Sự đồng nhất và khác biệt về ngữ nghĩa của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 82 - 85)

6. Cấu trúc của đề tài

3.4.Sự đồng nhất và khác biệt về ngữ nghĩa của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân

xứ NghệDân ca Nam Trung bộ

3.4.1. Sự đồng nhất về ngữ nghĩa của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung bộ

- Danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ được quy về các lớp danh từ để xác định nghĩa một cách cụ thể đó là danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật; danh từ thân tộc dùng để xưng hô; danh từ chỉ thời gian, không gian; danh từ trừu tượng; danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người; danh từ chỉ tên riêng và địa danh; danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương; danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và danh từ đơn vị.

- Lớp danh từ trong ca dao, dân ca đều có nghĩa thực và phần lớn mang nghĩa biểu trưng. Tuy nhiên, lớp từ không gian, thời gian mang giá trị biểu trưng rõ nét nhất. Ví dụ: đêm, canh, chiều... xuất hiện với tần số lớn hơn cả, yếu tố thời gian đó chỉ có thể là thời điểm để con người gửi gắm tâm trạng, bộc lộ những cảm xúc riêng tư: Đêm

khuya nhắm mắt mơ màng/ Dạ thì trông bạn, tình càng nhớ thương. Chàng về để thiếp cho ai,

Chiều hôm vắng vẻ, sớm mai lạnh lùng. [tr.315]

Canh hai thắp ngọn đèn loan

Chờ người thục nữ thở than đôi lời. [tr.27]

- Danh từ trong ca dao, dân ca biểu trưng cho thế giới vật chất, tinh thần, tình cảm của con người và tình yêu đôi lứa. Nghĩa biểu trưng là những thông điệp được phát đi, những thông điệp này không giống nhau mà mang những màu sắc khác nhau, gắn với ngữ cảnh. Nghĩa biểu trưng mang tính chủ quan và ảnh hưởng đặc thù văn hóa từng vùng miền. Qua đó, ca dao dân ca đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn con người và những quan niệm tích cực trong cuộc sống và tình yêu của con người.

Nghĩa biểu trưng của danh từ trong ca dao dân ca được tri nhận một cách gián tiếp. Điều đó đòi hỏi người nghe cần phải có một vốn sống, sự nhạy cảm, tinh tế, sâu sắc trong quan niệm về tình yêu lứa đôi mới hiểu đúng nghĩa biểu trưng của ca dao dân ca.

3.4.2. Sự khác biệt về ngữ nghĩa của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung bộ

Điểm khác biệt lớn nhất về ngữ nghĩa của các lớp danh từ Ca dao xứ Nghệ và

không trùng khít nhau của các danh từ có chung nghĩa biểu vật. Ví dụ: danh từ bạn trong Ca dao xứ Nghệ và từ bậu, qua trong Dân ca Nam Trung Bộ

Ai làm cho đó xa đây, Cho trăng xa cuội, cho mây xa trời.

Ai làm cho bến xa thuyền,

Cho trăng xa cuội, bạn hiền xa ta. [tr. 28]

Danh từ bạn trong Ca dao xứ Nghệ phạm vi nghĩa biểu thái rộng hơn, bạn là người tri âm, cũng là người bạn lòng, người tâm giao, người mình yêu quý nhất. Cách sử dụng từ bạn còn biểu thị sự trân trọng đáng quý tình cảm giữa hai người với nhau.

Bậu có chồng chưa bậu thương cho thiệt Kẻo để anh lầm tội nghiệp bậu ơi [tr. 18]

Qua với em như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc như đèn mới khêu. [tr.6]

Danh từ xưng hô bậu, qua vừa thân mật vừa thể hiện được tình cảm mộc mạc, chân thành của người dân Nam Trung Bộ. Phạm vi dùng từ bậu, qua hẹp hơn chủ yếu trong phạm vi địa phương Nam Trung Bộ, chủ yếu trong quan hệ nam nữ.

Mặt khác, cùng một danh từ nhưng khi hoạt động ở các ngữ cảnh khác nhau thì sẽ mang những sắc thái ý nghĩa không giống nhau

Tới đây đầu lạ sau quen

Bóng trăng là nghĩa, ngọn đèn (1) là duyên [DCNTB, tr.20] Đi qua thấy ngọn đèn (2) treo,

Thấy em còn thức, mừng sao hỡi mừng [CDXN, tr.275]

Danh từ ngọn đèn xuất hiện trong hai tình huống khác nhau, ngọn đèn (1) được hiểu là bóng dáng con người, con người được gắn kết với nhau bởi chữ duyên. Còn

hình ảnh được gửi gắm, bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc nhất của con người, nhất là những người đang yêu, đang cần chia sẻ tình cảm, tâm sự.

Sở dĩ có sự khác nhau này là do đặc trưng văn hóa, lịch sử ngôn ngữ của từng vùng miền. Ca dao xứ Nghệ đã phần nào khái quát được sự kết tinh của ca dao, dân ca các vùng miền trong cả nước từ ngôn ngữ, biểu tượng đến những quan niệm sống, quan niệm trong yêu đương. Tuy nhiên, bản sắc người Nghệ không vì thế mà mất đi mà còn làm phong phú thêm vốn văn hóa, ngôn ngữ cho văn học dân tộc. Dân ca Nam Trung

Bộ thực sự là một luồng gió mới, mới từ kết cấu, thể thơ, lối diễn đạt và những biểu

hiện văn hóa hết sức đa dạng của một "vùng đất mới" (Xuân Diệu). Vốn văn hóa, vốn ngôn ngữ trong dân gian vì thế ngày thêm phong phú, đa dạng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 82 - 85)