Những bài học kinh nghiệm về chính sách thu hút và sử dụng trí

Một phần của tài liệu Vai trò trí thức cách mạng sài gòn gia định trong công cuộc kháng chiến chống pháp (1946 1954) (Trang 107 - 149)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Những bài học kinh nghiệm về chính sách thu hút và sử dụng trí

* Sự cần thiết đội ngũ trí thức trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Quá trình vận dụng, thực hiện chiến lược đại đoàn kết trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1946-1954), để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báo trong việc tập hợp và sử dụng đội ngũ trí thức. Trong bối cảnh đất nước có chính quyền, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, điều giải hợp lý lợi ích cho các thành phần khác nhau trong xã hội, trong đó coi trọng và thu hút sự cống hiến của đội ngũ trí thức cách mạng trên mọi lĩnh vực. Vấn đề này luôn được đặt ra cho các lãnh tụ và tổ chức chính trị tiên phong, trong tập hợp lực lượng nhân tài dưới ngọn cờ đấu tranh dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá vai trò, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo trong xã hội để lôi kéo họ vào sự nghiệp cách mạng. Một trong những chiến lược quan trọng là xem vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ thiêng liêng hàng đầu và tìm mọi biện pháp giải quyết lợi ích dân chủ cho các giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Chính vì vậy, lượng lớn đội ngũ trí thức tham gia vào công cuộc kháng chiến kiến quốc ngày càng đông đảo.

Thực hiện tổ chức và xây dựng các hình thức MTDTTN phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng trên cơ sở liên minh công nông và trí thức. Xây dựng MTDTTN đoàn kết mọi thành phần tầng lớp là một vấn đề có tính chiến lược lâu dài, vấn đề sống còn, quyết định mọi thành bại của cách mạng. Tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể, với nhãn quan duy vật lịch sử và biện chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không coi hình thức MTDTTN là nhất thành bất biến. Sự ra đời của mặt trận Liên Việt bên cạnh mặt trận Việt Minh, lịch sử MTDTTN ở Việt Nam ghi thêm một sáng tạo độc đáo nữa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã lãnh đạo Đảng khai thác ở mức cao nhất, hiệu quả nhất sức mạnh đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân, dù khuynh hướng chính trị và quyền lợi khác nhau nhưng có mẫu số chung là lòng yêu nước. Những nguyên tắc cơ bản trong công tác xây dựng mặt trận được coi trọng, đảm bảo tuyệt đối

sự lãnh đạo của Đảng được coi là nguyên tắc tối cao. Liên minh công - nông trong MTDTTN được xem là một nguyên tắc cốt tử, đồng thời cần thiết phải thực hiện liên minh với đội ngũ lao động trí thức, để tăng thêm sức mạnh trí tuệ cho khối đại đoàn kết.

Thực hiện nghệ thuật xây dựng và vai trò của MTDTTN trong tập hợp mọi lực lượng, huy động sức mạnh tổng hợp cùng tham gia kháng chiến. Ở Việt Nam, MTDTTN chống đế quốc là mặt trận dân tộc, chứ không phải mặt trận nhân dân như ở một số nước khác. Mặt trận là một thể thống nhất của nhiều giai cấp, tầng lớp, song chứa đựng trong nó nhiều mâu thuẫn, mặc dù không phải là mâu thuẫn đối kháng. Những sách lược mềm dẻo hướng tới điều giải hợp lý mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp tham gia như phong kiến, tư sản, trí thức dân tộc, trí thức tây học,… Những giá trị về tư tưởng, lý luận và thực tiễn của nghệ thuật lôi kéo trí thức trong xây dựng, tổ chức mặt trận là có ý nghĩa cao đối với các giai đoạn cách mạng về sau.

Thực hiện quán triệt “Công nông trí thức hoá, trí thức công nông hoá” trong xây dựng khối liên minh chặt chẽ giữa công nhân, nông dân và trí thức, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quá trình kháng chiến kiên quốc. Thắng lợi của cách mạng chống Pháp cho thấy sự đúng đắn của chủ trương “Đào tạo trí thức mới, cải tạo trí thức cũ. Công nông trí thức hoá, trí thức công nông hoá”, để “Công nông cần học tập văn hoá để nâng cao trình độ tri thức của mình, trí thức cần gần gũi công nông và học tập tinh thần, nghị lực, sáng kiến và kinh nghiệm của công nông”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, một bộ phận lớn trí thức đã chịu khó, chịu khổ đi với kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến.

