Đặc điểm ngữ nghĩa các tiểu nhóm danh từ trong Ca dao xứ Nghệ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 61 - 73)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.Đặc điểm ngữ nghĩa các tiểu nhóm danh từ trong Ca dao xứ Nghệ

3.2.1. Thống kê định lượng

Bảng 3.1. Thống kê định lượng danh từ trong Ca dao xứ Nghệ

TT Tiểu nhóm danh từ Số lượng Tỉ lệ Tần số xuất hiện

1 DT chỉ vật 2925 35.2 %

đèn/bóng đèn: 26; cửa: 21; gương: 18; bến: 12; khăn: 9; chén: 8; cơi trầu: 7; chiếu hoa: 4 ... miếng trầu/cau/trầu: 150; hoa: 66; đào: 40; lá: 38; trúc: 19; mận: 19; ... 2 DT chỉ con vật 364 4.4% công: 45; rồng/long: 29; phượng hoàng/ phượng: 23; (con) cá: 18; (con) tằm: 13; ngựa: 10; (con) bướm: 8; hạc: 6.... 3 DT thân tộc dùng để xưng hô 1391 16.7 % chàng: 232; mình: 131; bạn: 124; thiếp: 103; mẹ: 65; nàng/ nường: 44 chồng: 37; kẻ: 24 4 DT chỉ thời gian 708 8.5%

mấy lâu: 33; năm canh: 25; (trăm) năm: 21; đêm khuya: 20; (ngọn) đèn: 11; bao giờ: 11; chiều chiều: 10; khi xưa: 9; lâu ngày: 9; đầu hôm: 6

5 DT chỉ không gian 520 6.3% ường: 72; nơi: 54; bắc: 31; chốn: 23; vườn: 14; truông: 8; giường: 6.... 6 DT trừu tượng 500 6.0% duyên: 107; tình: 93; đời: 13; nước non: 10; đạo: 10; thuyền quyên: 8; tri âm: 6; tấm lòng: 6

7 DT chỉ người và bộ

phận cơ thể người 920 11.1 %

tiếng: 47; trai: 17; nước mắt: 16; lời nguyền: 14; hai đứa: 6; nhan sắc: 6.... 8 DT chỉ tên riêng 154 1.9 Kim Trọng/ Kim: 8; Hằng Nga /chị Hằng: 5; Châu Trần: 4; Ông Tơ: 3 9 DT chỉ địa danh 129 1.6%

sông Ngân: 6; sông Lam: 6; chợ Tỉnh: 5; Cầu Ô: 5; Hồng Lĩnh: 4; bể Bắc: 3 10 DT chỉ vật, chỉ người là từ địa phương 122 1.5% ngàn/rú: 20; giừ: 16; thầu đâu: 14; chỉn: 9; rương: 9; đàng: 9; nồi: 6... 11 DT chỉ HT tự nhiên, danh từ đơn vị 575 6.9

nước: 86; trăng: 69; trời: 59; gió: 57; sông: 48; mưa 27; biển: 15; sóng: 14

3.2.2. Mô tả và nhận xét các tiểu nhóm danh từ trong Ca dao xứ Nghệ

Dựa trên tiêu chí phân loại các tiểu nhóm danh từ do tác giả Nguyễn Tài Cẩn đưa ra1 [tr.79], chúng tôi đã thống kê và phân ra 8 tiểu nhóm danh từ cơ bản và đi vào mô tả, nhận xét ngữ nghĩa của chúng.

Bảng 3.2. Các tiểu nhóm danh từ trongCa dao xứ Nghệ Số lượng và tần số xuất hiện các tiểu nhóm danh từ

Danh từ chỉ đồ vật, thực vật, con vật Danh từ thân tộc dùng để xưng hô Danh từ chỉ thời gian, không gian Danh từ trừu tượng Danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người Danh từ chỉ tên riêng và địa danh Danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương Danh từ chỉ TN, danh từ đơn vị

3289 39.6% 1391 16.7% 1228 14.8% 500 6.0% 920 11.1% 283 3.4% 122 1.5% 575 6.9% 3.2.2.1. Danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật trong Ca dao xứ Nghệ

Mỗi vùng đất đều có những đồ vật, cây cối, loài vật đại diện cho vùng miền đó. Trong Ca dao xứ Nghệ, lớp từ chỉ đồ vật, cây cối, loài vật này là lớp từ xuất hiện với tỷ lệ cao nhất trong số các tiểu nhóm danh từ. Chúng gồm có 3289/8308 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 39,6%.

