Đặc điểm ngữ pháp của lớp danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 44 - 54)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Đặc điểm ngữ pháp của lớp danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ

2.2.1. Thống kê, phân loại

Bảng 2.2. Từ đơn và từ phức của lớp danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ

TT Lớp danh từ Từ đơn Từ phức SL Tỉ lệ Ghép láy Tỉ lệ Từ ghép Tỉ lệ 1 DT chỉ vật, thực vật, đồ vật 22/ 453 49.9% 10/826 1.2% 246/826 29.8% 2 DT thân tộc dùng để xưng hô 19/ 453 4.2% 0 0% 69/826 8.4% 3 DT chỉ thời gian, không gian 49/ 453 10.8% 11/826 1.3% 171/826 20.7% 4 DT trừu tượng 19/ 453 4.2% 5/826 0.6% 104/826 12.6% 5 DT chỉ người và bộ phận cơ thể người 45/ 453 9.9% 1/826 0.1% 64/826 7.7% 6 DT chỉ tên riêng và địa danh 6/ 453 1.3% 1/826 0.1% 55/826 6.7%

7 DT chỉ vật – từ địa phương 42/ 453 9.3% 5/826 0.6% 59/826 7.1% 8 Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và danh từ đơn vị 47/ 453 10.4% 3/826 0.4% 22/826 2.7% Tổng 453/12 79 35.4% 36/ 1279 2.8% 790/ 1279 61.8% 2.2.2. Mô tả, nhận xét

- Qua bảng 2.2, ta thấy lớp danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật trong Dân ca Nam Trung bộ có số lượng từ đơn 226/453 từ chiếm tỉ lệ 49.9%; số lượng từ phức 256/

826 từ chiếm tỉ lệ 31%. Các từ đơn hay từ phức xuất hiện với tần số lớn có giá trị gửi gắm những biểu hiện trong tình cảm lứa đôi như

Từ đơn Từ phức

nhà (29), chim (24), ngọn (13), áo (12), trầu (10), gối (10), khăn (8), cá (8), nhạn (7), giường (6), chiếu (6), trầu (em) (3), gương (1). ..

ngọn đèn (6), chiếu hoa (3), miếng trầu (3), khăn lông (2), chiếu giường (2), chim quyên (2), chim nhạn (2), áo quần (1), gối loan (1), gương lược (1), chim lồng (1), chim cu (1), cá thu (1), cá lóc (1), cá leo (1), cá chậu (1), cá bống (1), cá bèo (1), ngọn trầu (1), giường rồng (1).

- Lớp danh từ thân tộc dùng để xưng hô có số lượng từ đơn 19/453 chiếm tỉ lệ 4.2 %; từ phức 69/826 chiếm tỉ lệ 8.4%. Cách xưng hô cũng là một biểu hiện tình cảm rõ nét giữa con người với con người, giữa anh và em tạo được mối quan hệ thân sơ khác nhau, các từ như: bậu (67), anh (50), qua (42), em (35), chồng (29), bạn (28), nàng/

- Lớp danh từ chỉ thời gian, không gian có số lượng từ đơn là 49/ 453 từ chiếm tỉ lệ 10.8%; số lượng từ phức 182/ 826 từ chiếm tỉ lệ 22%. Lớp từ chỉ không gian như:

đường (19)/ phòng loan (2), bốn phương (1), đầu non (1), phố phường (1), núi (1), núi non, núi sông, hòn núi (3). Không gian là yếu tố để gửi gắm những tình cảm một cách

hữu hiệu:

Bao giờ cho hợp phòng loan,

Để cho đây đó giao hoan kết nguyền [tr.233]

Lớp từ thời gian từ đơn như: canh (23), nay (21), ngày (14), năm (8), đêm (8),

trưa (5), sáng (5), tháng (4), sớm (4), thủa (2), mai (2), đời (2); từ phức có các từ: chiều chiều (5), trăm năm (4), đêm trường (2), canh ba (2), bây giờ (2).... Thời gian hay

không gian đều hướng tới diễn tả tâm trạng, chủ yếu là tâm trạng lứa đôi “Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi”/ “Đêm nằm anh bỏ tay qua/ Giường không chiếu lạnh, thương đà quá thương”

