6. Cấu trúc của đề tài
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa các tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung Bộ
Bộ
3.3.1. Thống kê định lượng
Bảng 3.4. Thống kê và định lượng danh từ trong Dân ca Nam Trung Bộ
TT Tiểu nhóm danh từ
Số lượng Tỉ lệ Tần số xuất hiện
Tổng 3715 1 DT chỉ vật 1131 30.4% nhà: 29; vàng: 29; cây: 14; đào: 12; trầu: 10; thuyền: 10; gối: 10; hồng: 10; ngọc: 10. cửa: 8; ao: 8.. .. 2 cú: 81; chim/con chim:
DT chỉ con vật 243 6.5% 30; thỏ: 10; ngựa: 10; con cá: 8; nhạn: 7; kiến: 4... 3 DT thân tộc dùng để xưng hô 453 12.2%
anh: 50; em: 35; đây: 34; chồng: 29; bạn: 28; cha, em: 27; con: 21; đó: 20; nàng: 16; chàng: 10.... 4 DT chỉ thời gian 195 5.2% canh: 22; ngày: 14; sáng, sớm: 9; đêm: 8; năm: 8; bao giờ: 4; (trăm) năm: 4; tháng: 4; chiều chiều: 3; đời: 2...
5 DT chỉ không gian 247 6.6% trong: 16; đường: 14; nơi: 8; cầu: 7; ngõ: 5; ngả: 5; ngoài: 5; đình: 3 6 DT trừu tượng 276 7.4% nghĩa: 27; duyên: 22; tình: 21; câu: 15; đồng (cùng): 12; công: 10; việc: 4; lễ: 3; trọn đời:3 7 DT chỉ người và bộ phận cơ thể người 464 12.5% lòng: 38; tay: 38; dạ: 35; lời: 35; người: 20; mặt : 14; trai: 10; tiếng: 10; phận: 9; nước mắt: 9; mắt: 8; đôi ta: 5 8 DT chỉ tên riêng 48 1.3%
Thúy Kiều: 7; Kim Trọng: 5; Hồ: 5; trò Ba: 4; Hớn: 2; ...
9 DT chỉ địa danh 35 0.9%
Hoài Nhơn: 2; Hoài Thiện: 2; Tân Thiện: 2; Núi Bà: 2; Hội An: 1;
Trung Dinh: 1; Trung Thuận: 1... 10 DT chỉ vật, chỉ người là từ địa phương 302 8.1% qua: 67; bậu: 42; đàng: 11; đứa: 7; bầu: 7; kiểng: 5... 11 DT chỉ HT tự nhiên; danh từ đơn vị 321 8.6%
nước: 34; hoa: 27; gió: 23; trời: 18; non: 15; mưa: 15; rồng: 14; sông: 12; biển: 12; đất: 12; trăng: 12; mây: 7...
3.3.2. Mô tả và nhận xét các tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ
Cũng giống như Ca dao xứ Nghệ, đối với Dân ca Nam Trung Bộ chúng tôi đã thống kê và phân ra 8 tiểu nhóm danh từ cơ bản và đi sâu mô tả, nhận xét ngữ nghĩa của chúng.
Bảng 3.5. Các tiểu nhóm danh từ trongDân ca Nam Trung Bộ Số lượng và tần số xuất hiện các tiểu nhóm danh từ
Danh từ chỉ đồ vật, thực vật, con vật Danh từ thân tộc dùng để xưng hô Danh từ chỉ thời gian, không gian Danh từ trừu tượng Danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người Danh từ chỉ tên riêng và địa danh Danh từ chỉ vật, chỉ người - là từ địa phương Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên; danh từ đơn vị 1374 (37 %) 453 (12.2%) 442 (11.9 %) 276 (7.4 %) 464 (12.5%) 83 (2.2 %) 302 (8.1 %) 258 (6.7 %)
Mỗi vùng đất đều có những đồ vật, cây cối, loài vật đại diện cho vùng miền đó. Trong Dân ca Nam Trung bộ, lớp từ chỉ đồ vật, cây cối, loài vật này là lớp từ xuất hiện với tỷ lệ cao nhất trong số các tiểu nhóm danh từ. Chúng gồm có 1374/3715 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 37%
- Về lớp danh từ chỉ con vật, chúng tôi thống kê được tần số xuất hiện các từ như sau: cú (81), chim/ con chim/ chim lồng (34), nhạn/ chim nhạn/ con nhạn/ trứng nhạn/
nhạn đông (13), ngựa (11), cá/ con cá (9), con cá biển/ cá bống/ cá thu/ cá lóc/ cá leo/ thia lia/ lí ngư/ cá chậu (8), con chim phụng/ loan phụng/ phượng/ ấn rồng/ con long
(5), con chim quyên (3), cu/ chim cu (3), yến/ yến bắc (3)...