- Về lớp danh từ chỉ con vật, chúng tôi thống kê được tần số xuất hiện các từ như sau: công (44), phượng hoàng/con phượng/ chim phượng (22), chim/con chim (19),

rồng (19) con tằm (19), con cá (18), mắt/ cánh/ mình (của phượng) (17), long (17), ngựa (10), con bướm (8), hạc (7), con nhện (6), con cò (5), cá (3), con kiến (3).

Những danh từ gọi tên công, phượng, rồng, hạc, long vốn chỉ những con vật theo văn hóa tâm linh của người Việt là cao quí. Vì thế, khi được sử dụng trong ca dao, chúng thường mang nghĩa biểu trưng.

Đó với đây như rồng mây gặp hội

Em khá nghĩ chút tình kẻo tội bớ em. [DCNTBII, tr.96]

Những danh từ chỉ con vật khác như chim, bướm, nhện, cò ... lại thường được sử dụng để ví von, so sánh với hoàn cảnh, cảnh ngộ của người con trai hay con gái.

Em như hoa nở trên cành,

Anh như con bướm lượn vành khát khao. [tr.660 ] Tìm em như thể tìm chim,

Chim ăn bể Bắc, đi tìm bể Đông. [tr.522 ]

- Về lớp danh từ chỉ đồ vật, chúng tôi thống kê được số lượng các từ với tần số xuất hiện như sau: miếng/ cơi (trầu) (70), nhà (55), bóng (36), xe (34), thuyền (31), thư (30), non (29), cầu (Kiều) (28), đồng (27), bóng đèn/đèn (26), kim (26), gánh (24), đất (24), chiếu hoa/ chiếu (24), con dao/ dao/dao vàng (23), đàn (22), cửa (21), áo (20),

gối (15), cội (14), then (14), chén/chén thề (13), hương (13), bến (12), giếng (12), rào

(10), khăn (11), dây (12), ngõ (12), nón (12), chuông (10), bút (10), trần (9), bờ (9), lửa (8), ngọn đèn (4), đồng hồ (8), vôi (7), nắp (5), bức thư (4)...

Những danh từ chỉ đồ vật xuất hiện với tần số cao trong Ca dao xứ Nghệ như cơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trầu, nhà, thuyền, chiếu hoa, cầu Kiều, kim, dao vàng, đàn, gương và cả những danh từ

ít sử dụng hơn như: khăn, chén, vôi, ngọn đèn... đều mang nghĩa biểu trưng, được dùng với nghĩa mượn vật để nói đến tâm trạng, hoàn cảnh nhân vật trữ tình.

Em như chỉ thắm thêu cờ,

Anh như con cá liệng lờ giếng khơi. [tr.658]

- Về lớp danh từ chỉ thực vật, chúng tôi thống kê được 9 từ nhưng mỗi từ lại xuất hiện với tần số cao. Đây cũng là những danh từ được dùng chủ yếu với nghĩa biểu tượng như: trầu (78), hoa (66), đào (40), cau (29), trúc (19), mận (19), quả nụ/nụ huệ (16),

hồng (13), lựu (9) .

Trong Ca dao xứ Nghệ, chúng ta bắt gặp những hình ảnh như: miếng trầu, cau,

hoa, hoa huệ, hồng, lựu, đào...Đây là những từ ngữ chỉ hình ảnh quen thuộc trong nếp

nghĩ để nói đến tình yêu của người Việt nói chung, xứ Nghệ nói riêng. Khi trai gái yêu nhau, họ luôn ao ước được thành đôi. Biểu tượng trầu, cau... luôn là sự gắn kết hạnh phúc lứa đôi.

- Có trầu cho miếng đỏ môi, Có rượu cho chén cho tươi má hồng. - Trầu cũng sẵn đây, rượu cũng sẵn đây,

Nhân duyên chưa định miếng trầu này chưa trao. [tr.249] 3.2.2.2. Danh từ thân tộc dùng để xưng hô trong Ca dao xứ Nghệ

Theo số liệu khảo sát, những danh từ thân tộc dùng để xưng hô xuất hiện với tỷ lệ cao trong tiểu nhóm thứ hai, gồm có: 1391/8308 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 16,7%. Chúng gồm những từ như: chàng (232), bạn (124), thiếp (103), mình (131), con (86),

Lớp danh từ thân tộc dùng để xưng hô trong Ca dao xứ Nghệ chiếm tỉ lệ cao. Đây là những từ dùng để xưng về mình và gọi nhân vật giao tiếp trực tiếp, chủ yếu là các cặp hô ứng chỉ vai nam và nữ: em/anh; chàng/ thiếp, chàng/ nàng...