- Lớp danh từ trừu tượng có số lượng từ đơn là 19/453 chiếm tỉ lệ 4.2%; số lượng từ phức 109/826 chiếm tỉ lệ 13.2%. Các từ đơn gồm: nghĩa/ ngãi (34), duyên (22), tình (21), câu (15), công (10), lễ (3), nhân (2). Các từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ như: nhân ngãi, ngãi nhân (4), duyên (em) (3), duyên tơ (3), (ngãi) tri âm (2), nhân

duyên (1), nghĩa (anh), nghĩa dày, nghĩa (mẹ), nghĩa nhân, nghĩa tình, nghĩa vàng, nghĩa (vợ) (7), gia cang, gối phụng, hương nguyền, hữu duyên, khứ lai, màn loan, tơ duyên (7). Lớp danh từ trừu tượng có từ đơn, từ ghép biểu hiện nghĩa và bổ sung nghĩa

cho nhau tăng thêm phần trang trọng trong biểu hiên tình cảm lứa đôi: “Ai đưa ai đẩy

duyên nàng tới đây”/ “Hữu duyên thiên lí ngộ ai dè gặp em”

- Lớp danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người có số lượng từ đơn 45/453 từ, chiếm tỉ lệ 9.9%; số lượng từ phức 65/826 từ chiếm tỉ lệ 7.8%. Các từ đơn gồm: tay (38), lòng (38), lời (35), dạ (35), người (20), đầu (17), mặt (14), mình (13), tai (12),

ruột (11), phận (9), mắt (8), chân (7), miệng (6), tóc (5)... Các từ phức như: tóc thề (1), tiếng nói (1), tay nàng, tấm thân, phận em, phận anh, mắt thiếp, má đào, lệ châu, lời em, dáng em, dạ anh/ lòng anh (11)... Từ đơn và từ ghép có giá trị bổ sung nghĩa cho

người. Từ ghép góp phần biểu hiện đời sống tinh thần thêm đa dạng “Mắt buồn tuôn lệ, ruột tằm héo hon”

Phận em sao lắm dở dang,

Cầm tiêu tiêu gãy, cầm đàn đứt dây [tr.374]

- Lớp danh từ chỉ tên riêng và địa danh có số lượng từ đơn 6/453 từ chiếm tỉ lệ 1.3%; số lượng từ phức là 56/826 chiếm tỉ lệ 6.8%. Lớp danh từ chỉ tên riêng có các từ đơn và từ phức như: Hồ (5), Hớn (2), Tùng (2), Thuấn, Nghiêu (2), Thúy Kiều (6), Kim

Trọng (5), Nguyệt Ông/ Nguyệt Lão (2), Châu Trần (1)... chủ yếu lấy các điển tích và

điển cố trong văn học. Lớp từ tên riêng gợi nhiều hơn tả. Gái như nàng thật đáng gái lành,

Trai như Kim Trọng xứng danh sĩ hiền. [tr.109]

- Lớp từ chỉ các địa danh thường có sự kết hợp giữa một danh từ chung và một danh từ riêng như: (núi) Bà (2), (chợ) Rã, (cầu) Đôi, (vạn) Gò Bồi (3), và một số từ ghép như: Trung Dinh, Trung Thuận, Trung Liên, Trung Định, Hoài Nhơn (5), .... Lớp từ này mang sắc thái địa phương, ghi lại tên những địa danh quen thuộc của vùng đất Nam Trung Bộ “Anh nguyền cùng em Trung Dinh, Trung Thuận cho chí Trung Liên/

Trung Định, Trung Lí cùng nguyền giao ca”

- Danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương có số lượng từ đơn là 42/453 từ chiếm tỉ lệ 9.3%; số lượng từ phức 64/826 chiếm tỉ lệ 7.1%. Từ đơn gồm: qua (67), bậu (42), đàng (11), nhơn (4), đờn (4), truông (2), nương (2), xự (1), tộ (1), nừng (1), ghe (1), chơn (1). Các từ ghép gồm: mai dong (3), tư lương (1), tim lụn (1), sự rày (1), rựa quéo (1), quả nếp (1), nhành ớt, nhành hoa, nhành cà, ngọn ngò, nét hường, giọng đờn,

giải đàng, giải cấu, đòn giông, con bắng, chốt ná, cầu khum, bụi sậy, bá bứng (14)...Từ

đơn và từ ghép thuộc lớp từ địa phương được đưa vào dân ca một cách tự nhiên, ghi lại được dấu ấn của vùng đất Nam Trung Bộ, bản chất con người Nam Trung Bộ: chất phác, hồn nhiên.

Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên và danh từ đơn vị có số lượng từ đơn 47/453 chiếm tỉ lệ 10.4%; số lượng từ ghép 25/826 chiếm tỉ lệ 3.1%. Một số danh từ này tập

trung ở lớp từ chỉ hiện tượng tự nhiên. Từ đơn gồm: nước (34), trời (28), gió (23), non (15), mưa (15), rồng (14), trăng (12), sông (12), đất (12), biển (12), mây (7). Từ ghép gồm: mặt trời (2), gió đông, bóng trăng (4), trời đất (1), mưa nắng, rồng mây, non tiên,

gió chướng, bóng mây, chổi tiên (6)...Từ đơn xuất hiện với tần số lớn và có giá trị kết

hợp với một yếu tố khác để tạo từ phức. Từ đơn và từ phức luôn có giá trị bổ sung nghĩa cho nhau. Ví dụ:

Ai về nhắn với trăng già,

Nhủ trăng khoan lặn, nhủ gà khoan lên [tr.109]

Biết là chắc chắn chi chăng, Giơ tay ta trỏ bóng trăng ta thề [tr.238]

Tóm lại, chúng tôi mô tả, nhận xét các lớp danh từ qua hệ thống từ đơn và từ phức trong Dân ca Nam Trung Bộ rút ra được một số kết luận sau:

- Số lượng từ đơn là 453/1279 từ chiếm tỉ lệ 35.4%; từ phức là 826/1279 từ chiếm tỉ lệ 64.6%. Tuy nhiên, tần số xuất hiện trên một đơn vị từ thì từ đơn nhiều hơn từ phức.

- Từ đơn và từ phức luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung nghĩa cho từ thêm phong phú và đa dạng.

- Từ phức gồm có: từ láy và từ ghép. Từ láy rất ít. Từ ghép có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Từ ghép chính phụ xuất hiện nhiều bên cạnh một từ đơn với tần số xuất hiện lớn có giá trị bổ sung nghĩa và phát triển nghĩa.

2.2.3. Khả năng kết hợp của lớp danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ

2.2.3.1. Danh từ với danh từ

Danh từ kết hợp với danh từ chiếm một số lượng lớn trong Dân ca Nam Trung

bộ. Mỗi kiểu kết hợp làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt. Ví dụ: danh từ em kết hợp

với các danh từ xưng gọi khác tạo nên các mối quan hệ trong tình yêu, trong gia đình. Đặc biệt, qua cách xưng gọi còn cho ta thấy nét riêng của người dân Nam Trung Bộ khi họ yêu nhau, tỏ tình với nhau bằng tiếng địa phương đó là bậu, qua...

anh qua em chồng mẹ cha bậu thục nữ vợ

Em trong quan hệ với bậu: em chính là bậu, em trong quan hệ với qua, qua là

anh. Em luôn có quan hệ với anh:

Có chà cá mới ở ao

Có em anh mới ra vào chốn ni. [tr.125] Ngó lên đám bắp trổ cờ

Lòng thương em bậu bao giờ cho nguôi. [tr.38] - Hay như danh từ em đi với danh từ chỉ sự vật, hiện tượng

nước mắt cặp nhạn

em khăn

tóc thề quần hồng

Em thường được miêu tả gắn liền với nhan sắc, tóc thề, cái khăn, quần hồng....

Đó là dấu hiệu để người con trai tìm đến với em, hay đó còn là vật tín ước các cô gái luôn giữ bên mình. Em kết hợp với từ nước mắt, đó là cách cho ta thấy sự mềm yếu của các cô gái trong những tình huống như cô đơn, lòng người bạc bẽo, số phận hẩm hiu... Ví dụ:

Đầu đội trời biết thủa nào nguôi Anh thương em nước mắt sụt sùi

Khăn lau không ráo, vạt áo chùi không khô. [tr.58] - Danh từ em đi với danh từ riêng