Những danh từ như chim/ chim nhạn/ chim quyên, cá/ con cá luôn là những hình ảnh quen thuộc trong nếp nghĩ của người dân Nam Bộ. Đây được xem là những con vật gần gũi với cuộc sống của người dân; gần gũi đến mức có thể qua chúng người dân có thể nói chuyện tâm tình, gửi gắm tình cảm
Chim kia còn có đôi có bạn
Em hãy xem cặp nhạn vấn vương Làm người giữ đạo tao khương Thuỷ chung như nhất, giữ đường ngãi nhơn. [DCNTB I, tr.107]
Những danh từ như chim phụng/ loan phượng/ phượng xuất hiện ít hơn so với
Ca dao xứ Nghệ nhưng ít nhiều cũng đã phản ánh được nét văn hóa tâm linh của người
Việt – mượn những con vật có giá trị biểu tượng trong đời sống tinh thần để gửi gắm mong ước cao quý, thiêng liêng.
Làm trai một tiếng nói ra Chớ nên sai hẹn đôi ta buổi này. - Chỉ mong loan phụng sum vầy
Ai nào mà lại vội phai tấc lòng. [DCNTBII, tr.42]
- Những danh từ chỉ đồ vật xuất hiện với tần số cao trong Dân ca Nam Trung bộ như: đó (40), vàng/ vàng mười/ vàng khối/ vàng đá/ vàng bảy (34), nhà/ nhà chiếc (31),
than (29), dầu (23), bạc/ bạc tiền (18), đèn/ ngọn đèn (14) gối (12), khăn (12), thuyền
(12), chiếu/ chiếu giường/ chiếu hoa (10), củi (8), giường/ giường rồng (7), lầu (6),
rượu (5)
Những danh từ chỉ đồ vật đều mang nghĩa biểu trưng, rõ nét nhất là những từ
đèn/ ngọn đèn, giường/ khăn/ gối/ giường/ chiếu …chúng được dùng với nghĩa mượn
vật để gửi gắm tình cảm như: Canh ba thắp ngọn đèn loan/ Chờ người thục nữ thở than đôi lời… Hay như: Đêm nằm anh bỏ tay qua/ Giường không chiếu lạnh, thương đà quá thương.
- Về lớp danh từ chỉ thực vật, chúng tôi thống kê được như: cây/ cây lê/ cây khế/ cây đa...(33), lá/ lá cọ/ lá dừa... (22), trầu/ ngọn trầu/ lá trầu/ trầu anh/ miếng trầu/ trầu em/ bã trầu (21), ớt (16), hồng (11), cau (7), lựu (6), chuối (6)
Những danh từ chỉ vật được thống kê cụ thể. Bên cạnh danh từ chung chỉ thực vật như cây, lá chúng thường đi kèm với những tên gọi thực vật quen thuộc từng vùng miền đó là dừa, lựu, cọ. Tuy nhiên, hình ảnh thực vật được diễn đạt phong phú nhất trở thành nét văn hóa không chỉ của người dân Nam Trung Bộ mà đó là nét văn hóa của người dân Việt Nam: trầu/ ngọn trầu/ lá trầu/ trầu anh/ miếng trầu/ trầu em/ bã trầu. Người Việt Nam luôn xem miếng trầu là đầu câu chuyện
Gió đưa diều gió hội mây Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu
Ăn trầu thì nhả bã trầu
Không ăn thì vứt, nói chi nhâu nặng lời. [DCNTB II, tr.63] 3.3.2.2. Danh từ thân tộc dùng để xưng hô trong Dân ca Nam Trung bộ
Theo số liệu khảo sát, những danh từ thân tộc dùng để xưng hô xuất hiện với tỷ lệ cao trong tiểu nhóm thứ hai, gồm có: 453/3715 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 12.2%. Chúng gồm những từ như: anh (50), mình (47), em (35), đây (34), chồng (29), bạn (28),
Đây là những từ dùng để xưng về mình và gọi nhân vật giao tiếp trực tiếp, chủ yếu là các cặp hô ứng chỉ vai nam và nữ: Nếu anh có dạ thương em/ Xin cho sáu lễ mai đem tới nhà; Thương nhau đâu quản đường xa/ Anh nguyền trót dạ đến nhà hỏi thưa.