- Bút tình chạm với nghiên xanh,

Ông trời kia đã định em phải kêu anh bằng chồng. - Bức chi mà vội rứa anh,

Để cho cơm chín thì canh cũng vừa.

3.2.2.3. Danh từ chỉ thời gian, không gian trong Ca dao xứ Nghệ

a) Danh từ chỉ thời gian trong Ca dao xứ Nghệ

Nhóm danh từ chỉ thời gian gồm có 708/8308 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 8,5%. Chúng có các danh từ như: ngày (80), đêm (53), bây giờ (43), năm (41), mấy lâu (33), năm canh (25), trăm năm (21), xuân (21), canh (20), đêm khuya (20), chiều (19),

chiều chiều (13), bấy lâu (13), ngọn đèn (13), khuya (13), bao giờ (11), khi xưa (9), lâu ngày (9), tháng (8), năm ngoái (7), đầu hôm (7), rạng đông (7) ...

Những từ chỉ thời gian xuất hiện với tần số cao, như : ngày, đêm khuya, bây giờ,

năm, mấy lâu, canh...đều hướng đến những khoảng thời gian để nhân vật bộc lộ tâm

trạng, tình yêu hay nỗi niềm tâm sự riêng.

- Đêm khuya cưởi (sương) xuống dần dần, Sao hôm xích lại cho gần sao mai. - Đêm khuya thiếp hỏi lòng nhau, Lược kia muốn tựa gương Tàu được chăng? b) Danh từ chỉ không gian trong Ca dao xứ Nghệ

Những danh từ chỉ không gian gồm có: 520/8308 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 6,3%. Đó là những danh từ cụ thể, như: đường (72) nơi (54), chốn (23), chợ (20), vườn (14), vườn hoa (12), truông (8), sân (9), xã (8), hồ sen (8), sông (6), giường (6)...

Danh từ chỉ không gian trong Ca dao xứ Nghệ luôn được sử dụng như những yếu tố nghệ thuật hỗ trợ đắc lực trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật. Vì thế, những hình

ảnh không gian như: giường, phòng, nhà, chốn..được sử dụng nhằm nói hộ mơ ước của đôi lứa yêu nhau.

Anh về đường ấy mấy cung,

Cho em về cùng, thăm mẹ thăm cha.. [tr.225] 3.2.2.4. Danh từ trừu tượng trong Ca dao xứ Nghệ

Theo số liệu thống kê của chúng tôi thì trong Ca dao xứ Nghệ có 500/8308 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ 6,0%. Lớp danh từ trừu tượng xuất hiện nhiều như: duyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(107), tình (93), lời (48), vần thơ (37), tình đời (13), nhất tâm (15), lời thế (15), tình/

chữ tình (13), thuyền quyên (6), tri âm (6), câu thơ (5), thuyền tình (4), câu ví (7)

Phần lớn, những danh từ trừu tượng này xuất hiện trong Ca dao xứ Nghệ đều thể hiện tình yêu hoăc tâm tư, tình cảm của đôi trai gái đang độ yêu đương.

- Trầu cũng sẵn đây, rượu cũng sẵn đây,

Nhân duyên chưa định miếng trầu này chưa trao.. [tr.249]

3.2.2.5.Danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người trong Ca dao xứ Nghệ

a) Danh từ chỉ người

Bên cạnh những danh từ dùng để xưng hô, ta còn gặp những danh từ chỉ người xuất hiện với tỷ lệ không cao, xếp sau những nhóm danh từ khác. Chúng gồm có 520/8308 từ, chiếm tỷ lệ 6,3%, như: người (171), kẻ (24), ông anh (20), chú bác (19),

anh hùng (11), quan (18), mẹ em (11), cha mẹ (10), bạn cũ (9), phu thê (4), vợ chồng

(10) ...

Cùng với các danh từ dùng để xưng hô, ta còn gặp những danh từ chỉ người. Đây là những nhân vật có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tình yêu đôi lứa, như: cha mẹ,

thầy, quan, ông chú...Họ có một vị trí đặc biệt trong việc thành bại trong tình yêu đôi lứa:

Nước nguồn nay đục mai trong,

Em muốn đi giặt sợ lòng mẹ cha. [tr.314] b) Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người

Chúng gồm có 400/8308 từ, chiếm tỉ lệ 4,8%. Đó là những từ như: lòng (100),

mặt (51), tiếng (47), gan (24), miệng (18), mắt (18), nước mắt (16), lời nói (14), lòng em (10), thân em (7), nhan sắc, môi (6), má (5).