Thúy Kiều

em Kim Trọng

Sự kết hợp này, người đọc có thể liên tưởng đến em trong mối quan hệ với Thúy

Kiều, người con gái luôn vẹn chữ tình, chữ hiếu. Em trong mối quan hệ với Kim Trọng

sống thủy chung son sắt

- Sen xa hồ sen khô hồ cạn Bá xa tùng, bá ngả tùng nghiêng

Anh xa em như bến xa thuyền

Như Thuý Kiều xa Kim Trọng biết mấy niên cho tái hồi

2.2.3.2. Danh từ kết hợp với động từ có 2 dạng:

+) Danh từ kết hợp với động từ, đó là danh từ em kết hợp với một số động từ diễn tả những hành động, thái độ của người con gái trong tình yêu rất quyết liệt và táo bạo nhưng rất thủy chung

thề quyết năn nỉ

em đợi

xin

- Thương nhau vì nết chẳng hết chi người Anh không tin dạ, anh sợ đổi dời

Em xin cắt tóc thề có đất trời chứng minh.

Nghe em phân cạn, vô hạn thương tâm. Vợ chồng nghĩa nặng tình thâm

Em thề không thuyền khác ôm cầm.

Anh nhìn mái tóc phải tuôn dầm lệ châu. +) Động từ với danh từ cưới nguyền hỏi xin em dặn gặp say

Những động từ kết hợp với danh từ xưng gọi em chủ yếu diễn tả hành động, thái độ của anh đối với em luôn rõ ràng, dứt khoát

Tre tàn quấn ống tơ bông

Cưới em không được xuống biển đông trẫm mình [tr.78]

Yêu nhau đi đến hôn nhân là câu chuyện tình yêu kết thúc có hậu. Đó cũng là điều em mong ước và chứng minh được tấm lòng của anh dành cho em

Khối tình anh mang nặng oằn vai Thế nào anh cũng cậy mai Sắm sanh sáu lễ, lựa ngày cưới em.

2.2.3.3. Số từ với danh từ

một chút một hai

một đôi em

canh hai

Số từ kết hợp với danh từ không đơn thuần là số thứ tự mà mỗi sự kết hợp đều có một ý nghĩa riêng. Ví dụ khi các số từ một, hai, ba, bốn, năm nằm độc lập chúng ta nghĩ ngay đến số đếm nhưng khi nó đi kèm với từ canh một, canh hai, canh ba, canh bốn,

canh năm thì chúng ta nghĩ ngay đến yếu tố thời gian. Đằng sau yếu tố thời gian là tâm

trạng của em hay là tâm trạng của hai người đang yêu nhau

Canh một thơ thẩn vào ra

Chờ trăng, trăng xế chờ hoa hoa tàn

Canh hai thắp ngọn đèn loan

Chờ người thục nữ thở than đôi lời

Canh ba đang nói, đang cười

Còn hai canh nữa mỗi người một phương

Canh tư chấp bút thề nguyền

Khứ lai minh bạch cho tuyền thuỷ chung

Canh năm cờ phất trống rung

Qua gá tiếng cùng, bậu chớ nghe ai [tr.27]

Nói ra ngỡ thiên hạ chê cười

Xa em một chút rã rời tâm can [tr.42]

+) Danh từ kết hợp với tính từ: sự kết hợp này nhằm diễn đạt những phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người… Ví dụ: từ em kết hợp với các tính từ dưới đây cho chúng ta thấy được hình thức bên ngoài và tâm trạng bên trong của em

rầu đẹp

em xinh

dáng

Hình thức của em là một yếu tố quan trọng trong ấn tượng ban đầu của tình yêu. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả.

- Thương em về rộng về dài Về duyên em đẹp, về tài em xinh. - Anh thương em bất luận xấu xinh Lá giang nấu với cua kình cũng ngon

+) Tính từ kết hợp với danh từ, một số tính từ kết hợp với từ em sầu

lời khôn

cao em

xa nhan sắc

Sự kết hợp tính từ: sầu, lời khôn... với danh từ em chủ yếu diễn tả cảm xúc anh dành cho em

Quân tử gia hiền nhân xuất nhập Anh hùng môn quý khách vãng lai

Em đừng khoe nhan sắc em tài

Sầu em gan phế tả tơi

Anh than hết lòng sau đó chẳng xiêu [tr.1]

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w