Lớp từ xưng hô đã thiết lập được các mối quan hệ trong đời sống tình cảm đó là
anh, em/ mẹ cha; ông mai; ông bà. Trong xã hội phong kiến cha, mẹ, ông bà, ông mai
luôn là người quyết định chuyện thành bại trong hôn nhân: Anh thương em còn sợ nỗi
mẹ cha/ Thủa nay ăn mặc khó qua khỏi đầu.
3.3.2.3. Danh từ chỉ thời gian, không gian trong Dân ca Nam Trung bộ
a) Danh từ chỉ thời gian trong Dân ca Nam Trung Bộ
Nhóm danh từ chỉ thời gian này gồm có: 195/3715 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 5.2% . Chúng có các danh từ như: canh/ năm canh (29), nay (21), ngày (14), năm/ trăm
năm (12), đêm (8), chiều/ chiều chiều (8), sáng (5), trưa (5), chiều (5), bao giờ (4), tháng (4)….
Những từ chỉ thời gian xuất hiện với tần số cao, như canh/ năm canh, đêm,
chiều/ chiều . Đây được xem là khoảng thời gian của tâm trạng. Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong cho mau sáng ra đường gặp em. [DCNTBI, tr.194] b) Danh từ chỉ không gian trong Dân ca Nam Trung Bộ
Những danh từ chỉ không gian gồm có: 247/3715 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 6.6%. Đó là những danh từ cụ thể như: lên (20), đường (17), trong (16), xuống (13), nơi (8), cầu (7), ngả (6), sông (6), ngõ (5), ngoài (5)…
Không gian là một yếu tố nghệ thuật nhằm diễn đạt những thử thách của lòng người. Vì vậy, nó mang nghĩa biểu trưng "Đường trường nước chảy như reo/ Thương em chẳng nệ mái chèo ngược xuôi".
Danh từ chỉ không gian, thời gian trong Dân ca Nam Trung bộ luôn được sử dụng như những yếu tố nghệ thuật hỗ trợ đắc lực trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật.
Theo số liệu thống kê của chúng tôi thì trong Dân ca Nam Trung Bộ có 276/3715 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ 7.4%. Lớp danh từ trừu tượng xuất hiện nhiều như: duyên (37), tình (29), nghĩa (27), câu (15), công (10), (trọn) đời (4), phận (14)…
Những danh từ trừu tượng chủ yếu sử dụng để gọi tên những mong ước của tình yêu lứa đôi như: duyên, tình, trọn đời, phận.. như: Cánh buồm gió thổi hiu hiu/ Buồm xiêu cũng mặc, tình yêu ta trọn niềm, hay đó còn là niềm khát khao duyên nàng
Gió đưa gió đẩy bông trang
Ai đưa ai đẩy duyên nàng tới đây [tr.51]
3.3.2.5. Danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người trong Dân ca Nam Trung bộ
a) Danh từ chỉ người
Bên cạnh những danh từ dùng để xưng hô, ta còn gặp những danh từ chỉ người xuất hiện với tỷ lệ không cao, xếp sau những nhóm danh từ khác. Chúng gồm có 187/3715 từ, chiếm tỷ lệ 5%, như: nàng (62), anh (51), người (41), em (35), lời (35),
cha mẹ (19), chàng (10), thiếp (7), gái (7), đôi ta (5)
Những danh từ chỉ người đó là những hình ảnh trực tiếp trong tình yêu: anh và
em, chàng và nàng. Bên cạnh đó là các mối quan hệ gia đình như: cha mẹ và quan hệ xã
hội như: ông mai. Đây là mối quan hệ vừa ràng buộc, vừa quyết định trong việc hôn nhân.
b) Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người
Chúng gồm có 277/3715 từ, chiếm tỉ lệ 7.5% . Đó là những từ như: tay (38), lòng (38), dạ (35), đầu (17), mặt (14), gan (12), tai (12), ruột (11), tiếng (10), nước mắt (9),
mắt (8), chân (7), miệng (6)…
Những danh từ chỉ bộ phận cơ thể người được sử dụng rất nhiều với tần số cao. Đây được xem là nghệ thuật đặc tả để chuyển tải những ấn tượng về đối tượng giao tiếp, chuyển tải chuyện tình yêu lứa đôi: "Ngó lên đầu tóc em bao/ Chéo khăn em bịt,
Cả hai nhóm danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người trên đều hướng đến chủ đề chung là nỗi niềm của vai giao tiếp là nam hay nữ. Cũng có trường hợp danh từ chỉ người là những thế lực cản trở tình yêu của của đôi trai gái.
3.3.2.6. Danh từ chỉ tên riêng và địa danh trong Dân ca Nam Trung bộ
Thống kê từ tập, chúng tôi thu được số lượng: 83/3715 lượt từ chỉ địa danh và tên riêng, chiếm tỉ lệ: 2.2% (xem bảng 3.6).
Bảng 3.6. Tỷ lệ xuất hiện từ chỉ tên riêng và địa danh trong Dân ca Nam Trung Bộ
Tên riêng, Địa danh
Số lượng Tổng Tỷ lệ Tần số xuất hiện
Tên núi 4 84 4.8% núi Bà: 2; núi Thạch Bàn: 1 Tên làng
25 84 29.8% Trung Thuận, Trung Liên, Hoài Nhơn, Hoài Thiện: 4 Tên cầu 3 84 3.6% cầu Đôi, Chàm, cầu Ô: 3 Địa danh
4 84 4.8% quán Sở, lầu Tề, Sâm Thương: 3
Tên người (điển tích, tác phẩm)
41 84 48.8%
Kim Trọng: 5; Thuý Kiều: 7; Hồ: 5
Tên người
(dân gian ) 7 84 8.3%
trò Bốn: 1, trò Ba: 4, Tháp Chàm: 1
- Lớp danh từ chỉ tên riêng, các địa danh trong Dân ca Nam Trung bộ được chia thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất: Những danh từ chỉ các địa danh quen thuộc của vùng đất Nam Trung Bộ đưa vào trong dân ca một cách cụ thể như: (chợ) Rã, (cầu) Đôi, Trung Dinh,
Trung Thuận, Hoài Nhơn, Hoài Thiện, Phú Mỹ, Bồng Sơn, (cầu) Chàm, Đập Đá, (chùa) Minh Hương, Hội An....Còn các địa danh trong sách vở được nhắc đến ít hơn như:
(quán) Sở, (lầu) Tề, (cầu) Ô, (bên) Ngô....Điều này rất phù hợp với môi trường diễn xướng của dân ca Tức cảnh sinh tình.