Cả hai nhóm danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người đều hướng đến chủ đề chung là nỗi niềm của vai giao tiếp là nam hay nữ. Cũng có trường hợp danh từ chỉ người là những thế lực cản trở tình yêu trai gái.

Tác giả dân gian dùng những từ chỉ bộ phận cơ thể nhưng gián tiếp nói lên tâm trạng, nỗi lòng của đôi trai gái.

Có trầu cho miếng đỏ môi, Có rượu cho chén cho tươi má hồng. - Vì chưng ăn miếng trầu anh,

Cho nên má đỏ tóc xanh đến giừ. [tr.232] 3.2.2.6. Danh từ chỉ tên riêng và địa danh trong Ca dao xứ Nghệ

Thống kê từ tập Ca dao xứ Nghệ, chúng tôi thu được số lượng: 283/8308 lượt từ chỉ địa danh và tên riêng, chiếm tỉ lệ: 3,4% (xem bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tỷ lệ xuất hiện danh từ tên riêng và địa danh trong Ca dao xứ Nghệ

Tên riêng, địa danh

Số lượng Tổng Tỷ lệ Tần số xuất hiện

Tên núi 27 283 9,5% Hồng Lĩnh: 3; Hồng Sơn: 2, Ngàn Hống: 2

Tên chợ 27 283 9,5% chợ Tỉnh: 5; phường Vải: 4

Tên sông 32 283 11,3% sông Ngân: 6; sông Lam: 5 Tên cầu 26 283 9,2% cầu Ô: 5; Ô Thước: 3

Địa danh 60 283 21,2% (gương) Tàu: 4; Hà Nội: 5; Cổ Đạm: 3; Nam Bắc: 3

điển tích, tác phẩm)

Châu Trần: 4; Ông Tơ: 3; Hằng Nga: 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên người (dân gian )

24 283 8,5% cô Lê, cô Chuối, cô Mít, cô Bưởi, cô Mướp: 5

- Lớp danh từ chỉ tên riêng, các địa danh trong Ca dao xứ Nghệ được chia thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất: Lớp danh từ chỉ tên riêng, địa danh mang đậm bản sắc quê hương xứ Nghệ. Nhắc đến những địa danh này, người ta nghĩ ngay đến quê hương Nghệ An với núi Hồng Lĩnh, phường Vải, sông Lam, cầu Giăng. Cũng từ những hình ảnh quen thuộc và tiêu biểu đó, chúng ta nghĩ ngay đến hai câu ca dao quen thuộc:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Nhóm thứ hai: Lớp danh từ chỉ tên riêng, các địa danh vay mượn trong sách vở nhằm diễn đạt được ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian. Đó là nơi gặp gỡ của tình yêu đôi lứa: cầu Ô thước, sông Ngân, núi Thiên Thai, cảnh Bồng Lai, cảnh Kim Liên...

Xét về số lượng, lớp danh từ chỉ tên riêng, các địa danh nhóm thứ hai này nhiều hơn nhóm thứ nhất. §iều này nói lên trong số những tác giả sáng tác ca dao có cả những bậc nho học, họ là đối tượng hiểu nhiều, biết rộng. Vì vậy, họ sử dụng ngôn từ, lời ca để thể hiện tình cảm thường kín đáo, tế nhị nhưng không kém phần lãng mạn.

3.2.2.7. Lớp danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương trong Ca dao xứ Nghệ

Qua thống kê, chúng tôi thu được kết quả những danh từ là từ địa phương Nghệ Tĩnh gồm có: 122/8308 lượt từ xuất hiện, chiếm tỉ lệ: 1,5%. Chúng gồm những danh từ như: giừ (giờ) xuất hiện 16 lần, ngàn (rừng) là 15 lần, thầu đâu (thầu dầu) là 14, chỉn (chỉ) là 9 lần, rương là 9, đàng (đường) là 9, cẳng (chân) là 7 lần , niêu (nồi) (6), gấy (vợ)/ nhông (chồng) là 6 lần, rọt (ruột) là 5 lần, rú ri (rừng) là 5 lần, trấy (trái) là 4 lần,

Lớp danh từ địa phương trong Ca dao xứ Nghệ xuất hiện là ít nhất nhưng nó làm nên bản sắc xứ Nghệ. Đó là những từ như: giừ, ngàn, thầu đâu, chỉn, cẳng, gấy, du,

chỉn, trấy, nôống...