Thực hiện coi trọng mặt trận ngoại giao, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được mặt trận đoàn kết với nhân dân thế giới. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước truyền thống với một tư duy mở của chủ nghĩa yêu nước hiện đại, Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt

Nam hòa nhập với cách mạng thời đại ở tầm cao của sự phát triển và sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản đã tiến hành những hoạt động đối ngoại khôn khéo, nhằm phân hóa kẻ thù, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ, đánh bại âm mưu thôn tính, nô dịch của bọn xâm lược. Đường lối ngoại giao đặc thù, với những quyết định sáng suốt, cô lập và đánh vào kẻ thù chính, thực hiện sự nhân nhượng và thỏa hiệp có nguyên tắc đã đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế hiểm nghèo trong những năm đầu của cuộc kháng chiến. Đỉnh cao của chiến lược đoàn kết quốc tế là tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân, nhân dân tiến bộ các nước. Vấn đề đoàn kết quốc tế chính là phát huy truyền thống hòa hiếu của dân tộc, nắm vững và giương cao ngọn cờ hòa bình, thêm bạn bớt thù, phân hóa, cô lập kẻ thù chủ yếu như một nguyên tắc chiến lược của cách mạng Việt Nam.

* Vấn đề thu hút và phát huy vai trò của trí thức cách mạng

Quá trình tham gia chống Pháp của tầng lớp trí thức chứng minh nhận thức và thái độ đúng đắn của Đảng về chính sách thu hút và phát huy vai trò trí thức. Nó có tác dụng quan trọng trong việc hoàn thành sự nghiệp cách mạng, thể hiện sự tín nhiệm của nhân dân, của Đảng và Chính phủ đối với trí thức trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.

Bằng tấm lòng nhân ái, sự chân thành và tài năng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu phục được nhân tâm, làm cho hầu hết mọi nhân tài đã yêu nước lại càng thêm yêu nước, một lòng một dạ với vận mệnh đất nước. Thế hệ trí thức của thời kỳ này đã có sự lựa chọn sáng suốt, xác định đúng vị trí của mình trước yêu cầu của dân tộc, của thời đại. Chính Người đã tuyển chọn một đội ngũ cán bộ tài năng và đầy tinh thần trách nhiệm, bám sát cuộc sống, ngày đêm trăn trở, sáng tạo tìm ra các giải pháp cho những khó khăn. Việc tuyển chọn người cho bộ máy cũng theo nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc, bất kể thành phần giai cấp, tôn giáo, nếu có năng lực và tinh thần yêu nước đều

được trọng dụng. Hàng loạt nhân sĩ, trí thức thuộc mọi tầng lớp hưởng ứng nồng nhiệt lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch, tự nguyện đóng góp trí tuệ và tài sản cá nhân vào sự nghiệp chung của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã kiên trì giáo dục, thuyết phục để bạn đồng minh hiểu rõ mục đích của kháng chiến, đi với dân tộc, nhân dân suốt cuộc kháng chiến. Đối với tri thức là quan lại phong kiến từng tham gia chế độ cũ, tạo điều kiện cho họ có thể tham gia cách mạng tùy theo sức lực và khả năng của mỗi người, hạn chế đến mức thấp nhất sự phản kháng về mặt giai cấp của một giai cấp thống trị đã mất quyền lực.

* Việc trọng dụng trí thức trong sự nghiệp cách mạng

"Phát huy trí tuệ và năng lực của đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài" luôn được Đảng ta đã khẳng định như một chủ trương xuyến suốt trong những năm tháng kháng chiến kiến quốc. Điều này không chỉ nói lên một đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn là sự kế thừa và vận dụng mang tính lịch sử "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".

Ngay khi chính quyền cách mạng còn non trẻ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ, đồng thời tha thiết kêu gọi “Tìm người tài đức” phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết nước nhà. Vì vậy, không chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả quan lại phong kiến cũng ngả theo cách mạng. Nhờ đó kẻ xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu, kẻ thù trong nước bị tê liệt. Còn những người có tâm huyết với nước với dân thì được thu phục và tận tụy đến cùng với cách mạng và kháng chiến.

Chính sách tập hợp, đoàn kết trí thức phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc cho chúng ta thấy việc xác định tập hợp, đoàn kết trí thức không phải là sách lược nhất thời trong một giai đoạn nhất định, là vấn đề cơ bản, có tính chiến lược lâu dài. Đoàn kết, thu phục trí thức có ý nghĩa quyết định tới

sự thành công của cách mạng, tới sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước, của dân tộc. Trả lời Báo Độc Lập năm 1947, Hồ Chí Minh đã nói: “Chính sách của Chính phủ trước sau vẫn là đoàn kết. Đối với các vị quan lại cũ cũng như đối với tất cả các giới đồng bào, những người có tài, có đức thì Chính phủ đều hoan nghênh ra gánh vác việc nước”. Đây chính là cơ sở để hầu hết nhân sĩ và trí thức Việt Nam hăng hái cùng với nhân dân tham gia công cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bên cạnh chính sách đoàn kết, tập hợp trí thức của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng "Chính sách tín nhiệm đối với trí thức". Chính sách xuất phát từ tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của ông cha ta, được kế thừa và nâng lên một bước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những lúc chính sách đoàn kết, trọng dụng nhân tài đã bị coi nhẹ. Nguyên nhân là do quan điểm giai cấp đã vượt ra ngoài thông lệ truyền thống của dân tộc. Kết quả, làm mất đi nhiều tài năng của đất nước, đồng thời làm cho niềm tin của trí thức vào cách mạng dân tộc bị giảm sút. Đây là một bài học cần phải rút ra trong quá trình cách mạng về sau.

