Đặc điểm ngữ pháp của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 32 - 44)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.Đặc điểm ngữ pháp của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ

2.1.1. Thống kê, phân loại

Danh từ là những từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa sự vật) kết hợp được với các từ chỉ định (này, nọ, kia, ấy...) và ít khi tự mình làm vị từ (thường phải đứng sau từ là). Từ loại danh từ là một lớp lớn và đa dạng. Căn cứ vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của danh từ chúng tôi thống kê phân loại danh từ về mặt cấu tạo gồm có: Từ đơn, từ phức (từ láy và từ ghép) trong Ca dao xứ Nghệ.

Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đa số từ đơn tiếng Việt là từ đơn đơn âm. Từ phức là những từ bao gồm hai hình vị trở lên. Dựa vào phương thức cấu tạo từ, có thể chia ra hai nhóm: từ láy và từ ghép. Từ láy là những từ được cấu tạo dựa trên phương thức láy ngữ âm. Còn từ ghép là một trong hai kiểu từ phức được tạo thành

bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị theo một kiểu quan hệ nhất định. Từ ghép được chia làm hai nhóm: từ ghép đẳng lập và chính phụ.

Bảng 2.1. Từ đơn và từ phức của lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ

TT Lớp danh từ Từ đơn Từ phức SL Tỉ lệ Từ láy Tỉ lệ Từ ghép Tỉ lệ 1 DT chỉ vật, thực vật, đồ vật 435/ 684 63.6% 19/ 1133 1.7% 402/ 1133 35.5 % 2 DT thân tộc dùng để xưng hô 42/ 684 6.1% 3/ 1133 0.3% 61/1133 5.4% 3 DT chỉ thời gian, không gian 59/ 684 8.6% 7/ 1133 0.6% 207/ 1133 18.3% 4 DT trừu tượng 16/ 684 2.3% 3/ 1133 0.3% 131/ 1133 11.6% 5 DT chỉ người và bộ phận cơ thể người 38/ 684 5.6% 7/ 1133 0.6% 120/ 1133 10.6% 6 DT chỉ tên riêng và địa danh 42/ 684 6.1% 2/ 1133 0.2% 132/ 1133 11.7% 7 DT chỉ vật – từ địa phương 22/ 684 3.2% 3/ 1133 0.3% 9/1133 0.8% 8 Danh từ chỉ thiên nhiên và dt đơn vị 30/ 684 4.4% 2/ 1133 0.2% 25/1133 2.2% Tổng 684/ 1817 37.6% 46/ 1817 2.5% 1087/ 1817 59.8%

Nhìn vào số lượng, tỉ lệ từ đơn và từ phức khảo sát được, chúng ta thấy số lượng từ đơn ít hơn từ phức. Trong nhóm từ phức thì từ ghép lớn hơn từ láy. Tuy nhiên, một từ đơn tần số xuất hiện lớn hơn một từ phức như: từ trầu xuất hiện 79 lần còn từ miếng

trầu 43 lần; từ chồng (37)/ từ chồng vợ (2); vườn (14)/ vườn bầu (1)...

2.1.2. Mô tả, nhận xét

Nhìn vào bảng thống kê (Bảng 2.1) chúng ta có thể thấy rằng: xét về mặt cấu tạo, từ được chia thành từ đơn và từ phức, trong từ phức có từ láy và từ ghép. Khảo sát Ca

dao xứ Nghệ, chúng tôi thấy số lượng từ đơn là danh từ có 684 từ chiếm tỉ lệ 37.6%, số

lượng từ phức là danh từ có 1133 từ chiếm tỉ lệ 62.4%. Trong đó, từ ghép là danh từ có 1087 từ chiếm tỉ lệ 59.8% và từ láy là danh từ có 46 từ chiếm tỉ lệ 2.5%.