Nhóm thứ hai: Những danh từ chỉ tên riêng thì ngược lại xuất hiện nhiều điển tích, điển cố như: Nghiêu, Thuấn, Sở Khanh, (họ) Hi Hòa, Bùi Kiệm, Quan Công, Kim
Trọng, Nguyệt Lão, Trường An, Ngọc Hoàng, Lưu Bị, Thúy Kiều, Châu Trần, Hán Hồ...Còn tên riêng quen gọi trong dân gian xuất hiện rất ít như: (bà) Quẹo, (trò) Ba, (trò) Bốn. Lớp từ chỉ tên riêng sử dụng nhiều điển tích, điển cố thể hiện được ý đồ nghệ
thuật của tác giả dân gian đó là trông người thì nhớ đến mình. Đó cũng chính là khát vọng được sống thật tốt, được yêu và hạnh phúc
Anh dặn em như Thuấn dặn Nghiêu Gắng công nuôi mẹ, chớ xiêu tấc lòng. [DCNTB II, tr.34]
3.3.2.7. Lớp danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương trong Dân ca Nam Trung bộ
Qua thống kê, chúng tôi thu được kết quả những danh từ là từ địa phương Nam Trung bộ gồm có: 302/3715 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 8.1%. Chúng gồm những danh từ như: qua (67), bậu (42), đàng (11), nhành (9), kiểng (5), nhơn (4), hột (4), đờn (3), truông (2) ...
Lớp từ địa phương xuất hiện khá nhiều. Đây là phương tiện giúp người đọc hiểu thêm con người vùng đất Nam Trung Bộ: mộc mạc, bộc trực, giản dị và chân thành:
Bậu có chồng chưa bậu thương cho thiệt/ Kẻo anh lầm tội nghiệp bậu ơi
3.3.2.8. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên; danh từ đơn vị trong Dân ca Nam Trung bộ
Số lượng gồm có 321/3715 từ, chiếm tỉ lệ 8.6. Chúng chủ yếu là lớp từ chỉ những hiện tượng tự nhiên gồm : nước (34), trời (28), gió (23), non (15), mưa (15), trăng (12),
đất (12), sông (12), biển (12)…
Những danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên luôn là phương tiện chở tình. Qua đó, nét đẹp tâm hồn của người dân Nam Trung Bộ hiện rõ đó là tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp của quê hương, xứ sở.
Qua việc thống kê, mô tả 8 tiểu nhóm danh từ trong Dân ca Nam Trung bộ, chúng tôi rút ra một số nhận xét về đặc trưng nổi bật về trường ngữ nghĩa và văn hóa của Nam Trung bộ từ các tiểu nhóm danh từ như sau:
* Khi nhắc đến tình yêu và những mong muốn được thành đôi, gắn kết với nhau gồm có các từ như duyên, tình, gối, đèn loan, sợi chỉ hồng, chiếu hoa…
* Tình yêu đến với hôn nhân có rất nhiều lực cản khó vượt qua có các từ như :
ông trời, cha me, ông mai…
* Yếu tố thời gian có ý nghĩa quyết định cho tâm trạng con người có các từ :
canh/ canh khuya, canh một, canh năm, chiều chiều, đêm/ đêm đêm...
* Từ xưng hô cũng làm thành một trường từ vựng - ngữ nghĩa gồm các từ : anh
em, bậu, qua, chồng, vợ chồng, chàng, thiếp…
Tuy nhiên, mỗi từ với tần số xuất hiện ít nhiều khác nhau đều có một ý nghĩa nhất định. Điều này phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và ngôn ngữ. Chẳng hạn :
Từ trời xuất hiện 33 lần đã phản ánh được văn hóa tín ngưỡng, sùng bái tự nhiên của người dân Nam Trung Bộ trong tình yêu và hôn nhân : Gặp nhau giữa hội đò đưa/ Trách trời vội tối, phân chưa hết lời. Trời chi phối tới đời sống tâm linh của dân Nam Trung Bộ : Trời định đoạt duyên phận con người; hạnh phúc, sướng khổ, hợp tan cũng tại trời ; trời chi phối tới sự gặp gỡ giữa hai người ; trời là nhân chứng tin cậy cho tấm lòng thủy chung của người con gái : Em xin cắt tóc thề có đất trời chứng dám…
Tóm lại, ông Trời là biểu tượng hội tụ nét văn hóa tâm linh độc đáo của dân tộc. Trong quan niệm xưa của người Việt, ông Trời can thiệp tới tất cả mọi việc trên đời bởi: Trời có mắt trông thấy tất cả, biết hết mọi sự xảy ra ở thế gian. Vì vậy, ông Trời chi phối tới sự hợp tan của đôi lứa.