6. Cấu trúc của đề tài
1.4. Tiểu kết chương 1
Qua phần trình bày trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Xét về phương diện: thể thơ, kết cấu, hình tượng, không gian, thời gian, ngôn ngữ thì ca dao và dân ca cơ bản cùng một phương pháp nghiên cứu về mặt thi pháp. Tuy nhiên, ca dao phân biệt với dân ca ở những phương diện: ngữ nghĩa và ngữ pháp.
2. Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ đã ghi lại được dấu ấn mỗi miền quê. Bên cạnh đó, ca dao dân ca mảng tình yêu lứa đôi đã thể hiện được những tình cảm, những nét cảm xúc tiêu biểu của người Việt Nam nói chung.
3. Danh từ có một vị trí quan trọng trong tiếng Việt và trong thơ ca dân gian, cụ thể ở đây là Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ. Danh từ được phân thành nhiều lớp từ như danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật; danh từ thân tộc dùng để xưng hô; danh từ chỉ thời gian, không gian; danh từ trừu tượng; danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người; danh từ chỉ tên riêng và địa danh; danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương; danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và danh từ đơn vị. Từ sự phân chia đó, chúng tôi tìm hiểu danh từ trên hai phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa trong hai tuyển tập Ca dao xứ
Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ để thấy được sự tài tình, sáng tạo ngôn ngữ của tác giả
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA LỚP DANH TỪ
TRONG CA DAO XỨ NGHỆ VÀ DÂN CA NAM TRUNG BỘ