Sự đồng nhất và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp của lớp danh từ trong Ca dao xứ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 54 - 57)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.Sự đồng nhất và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp của lớp danh từ trong Ca dao xứ

Ca dao xứ NghệDân ca Nam Trung bộ

2.3.1. Sự đồng nhất về đặc điểm ngữ pháp của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung bộ

Đồng nhất 1.(t) là sự giống nhau, như nhau hoàn toàn, để có thể thực tế coi như là một. Tính nhân dân không đồng nhất với tính dân tộc. 2.(đg) Coi là đồng nhất. Không

thể đồng nhất nghĩa từ với khái niệm [33, tr.332]

Trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung bộ, lớp danh từ chiếm một số lượng đáng kể, Ca dao xứ Nghệ với 1.894 bài có 8.308 lượt danh từ xuất hiện; Dân ca

Nam Trung bộ với 358 bài có 3.715 lượt danh từ xuất hiện. Nó đã trở thành một hiện

tượng ngôn ngữ độc đáo, thú vị. Khi khảo sát, thống kê, phân loại; mô tả, nhận xét; xét về mặt cấu tạo; xét về khả năng kết hợp của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân

ca Nam Trung bộ, chúng tôi rút ra được những điểm giống nhau như sau:

- Xét về mặt cấu tạo thì danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung bộ đều được phân chia thành từ đơn và từ phức, trong từ phức có từ ghép và từ láy, trong từ ghép có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ (tổng hợp).

- Danh từ kết hợp linh hoạt và đa dạng với nhiều từ loại khác nhau, chủ yếu là thực từ và kết hợp được với hầu hết các tiểu nhóm của danh từ. Ngoài ra chúng còn tạo ra nhiều kiểu kết hợp mới mẻ nhằm diễn đạt nhiều khía cạnh tình cảm, tình yêu nam nữ.

- Ca dao, dân ca gắn với chủ đề tình yêu lứa đôi có các kiểu kết hợp như: danh từ kết hợp với danh từ, danh từ kết hợp với động từ, danh từ kết hợp với tính từ, số từ. Sự kết hợp giữa các từ loại chủ yếu tập trung phản ánh mọi biểu hiện tình cảm trong tình yêu: có nhớ nhung, có đau khổ, có than thở và oán trách trước những tình huống rủi ro, ngang trái...

- Phương thức đối đáp trong ca dao, dân ca là một trong những kết cấu quan trọng; dấu hiệu phổ biến và dễ thấy của lối kết cấu này là việc sử dụng danh từ xưng hô

ứng với nhau như: anh - em, chàng – thiếp, gái – trai, quân tử - thuyền quyên, chàng –

nàng, chồng – vợ... Đây là cầu nối quan trọng trong tình yêu lứa đôi

Bây giờ thiếpkháp (gặp) được duyên chàng,

Trăm giống hoa đua nở, vạn lá vàng xanh lên. [CDXN, tr.133] Dao vàng rọc lá trầu vàng

Mắt thiếp ngó thấy mắt chàng rưng rưng. - Trai tơ gặp gái đang xuân

Tỉ như trời hạn nửa chừng gặp mưa Bữa nay Hán mới gặp Hồ Tỉ như Kim Trọng gặp cô Thuý Kiều

Nên anh hỏi thiệt một điều Có thương có nhớ ít nhiều hay không?

Hay là nàng đã có chồng

Bỏ anh luống chịu phòng không một mình. [DCNTB I, tr 267]

2.3.2. Sự khác biệt về đặc điểm ngữ pháp của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung bộ

Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến lời ca. Khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thể thức hát nhất định. Như vậy, không có nghĩa là toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào đó (như hát trống quân, hát quan họ, hát ghẹo, hát phường vải...) cứ tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi,... thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca dao trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thứ thơ dân gian. Đối với ca dao, người ta không chỉ hát mà còn ngâm, đọc và xem bằng mắt thường.

Nhìn vào bảng thống kê lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam

biểu tượng trong quan niệm người dân Việt Nam thì mỗi lớp danh từ trong Ca dao xứ

Nghệ phản ánh được dấu ấn và bản sắc con người xứ Nghệ có các từ như: gấy, nhông, hòn lèn, hột dưa, nống tằm, nống, rú, hột, đọt, đúa, trấy, du... không thể hòa lẫn với

người dân Nam Trung bộ trong dân ca có các từ như: Trung Dinh, Trung Thuận, Trung

Định, bậu, qua, nghĩa nhơn, trái bo bo, đòn giông, phướn, chơn, vi (vây), từng (tầng)...

Xét về thể thơ, ca dao tuân thủ thể lục bát dân tộc hơn dân ca trong cách gieo vần, số tiếng trong câu..., ví dụ:

Ai lên ta nhắn với mình,

Đừng quên ngãi cũ, đừng khinh ta nghèo. Đường xa rú rậm cheo leo, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhớ khi ăn đọt cùng trèo Ba Xanh. [CDXN, tr.10] Bớt câu than thở, em ơi!

Đừng e ngại dạ Trước sau anh đã tính rồi

Lâu mau gì cũng kết đôi một nhà. [DCNTB II, tr.53]

Danh từ kết hợp với các từ loại như: danh từ, động từ, tính từ, số từ. Tuy nhiên, mỗi sự kết hợp giữa danh từ với các từ loại khác trong Ca dao xứ Nghệ diễn đạt nhiều nội dung khác nhau so với Dân ca Nam Trung Bộ. Ví dụ: Danh từ kết hợp với danh từ:

Ca dao xứ Nghệ có em trong mối quan hệ với anh, với chàng; Dân ca Nam Trung Bộ thì em trong mối quan hệ với anh còn sử dụng nhiều từ xưng gọi địa phương như bậu, qua.

Sự kết hợp danh từ với danh từ đã ít nhiều cho chúng ta hiểu được nét khác nhau trong biểu hiện tình cảm của mỗi vùng miền.

Sự khác nhau có thể thấy ngay trên một kiểu kết hợp, ví dụ: em với hành động

quyết.

Một lời thề không duyên thì nợ, Hai lời thề không vợ thì chồng,

Em quyết theo anhcho trọn đạo, kẻo luống công anhđợi chờ [CDXN, tr.346]

Anh với em quyết chắc vợ chồng,

Anh thương em từ thuở mẹ bồng trên tay, Bao giờ trời chuyển đất xây,

Anh chồng, em vợ, ở đây kết nguyền. [DCNTB, tr.117]

Tóm lại, Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ xét về mặt cấu tạo đều giống nhau có từ đơn và từ phức, trong từ phức có từ láy và từ ghép, trong từ ghép có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ (hay hợp nghĩa). Khả năng kết hợp danh từ với các từ loại khác có các kết hợp như: danh từ với danh từ, danh từ với động từ, danh từ với số từ, danh từ với tính từ. Xét về mặt hình thức thì chúng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung biểu hiện giữa Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ hoàn toàn khác nhau. Qua đó, chúng ta phần nào hiểu được sự phong phú trong đời sống tình cảm của con người và nét riêng giữa người dân xứ Nghệ và người dân Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 54 - 57)