Lớp danh từ trong Ca dao xứ Nghệ được chia thành 8 nhóm đó là: danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật; danh từ thân tộc dùng để xưng hô; danh từ chỉ thời gian, không gian; danh từ trừu tượng; danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người; danh từ chỉ tên riêng và địa danh; danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương; danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên. Căn cứ vào cách chia, chúng tôi đi vào mô tả, nhận xét như sau:

- Trong lớp danh từ chỉ con vật, thực vật, đồ vật tần số xuất hiện từ đơn và từ phức cũng khác nhau. Đó là các từ chỉ con vật như:

Từ đơn Từ phức

công (45), long (17), rồng (14), phượng (11), chim (11), ngựa (10), loan (7), hạc (6), cá (6), nhện (9)...

cánh phượng (8), phượng hoàng (6), chim phượng (4), cá nước (3), cá rô thia (1), con nhện (6), chim nhạn (2), chim oanh (1), chim én (1)...

Các từ thực vật như:

Từ đơn Từ phức

trầu (78), cau (29), ), trúc (19), lan (9), nụ (7), lau (6), bòng (5), tre (1)...

miếng trầu (43), ngọn trầu (5), trái cau (1)...

Các từ đồ vật như:

Từ đơn Từ phức

(31), thư (30), đèn (20), chiếu (18) chăn (16), rượu (16), gối (15), bến (12), cơi (11), chén (8), đò (7), buồng (6), tằm (6), phấn (3)...

cơi trầu (7), buồng tằm (3), chiếc đò (4)...

Trong nhóm từ phức có từ láy và từ ghép. Từ láy xuất hiện rất ít gồm có: ngọn nguồn, cột cờ, động đào, trống đồng, tử tiêu (5). Còn từ ghép thì từ ghép chính phụ số

lượng nhiều hơn từ ghép đẳng lập. Ví dụ: Từ ghép chính phụ có từ chim → chim trời, chim nhạn, chim én, chim oanh, chim đa đa.... Từ ghép đẳng lập có vợ hoặc chồng →

vợ chồng, chồng vợ.

- Lớp danh từ thân tộc dùng để xưng hô trong Ca dao xứ Nghệ, từ đơn có 42/684 từ, chiếm tỉ lệ 6.1%; từ phức có 64/1133 từ chiếm tỉ lệ 5.7%. Với lớp từ này, bên cạnh từ đơn thì từ ghép đẳng lập xuất hiện nhiều hơn bởi khi xưng gọi thường gắn những người yêu thương với nhau để gọi một cách trân trọngnhư:

Từ đơn Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ chàng (232), thiếp (103), mẹ (65), vợ (55), chồng (37), quan (18)... mẹ thầy (6), mẹ cha (10), vợ chồng (2), quan khách (1), phu thê (4), phu phụ (1), nam nữ (1)....

lang quân (2), đông quân (2), cô nàng (2), quân tử (1).... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lớp danh từ chỉ thời gian, không gian có số lượng từ đơn 59/684, từ chiếm tỉ lệ 8.6% gồm các từ: đường (72), nơi (54), chốn (23), vườn (14), làng (9), xã (8), xóm (4),

miền (3), bến (1), ngõ (1), bờ (1); ngày (80), đêm (53), năm (41), xuân (21), canh (20), chiều (19), sáng (17), khuya (13), trưa (12), đông (10), tuổi (9), tháng (8), tối (8)....Các từ chỉ không gian, thời gian thường nêu vị trí, thời điểm rõ ràng để nhân vật gửi gắm tình cảm, nỗi niềm. Còn từ phức có 214/1133 từ chiếm tỉ lệ 18.9%. Trong đó, từ ghép chính phụ nhiều hơn: vườn bầu/ vườn hồng/ vườn trúc; nhà ngoài/ nhà trong/ nhà

buồng; khúc sông/ khúc nước; ngày mùa, đêm khuya/ đêm nay/ đêm qua/ đêm thu; năm nay/ năm ngoái/ năm qua/ năm xưa; buổi chiều/ buổi chợ... Từ ghép đẳng lập có các từ

- Trong nhóm danh từ trừu tượng số lượng từ đơn có 16/684 từ chiếm tỉ lệ 2.3% đó là: duyên (107), tình (93), thơ (37), phận (20), đời (13), đạo (10), kinh (1), thiên (1),

địa (1), lễ (1)... Từ phức có số lượng 134/1133 từ chiếm tỉ lệ 11.9%. Lớp danh từ trừu

tượng chủ yếu là từ Hán – Việt. Số lượng từ ghép chính phụ nhiều hơn từ ghép đẳng lập, đó là:

Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ

đào liễu, bút nghiên, càn khôn, giang sơn, loan phượng, mận đào, quan sơn

tâm giao, chiêm bao, khuê trung, ân tình, công trình, sính lễ, thiên trường, tiền môn, tri tâm, trường thi...

