6. Cấu trúc của đề tài
3.1. Khái niệm ngữ nghĩa
3.1.1. Phân biệt khái niệm ý nghĩa, ngữ nghĩa, nghĩa
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm ý nghĩa (d) được hiểu: "1. Nội dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hoặc bằng một kí hiệu nào đó. Câu nói mang nhiều ý nghĩa. Tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ. Cái nhìn đầy ý nghĩa. 2. (thường đứng sau: có) giá trị, tác dụng. Rừng có ý nghĩa lớn đối với khí hậu. Một việc
làm tốt có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thắng lợi có ý nghĩa thời đại" [35, Tr1167].
Còn các tác giả Nguyễn Kim Thản (1964), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Đỗ Hữu Châu (1987), thì cho ý nghĩa như một mặt thứ hai trong từ (mặt kia là
hình thức hay vỏ ngữ âm).
Theo tác giả Lê Quang Thiêm: "...nói đến hình thức, biểu thức, từ, ngữ, câu, lời,
văn bản, diễn ngôn... là nói đến những hiện tượng, đơn vị, thực thể trong ngôn ngữ... đó là nghĩa của ngôn ngữ, thuộc ngôn ngữ. Thuật ngữ để gọi ngữ nghĩa này là ngữ nghĩa"
[45, tr.1].
Theo Nguyễn Như Ý trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, ngữ nghĩa là toàn bộ nội dung, thông tin được ngôn ngữ truyền đạt hoặc được đơn vị nào đó của
ngôn ngữ thể hiện (như hình thái ngữ pháp của từ, cụm từ, câu) [tr.183]
Theo tác giả Nguyễn Như Ý: "Nghĩa là sự phản ánh đối tượng của hiện thực
(các hiện tượng, các quan hệ, phẩm chất, quá trình) vào trong nhận thức,
trở thành một yếu tố của ngôn ngữ nhờ việc tạo nên mối liên hệ thường trực, liên tục với một chuỗi âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh hiện thực trong nhận thức được hiện thực hóa. Sự phản ánh hiện thực này tham gia trong cấu trúc của từ như là mặt bên trong, mặt nội dung trong quan hệ với mặt âm thanh như là vỏ vật chất cần thiết không chỉ để biểu hiện nghĩa mà thông báo nó cho người khác mà còn cần thiết cho chính sự hình thành, nảy sinh, tồn tại và phát triển nó" [ tr.143].
Vậy khái niệm ngữ nghĩa mà chúng tôi sử dụng trong đề tài này theo cách hiểu của Nguyễn Như Ý. Ngữ nghĩa là “toàn bộ nội dung, thông tin được ngôn ngữ truyền
3.1.2. Nghĩa thực và nghĩa biểu trưng
a. Nghĩa thực
Nghĩa thực: nghĩa từ vựng của từ theo đúng nghĩa của nó, còn gọi là nghĩa đen "Nghĩa của từ ngữ được coi là có trước những nghĩa khác về mặt lôgíc hay về mặt lịch sử. Nghĩa đen của từ "xuân" là chỉ một mùa trong năm" [35, tr.678]. Nét nghĩa này mang tính võ đoán, không căn cứ, không lí do.
b. Nghĩa biểu trưng
Có thể hiểu nghĩa biểu trưng (còn gọi là nghĩa bóng) là nghĩa "bắt nguồn từ nghĩa đen hoặc một nghĩa bóng khác nhờ kết quả của việc sử dụng từ ngữ có ý thức trong trong lời nói để biểu thị sự vật không phải là vật quy chiếu tự nhiên, thường xuyên. Một từ có được nghĩa bóng khi nó định danh sự vật không phải trực tiếp, mà qua một sự vật khác theo phép ẩn dụ, hoán dụ..." [48, tr144]. Ví dụ:
Ai ơi gương bể khó hàn
Chỉ đứt khó nối, người ngoan khó tìm
Nghĩa thực về cái gương bể khó hàn, sợi chỉ đứt khó nối, con người ngoan khó tìm. Với phép ẩn dụ, hai câu ca dao chứa đựng lời nhắc nhở kín đáo, tế nhị với mọi người là phải biết giữ gìn những điều tốt đẹp quanh mình, đừng để tan vỡ rồi mới hối tiếc và rất khó tìm lại được.
Nghĩa biểu trưng là nghĩa có căn cứ, có tính lí do. Tính biểu trưng của hình ảnh, sự việc trong ca dao thể hiện ở những mức độ khác nhau có liên quan đến các hiện tượng đời sống xã hội, lịch sử, đời sống tình cảm của con người.
Trong ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng những chi tiết trong đời sống hiện thực vào mục đích thẩm mỹ, những chi tiết ấy không còn là bản thân của nó nữa. Nó trở thành hình thức mang tính nội dung, khái quát vượt ra ngoài phạm vi ngữ nghĩa thông thường của yếu tố ngôn từ được sử dụng. Ví dụ:
Áo ai đi ở mặc ai Áo dài ở lại đến mai hãy về Ấy việc ước mơ nặng lòng thương nhớ
Nói ra bỡ ngỡ thiên hạ chê cười
Xa em một chút rã rời tâm can (DCNTB I, 42)
Hình ảnh áo là vật dụng để mặc lên người. Tuy nhiên, ở đây tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ: hình ảnh áo trở thành bóng dáng của con người. Và điều được nói tới là nỗi nhớ da diết của người con trai đối với người con gái đang bị kìm nén trong lòng, nói ra sợ thiên hạ cười. Thực chất của vấn đề là rào cản của xã hội đối với chuyện tình yêu nam nữ.
Đến với một quan niệm khác như
Khi đi bóng hãy còn dài Khi về bóng đã nghe ai bóng tròn
Khi đi bóng hãy còn son
Giờ về bóng đã có con bóng bồng. (CDXN, 828)
Hình ảnh chiếc bóng trong câu khi đi bóng hãy còn dài chỉ là cách ví von. Bóng ở đây được hiểu là em, người mà anh đã thương và nhớ. Nhưng khi đi thì bóng hãy còn
dài, còn khi về bóng đã nghe ai bóng tròn, em đã lấy chồng. Nó có thể còn nhiều cách
hiểu nhưng đây có thể hiểu người con gái đã không thể chờ đợi, không giữ trọn lời thề trong tình yêu.
Tóm lại, ca dao, dân ca đều tồn tại hai loại nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu trưng. Việc chỉ ra được nghĩa biểu trưng và quá trình tạo nghĩa biểu trưng của những yếu tố, những chi tiết được sử dụng trong văn học cũng chính là một trong những cách tiếp cận có hiệu quả đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật. Cho nên, việc tìm hiểu ngữ nghĩa của danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ góp phần hiểu sâu sắc hơn giá trị của tác phẩm văn học.