Tiểu kết Chương 2

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 57 - 59)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4.Tiểu kết Chương 2

Qua việc mô tả, nhận xét và phân tích ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Các lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ có hệ thống từ đơn và từ phức với số lượng khác nhau, bên cạnh những điểm chung là có quan hệ và bổ sung nghĩa cho nhau. Mỗi lớp từ trong Ca dao xứ Nghệ tạo được nét riêng, bản sắc riêng con người xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung Bộ cũng vậy.

2. Danh từ trong ca dao, dân ca có thể đứng trước hoặc sau động từ. Chúng thường làm chủ ngữ (thành phần chính), bổ ngữ và định ngữ (thành phần phụ). Danh từ có khả năng kết hợp với các từ loại và tiểu nhóm từ loại khác nhau. Chúng xuất hiện với tần số khá lớn so với các từ loại khác tạo nên một vốn từ phong phú, đa dạng.

3. Khả năng kết hợp của danh từ trong Ca dao xứ Nghệ và Dân ca Nam Trung bộ rất đa dạng. Mỗi kiểu kết hợp miêu tả được những nội dung khác nhau đó là danh từ kết hợp với danh từ, chúng ta có thể biết được quê hương của người Nghệ hay quê hương

của người dân Nam Trung bộ có những địa danh nào, nơi đó đã diễn ra những thăng trầm của lịch sử như thế nào, địa danh đó còn là nơi chốn hẹn hò của trai gái yêu nhau, là dấu tích của kỉ niệm... Sự kết hợp giữa danh từ với động từ và ngược lại, miêu tả được những hành động chủ động hay bị động trong câu chuyện tình yêu của em đối với anh, của anh dành cho em...

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA LỚP DANH TỪ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 57 - 59)