Phần Chế độ lính tình nguyên

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 8 HKII (Trang 128 - 130)

I. ổn định tổ chức I Kiểm tra bài cũ.

2.Phần Chế độ lính tình nguyên

+ Học sinh đọc lại đoạn 2. + Giáo viên hỏi: ý nghĩa trào phúng của nhau đề

Chế độ lính tình nguyện là gì. Mâu thuẫn trào phúng thể hiện ở đoạn 2 này có gì giống và khác nhau với đoạn 1?

+ Học sinh phân tích, so sánh, phát biểu, thảo luận nhóm. * Định hớng: - Cũng giống nh các nhan đề khác trong tác phẩm, nhan đề Chế độ lính tình nguyện

cũng mang sắc thái trào phúng một cách tự nhiên. Vì tình nguyện là tự giác, là không bị bắt buộc, là sẵn sàng, phấn khởi mà đi. Nhng ở đây lại phải hiểu theo nghĩa ngợc lại. Chẳng hạn, có thể đặt cho phần này tiêu đề: Cái vạ mộ lính.

- Mâu thuẫn trào phúng ở phần này giống mâu thuẫn trào phúng ở phần trên là cùng xoay quanh cuộc chiến tranh đế quốc bẩn thỉu, cùng là sự trái ngợc giữa hành động và lời nói, bên ngoài và bên trong; khác nhau là ở chỗ: Xoay quanh cái vạ mộ lính. Nghĩa là xoay quanh việc bắt lính, tróc nã tàn bạo, hoàn toàn cỡng bức với những lời lẽ tuyên truyền bịp bợm về chế độ lính tình nguyện.

+ Giáo viên hỏi:

- Tìm và phân tích những luận cứ về chế độ lính tình nguyện (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm)

và hậu quả của nó. Em hiểu thế nào về khái niệm

vật liệu biết nói? Để chống lại nhà cầm quyền, để trốn lính, những thanh niên bản xứ đã buộc

phải làm gì? Những việc làm bất đắc dĩ đó càng chứng tỏ điều gì? + Học sinh tìm kiếm, phát hiện chi tiết, hệ thống hoá, phát biểu, phân tích, cắt nghĩa khái niệm.

* Định hớng

Chế độ lính tình nguyện thực chất là chế độ cỡng bách, bắt lính một cách tàn bạo, dã man đã đợc thể hiện bằng những dẫn chứng, và luận chứng rất cụ thể, bằng giọng điệu phẫn nộ, lên án mà vẫn rất trào phúng, hài h- ớc một cách đau xót.

- Trớc hết tác giả gọi tên đúng bản chất của nó là cái

vạ mộ lính. Nghĩa là nó chỉ đem lại tai vạ cho ngời dân bản xứ.

- Đó là những cuộc vây lùng, bắt bớ nhân lực rộng khắp trên toàn cõi Đông D- ơng, bị bắt, bị nhốt với đủ các thứ tên sắc lính (khố đỏ, khố xanh, khố vàng...) - Cụm từ vật liệu biết nói thể hiện ý nghĩa trào phúng, mỉa mai sâu sắc. Bọn chủ thực dân coi ngời bản xứ chỉ nh thứ độ vật biết nói, nh thứ hàng hoá đặc biệt có thể sinh lợi mà thôi!

- Hậu quả của chính sách thu gom vật liệu biết nói đẻ ra hàng trăm cách xoay xoả làm tiền trắng trợn: đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra! - Thật thảm thơng cho những chàng trai bản xứ không muốn chết ngay cho bọn chủ tây, không muốn rời luống cày và mái nhà quê h- ơng, lại không có tiền chạy chọt, đã phải nghĩ ra bao cách tự huỷ thân mình - tự thơng những hành động ấy, tự nó, đã càng lật ngợc cái dối trá, lừa bịp của chính sách mộ lính phi nhân, dù ở

Việt Nam thế kỷ XX hay ở Trung Hoa từ thời Đỗ Phủ với tên lại tróc nhân ở thôn Thạch Hào khủng khiếp. + Giáo viên: Mâu thuẫn trào phúng, một lần nữa

còn thể hiện ở đoạn văn: ấy thế mà.... không ngần ngại nh thế nào?

+ Học sinh phân tích, phát biểu.

* Định hớng:

- Mâu thuẫn trào phúng thể hiện ở:

- Sự tơng phản giữa những lời lẽ tâng bốc, phỉnh nịnh hết lời mà hoàn toàn giả dối trong bản bố cáo của phủ Toàn quyền Đông Dơng: nào là ban khen phẩm hàm, nào là truy tặng những ngời đã hi sinh cho Tổ quốc , tấp

“ ”

nập đầu quân, không ngần ngại hi sinh, hiến dâng xơng máu, hiến dâng cánh tay lao động... với những câu hỏi bắt nguồn tự sự thật cứ xoáy vào: những ngời bị xích, những ngời bị giam nhốt nghiêm ngặt, những cuộc biểu tình, những vụ bạo động liên tiếp ở nhiều nơi... - Sự thật thảm khốc của chế độ lính tình nguyện, của bản chất chủ nghĩa thực dân là nh thế đấy.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 8 HKII (Trang 128 - 130)