Đất ta là đất rú ri,

Con gái đen sì cũng cứ kén nhông. [tr.274]

3.2.2.8. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và danh từ đơn vị trong Ca dao xứ Nghệ

Số lượng gồm có 575/8308 từ, chiếm tỉ lệ 6.9%. Đó chủ yếu là lớp danh từ chỉ những hiện tượng tự nhiên như : sao (116), nước (86), trăng/ bóng trăng (78), gió/ phong

(66), sông (48), mai (30), mưa (27), sóng (14), biển (12)

Thiên nhiên thường đi vào thơ ca một cách tự nhiên. Nó được xem là phương tiện để gửi gắm tình cảm hay còn gọi là nghệ thuật : Tả cảnh ngụ tình.

Ai về nhắn với trăng già,

Nhủ trăng khoan lặn, nhủ gà khoan lên. [tr.6]

Qua việc thống kê, mô tả 8 tiểu nhóm danh từ trong Ca dao xứ Nghệ, chúng tôi rút ra một số nhận xét đặc trưng nổi bật về trường ngữ nghĩa và văn hóa của người Nghệ Tĩnh từ các tiểu nhóm danh từ như sau:

Trong Ca dao xứ Nghệ, nhân vật trữ tình phần lớn là nông dân, và có cả một số ít tầng lớp nho sĩ. Ở họ có điểm chung: họ đều là những con người hiểu biết và có biểu hiện sâu sắc trong tình cảm. Từ số lượng lớn các danh từ trong Ca dao xứ Nghệ, tác giả dân gian đã gửi gắm những quan niệm, sự cảm thông, chia sẻ trước tình yêu lứa đôi. Có thể thấy, thông qua lớp danh từ, tác giả đã diễn tả được nhiều cung bậc, sắc thái tình cảm khác nhau trong tình yêu. Mỗi một tiểu nhóm danh từ đều có những nét riêng, độc đáo. Và giữa các lớp danh từ còn có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng diễn đạt một nội dung chủ đạo, đó là quan niệm về tình yêu và nhiều cung bậc tình cảm giữa nam và nữ của người dân xứ Nghệ. Đây là nét đặc trưng về ngữ nghĩa nổi trội biểu hiện qua mảng ca dao xứ Nghệ. Ví dụ :

Cầu tay không vịn, cũng lần mà sang. [tr.407]

Đây là một trong nhiều cách thể hiện tình yêu. Khi anh và em đã yêu nhau thì khoảng cách không còn quan trọng nữa, tình yêu của họ chỉ tồn tại thế giới của hai người. Lúc đó, mọi chướng ngại vật dường như không tồn tại và có tồn tại cũng không còn quan trọng nữa. Tình yêu còn gắn với những chờ đợi và khát khao như

Chăn kia nửa đắp nửa hờ,

Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em. [tr.259]

- Từ lớp danh từ xuất hiện cao trong Ca dao xứ Nghệ, chúng tôi cũng nhận thấy nét đặc trưng văn hóa Nho giáo lẫn Phật giáo phản ánh trong đó. Quan niệm về tình yêu của cha ông xưa chịu ảnh hưởng của Nho giáo: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, lẫn Phật giáo "cho hay muôn sự tại trời". Nhưng biểu hiện trong Ca dao xứ Nghệ vẫn có nét riêng, khẳng định cái lõi của vấn đề: đó là trai, gái yêu nhau để lấy được nhau thì phải hợp duyên. Họ coi trọng chữ "duyên", chữ "tình" trong tình yêu. Họ luôn mong muốn trai gái yêu nhau được sống hạnh phúc và luôn đề cao tình yêu thuỷ chung.

- Cũng từ việc khảo sát các tiểu nhóm danh từ trong Ca dao xứ Nghệ, chúng ta có thể liên tưởng thiết lập được một trường liên tưởng từ vựng – ngữ nghĩa về tình yêu lứa đôi đó là

* Nói đến sự gắn kết tình yêu của hai người thì chúng ta nghĩ ngay đến hệ thống các từ: duyên, tình, tình yêu, trầu, cau, vôi, lời thề, chỉ hồng…

* Nói đến sự can thiệp dẫn tới sự thành bại trong tình yêu lứa đôi thì chúng ta nghĩ ngay đến: ông trời, cha mẹ, quan, ông tơ bà nguyệt…

* Nói đến thời gian để bộc lộ tâm trạng của những người đang yêu thì chúng ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 61 - 73)