Lớp từ trừu tượng làm tăng thêm phần trang trọng trong lời nói tri ân giữa hai người với nhau: tâm giao, tri tâm, ân tình

Kỳ sơn, kỳ thuỷ, kỳ phùng, Lạ non, lạ nước, lạ lùng gặp nhau.

- Tri ân, tri diện, tri tâm,

Kháp người, kháp mặt, kháp tri âm với nàng.[tr.788]

- Trong lớp danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người trong Ca dao xứ Nghệ, số lượng từ đơn là 38/684 từ chiếm tỉ lệ 5.6 %; còn số lượng từ phức là 127/1133 từ chiếm tỉ lệ 11.2%. Trong đó, từ ghép chính phụ xuất hiện nhiều bên cạnh từ đơn như: lòng

(101)/ lòng em (10), lòng son (3); mặt (52)/ mặt mũi (1); tiếng (47)/ tiếng cười (2); mắt (18); thân (17)/ thân em (7), thân gái (1), thân anh (1); tóc (11)/ tóc mai (2), tóc mây (1)... Lớp danh từ chỉ người và bộ phận cơ thể người góp phần diễn tả biểu hiện của con

người, của em: Hoa thơm thơm ở trên cây/ Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ. - Trong lớp danh từ chỉ tên riêng và địa danh, số lượng từ đơn là 42/684 từ chúng gồm: Nam, Vạc, Tâm, Hán, Phật, Tấn, Huế, Hồ, Lan, Tàu, Kiều, Ngô, Sở, Tần, Tàu, Tây, chiếm tỉ lệ 6.1%; số lượng từ phức là 134/1133 từ chiếm tỉ lệ 11.9%. Trong đó, lớp

danh từ chỉ các địa danh bên cạnh một danh từ chung có một danh từ riêng như: (núi) Hùng Lĩnh, (cầu) Giăng, (cầu) Ngân,(sông) Ngân, (sông) Lam, (cảnh) Bồng Lai, (cảnh) Kim Liên; còn lớp từ chỉ tên riêng đó là gọi tên một nhân vật cụ thể nào đó trong sách

Anh Đài, Chức Ngưu, Phạm Tải, Ngọc Hoa... sự gắn kết các tên gọi như Thúy Kiều –

Kim Trọng; Phạm Tải – Ngọc Hoa ... Ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian là gửi gắm những mong muốn, khát khao trong tình yêu lứa đôi, ví dụ: Phạm Công bấm với Cúc

Hoa/ Sơn Bá, Anh Đài hai kẻ bấm nhau.

- Lớp danh từ chỉ vật, chỉ người là từ địa phương, số lượng từ đơn là 22/684 từ chiếm tỉ lệ 3.2% gồm: chỉ (chỉn), đàng, rương, nồi, rú, nhạn (nhãn), nống, cẳng, đờn,

đọt, rèm, du (dâu), đúa (rổ), gấy (vợ), nhông (chồng), ná (nứa), rọt (ruột), trấy (trái), vừng (vầng); số lượng từ phức 12/1133 từ chiếm tỉ lệ 1.1% gồm: nống kén, nống tằm, gấy nhông, hột dưa, khu beo, mô chèo, vừng trăng.Với lớp từ này, từ đơn nhiều hơn từ ghép. Lớp từ này không nhiều nhưng đã cho chúng ta hiểu được con người xứ Nghệ từ giọng điệu đến phẩm chất: không mượt mà nhưng chất phác: Đất ta là đất rú ri/ Con gái đen sì cũng cứ kén nhông”

- Lớp danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên thì số lượng từ đơn là 30/684 chiếm tỉ lệ 4.4%; số lượng từ phức là 27/1133 từ chiếm tỉ lệ 2.4%. Bên cạnh một từ đơn xuất hiện với tần số lớn là hệ thống từ ghép chính phụ như:

Từ đơn Ghép chính phụ

nước (86), trăng (83), gió (57), trời (60) sông (48), mưa (38) sóng (15), mây (11), sấm (5),...

trăng rằm (2), trăng hoa (1), gió thu (1), gió chiều (1), bóng trăng (9), biển đông (2), ngọn gió (4), da trời (1), mặt trời (1)...

