chương bác học làm cho ca dao, dân ca trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn

Vì chưng ăn miếng trầu anh,

Cho nên má đỏ tóc xanh đến giừ [CDXN, tr.1798] Anh say em như bướm say hoa,

Như Lưu Linh say rượu, Bá Nha say cầm [CDXN, tr.37] Trông em như lửa trông lư

Như mực trông giấy, như ngư trông mồi [DCNTB II, tr.126] Sen xa hồ sen khô hồ cạn

Bá xa Tùng Bá ngả Tùng nghiêng Anh xa em ngày tháng đeo phiền

Thuý Kiều xa Kim Trọng đã bốn niên tròn [DCNTBI, tr.238]

c. Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện ở cách dùng danh từ linh hoạt của người dân xứ Nghệ và người dân Nam Trung bộ

Danh từ được phân chia ra thành nhiều lớp từ, mỗi lớp từ đều chứa đựng nghĩa thực và nghĩa biểu trưng. Để diễn đạt được nghĩa biểu trưng, các lớp danh từ được sử dụng linh hoạt, đa chiều nhằm diễn tả được các cung bậc tình cảm của tình yêu lứa đôi. Mức độ xuất hiện giữa các từ là khác nhau nhưng sự xuất hiện của mỗi từ tác giả dân gian đều gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình, ví dụ: trong cách xưng hô: bậu – qua; thiếp

– chàng; nàng – chàng; anh – em; ...Cặp từ anh - em là cách xưng gọi trung tính, còn bậu - qua; thiếp - chàng...là cách xưng hô có vấn đề trong bộc lộ tình cảm: gần gũi hay

có khoảng cách giữa hai người yêu nhau. Hay như trong cách dùng từ trừu tượng:

phòng loan, bùa yêu, tấm lòng, ân tình, gối huê phong, má hồng, nhân duyên, phận, duyên, tình, tri tâm, quỳnh tương, tri nhân, tri diện, loan hồng, ... Mức độ từ trừu tượng

xuất hiện càng nhiều càng khẳng định vốn hiểu biết của nhân dân về cuộc sống, lịch sử và văn hóa càng nhiều.

Anh về cho em về cùng,

Đói no là phận, lạnh lùng có đôi [CDXN, tr.76] Anh về dựa án ngâm thơ,

Soạn phòng xuân để đợi chờ đào non [CDXN, tr.81] Làm trai một tiếng nói ra

Chớ nên sai hẹn đôi ta buổi này. - Chỉ mong loan phụng sum vầy

Ai nào mà lại vội phai tấc lòng [DCNTBII, tr.42] Con chim quyên xa bạn nó kêu lia

Đôi ta ráng dữ đừng chia tấc lòng - Lòng em đây không yến cựu cầu tân

Chỉ e anh tham phú, phụ bần mà thôi [DCNTBI, tr.138]

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 85 - 89)