Từ ghép đẳng lập rất ít: trăng gió (3), gió hương (2), biển hồ (1), biển sông (1). Với lớp từ này, từ đơn nhiều hơn từ phức.

Tóm lại, danh từ trong Ca dao xứ Nghệ số lượng từ đơn và từ phức xuất hiện ở mỗi lớp danh từ khác nhau: Có lớp từ thì từ đơn nhiều hơn; có lớp từ thì từ đơn ít hơn. Từ đơn là cơ sở cho từ phức xuất hiện nhiều ít khác nhau. Trong từ phức, từ ghép chính phụ xuất hiện nhiều hơn từ ghép đẳng lập. Từ ghép chính phụ có số lượng lớn có giá trị nhắc đi, nhắc lại nhằm nhấn mạnh một nội dung cần thiết cần gửi gắm tình cảm. Ví dụ:

trầu → trầu hồi, trầu quế, trầu cay, trầu vàng, miếng trầu: Đôi ta chung một chuyến đò/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trông cho vắng khách, trao cho miếng trầu”

Một danh từ trong câu đều có thể kết hợp với nhiều từ loại khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xem xét một số từ có tần số xuất hiện lớn. Ví dụ: danh từ anh, em có tần số xuất hiện rất lớn, có thể kết hợp với các danh từ khác để tạo nên mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa con người với nhau, con người với các biểu tượng, các sự vật, hay địa danh liên quan đến tình yêu; cụ thể là từ em (753).

2.1.3.1. Danh từ với danh từ

Em là cách xưng hô gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống và tình yêu. Em thường

đi liền với anh tạo thành một cặp. Trong Ca dao xứ Nghệ, cách xưng gọi em xuất hiện với tần số lớn hơn cả (740 lần), khả năng kết hợp hết sức linh hoạt đó là:

anh chồng chàng em cha, mẹ thầy mẹ bạn dâu

Em được đặt trong quan hệ với chồng, vậy em là vợ. Ở đây, nghĩa vợ chồng thật

giản dị và cao đẹp.

- Anh nghe em đau đầu chưa khá (khỏi), Anh băng ngàn (rừng) bẻ lá em xông, Biết mần răng (làm sao) cho đó vợ đây chồng, Để mồ hôi ra thì anh chận (lau), ngọn gió nồng anh che.

Em trong quan hệ với cha, mẹ; thầy mẹ, vậy em là con. Đạo làm con luôn phải

vẹn toàn chữ hiếu. Vai trò dâu con cũng được đặt ra. - Anh về đường ấy mấy cung, Cho em về cùng, thăm mẹ thăm cha.

Vậy ở đây, em được đặt trong nhiều mối quan hệ: chữ tình (anh), chữ nghĩa (chồng), chữ hiếu (cha mẹ) và tấm lòng của em với cha mẹ (con và dâu).

Em đi với danh từ chỉ sự vật, biểu tượng:

duyên ngọn đèn con mắt Em miếng trầu nước mắt phận yếm

Từ em trong Ca dao xứ Nghệ nói riêng, ca dao nói chung thường gắn với chữ

duyên, cái phận, nhan sắc.... Đây là quan niệm người con gái luôn có số phận, có cái

duyên khác nhau do ông Trời định đoạt, ví dụ: .

Anhvề cho em về cùng,

Đói no là phận, lạnh lùng có đôi. [tr.76]

Anhqua bờ giếng, anhlượn bờ ao,

Nước thì không khát, khát khao duyên nàng. [tr.40]

Con lươn ngóc cổ thì con lươn bò, Con cò ngóc cổ thì con cò bay,

Hôm nay anhgặp em đây,

Trời khuyên đất bảo lòng say lấy lòng. [tr.221]

Em thường gắn với hình ảnh ngọn đèn nhằm diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc,

những nỗi niềm sâu kín; em thường gắn với sự khéo léo “đường kim, mũi chỉ”, em với chiếc yếm truyền thống. Em gắn với cau và trầu, đó là mơ ước đi tới hạnh phúc trong hôn nhân.

- Anh chơi cho rạng đông ra, Nhà em gần cạnh mời qua ăn trầu.

- Ước gì anh rể em dâu,

Lo chi những sự ăn trầu rứa (thế) em!

Em được gắn với những sự vật, hiện tượng quen thuộc đó đã giúp chúng ta hiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thêm về em: người con gái mang đầy đủ những vẻ đẹp truyền thống cả vẻ bên ngoài lẫn cảm xúc, tâm trạng bên trong.

Danh từ em đi với những danh từ riêng: Châu Trần

Em Hằng Nga Kiều

Trong ca dao thường sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, vẻ đẹp của người con gái luôn được ví như vẻ đẹp của Hằng Nga, Thúy Kiều, mối tình Châu Trần. Thực chất của vấn đề là đằng sau vẻ đẹp của Hằng Nga, Thúy Kiều chính là tấm lòng của các nhân vật, trong đó có em.

- Đã yêu đến gái Hằng Nga,

Anh dừng chân lại cho em gửi dăm ba câu tình

2.1.3.2. Danh từ kết hợp với động từ có 2 dạng:

- Danh từ xưng gọi “em” được kết hợp với nhiều động từ, một điều đáng lưu ý là động từ gắn với hành động của em. Hành động của em rất táo bạo, quyết liệt, rõ ràng và dứt khoát có các từ như: bày mưu, quyết, xiêu, đền, chối từ.... Khi đã yêu thì dù có cha mẹ cản trở thì em sẽ “bày mưu” cho, không yêu thì “chối từ” không ăn.

+) Danh từ với động từ

đợi bày mưu trao

ngồi Em chờ trông quyết xiêu đền cưới

Một phẩm chất đáng quý của người con gái khi yêu đó là thủy chung trong tình yêu

Dầu mà kết nỏ nên đôi,

Em tu hành rứa mãi, quyết ngồi chờ anh.

Khi yêu nhau, người con gái thường ở thế bị động trong việc quyết định chuyện hôn nhân, vì thế người con gái thường lo lắng khi đang yêu, bao nhiêu câu hỏi thường đặt ra: Yêu nhau rồi anh có cưới em không? Yêu nhau mà bỏ nhau thì thật đau lòng.

-Có thương em thì cưới em đi,

Đừng có thương rồi lại bỏ làm chi cho cực lòng. +) Động từ với danh từ

nhìn cưới đưa

tìm em

Danh từ kết hợp với động từ chủ yếu diễn tả cảm xúc của em, hành động của em. Còn sự kết hợp giữa động từ với danh từ thì diễn tả cảm xúc và hành động của anh dành cho em như: tìm, chờ, đưa và cưới...

Tìm em như thể tìm chim, Chim ăn bể Bắc anh tìm bể Đông.

Hành động tìm và chờ của anh đối với em cho ta thấy: trong tình yêu anh không hề cảm tính, anh sẽ chờ và tìm cho được tình yêu đích thực của mình.

Chăn kia nửa đắp nửa hờ, Gối kia nửa đợi nửa chờ duyên em.

Tuy nhiên, kết quả của sự kết hợp: danh từ với động từ chủ yếu diễn tả hành động của em đối với anh; và động từ với danh từ thì ngược lại chủ yếu nói đến hành động của anh đối với em. Từ những minh chứng cụ thể trên, chúng tôi thấy hành động của em mạnh mẽ và quyết liệt hơn hành động của anh. Quan niệm của cha ông trong xã hội phong kiến là người con gái luôn phải phục tùng và tuân lệnh. Vì thế, trong bất cứ tình huống nào của cuộc sống, nhất là trong tình yêu lứa đôi người con gái luôn bị động chờ được tỏ tình, chờ để được hỏi cưới. Từ quan niệm cực đoan đó làm cho người con gái luôn ở thế bị động. Cho nên, khi được thể hiện lòng mình trong ca dao thì người con gái thường bộc lộ tình cảm một cách mãnh liệt, táo bạo để tự giải tỏa những kìm nén

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa lớp danh từ trong ca dao xứ nghệ và dân ca nam trung bộ (Trang 32 - 44)