* Việc sử dụng trí thức trong sự nghiệp cách mạng

Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc lực lượng trí thức có nhiều đóng góp lớn cho đất nước. Nói như thế không có nghĩa là đề cao những con người trí thức cụ thể, mà nói đến một điều kiện không thể thiếu cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Trong sự nghiệp đó, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức, học vấn, sự nhận thức các qui luật của tự nhiên và của xã hội.

Để có được nhân tài phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là một vấn đề khó khăn đối với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng để sử dụng hợp lý và hiệu quả, đảm bảo cho trí thức đem hết sức mình ra phục vụ Tổ quốc, phát huy mọi tài năng có ích cho nước nhà bằng những nghiên cứu,

sáng chế, phát minh, sáng tác lại càng khó hơn gấp bội. Trí thức tận tụy hay không là tùy thuộc vào chúng ta có tin dùng trí thức hay không, có giao cho họ đảm nhiệm những trọng trách mà họ xứng đáng được đảm nhiệm hay không. Điều đó không tùy thuộc vào bản thân trí thức, mà là ở người lãnh đạo có đủ khả năng thu phục nhân tâm và nhân tài hay không. Thu hút được nhân tài cũng là một tài năng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết khéo léo sắp xếp đúng vị trí công việc cho trí thức tham gia vào cuộc kháng chiến, kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trọng dụng nhân tài phải biết tùy tài mà dùng người: "Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ"[34, tr.39]. Nhận định này thể hiện rõ quan điểm sử dụng đúng người, đúng việc và hợp logic vận động của xã hội. Chính sách này đã nhận được sự đồng thuận từ phía trí thức, do đó đã không gây ra những tranh giành về quyền lực giữa các trí thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một bản lĩnh cần thiết trong việc sử dụng, phát huy tiềm năng trí thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là phải luôn luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết của trí thức. Đó tầm nhìn trong việc đánh giá vai trò của trí thức, hết sức trân trọng và tìm mọi cách sử dụng, phát huy tiềm năng. Điều này được chứng minh bằng việc hàng loạt những trí thức tên tuổi từ bỏ cuộc sống giàu sang để đến với cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Đảng đã thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ, chống bệnh hẹp hòi, chia rẽ, bè phái trong Đảng và trong công tác cán bộ. Bởi người cộng sản khi đã có chính quyền dễ mắc phải căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, dẫn đến sự xa lánh của người có tài. Xác định được những khó khăn và thách thức đối với trí thức trong công cuộc kháng chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn

theo dõi và quan tâm một cách sâu sát những việc làm của trí thức, sát cánh và động viên họ đoàn kết cùng thực hiện tốt công việc.

KẾT LUẬN

Trải qua chín năm gian khổ và hi sinh, cùng với cả nước, công cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân và trí thức Sài Gòn – Gia Định đã giành được thắng lợi to lớn trên nhiều mặt trên, nhiều lĩnh vực. Vai trò của trí thức cách mạng Sài Gòn - Gia Định được phát huy cao độ trong công cuộc kháng chiến kiến quốc 1946-1954.

Kế tục truyền thống cha ông, theo tiếng gọi non sông và dưới ảnh hưởng của Hồ Chủ tịch, hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, quân dân và trí thức Nam bộ tiến hành cuộc “Nam bộ kháng chiến” toàn dân toàn diện. Lịch sử nam bộ kháng chiến giai đoạn này ghi nhận những đóng góp to lớn của giới trí thức Sài Gòn – Gia Định trong việc xây dựng nền “kinh tế kháng chiến”, “văn hóa kháng chiến”, “giáo dục kháng chiến”, “y tế kháng chiến”. Những đóng góp của trí thức Sài Gòn – Gia Định thể hiện sự ý thức được vai trò và vị thế của mình, là một bộ phận quan trọng trong liên minh Công - Nông – Trí không thể tách rời khỏi đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Từ những năm tháng đầu của “Nam bộ kháng chiến”, Đảng ta đã

khẳng định: Trí thức là vốn quý của dân tộc, không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới không thể hoàn thành được [41,tr.433]. Tin tưởng tuyệt đối vào sự chính nghĩa của cách mạng Việt Nam, được Đảng tin dùng, sớm nắm vững đường lối đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và trực tiếp là Xứ ủy Nam bộ, các trí thức Sài Gòn – Gia Định đã trải qua những năm tháng đấu tranh cam go và nguy hiểm nhưng đầy tự hào và anh hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lực lượng trí thức cách mạng Sài Gòn – Gia Định ngày một đông đảo, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thể hiện qua các phong trào đấu tranh.

Những đóng góp của trí thức Sài Gòn – Gia Định được đánh giá cao và ghi nhận trên nhiều góc độ. Hầu hết trong số họ xuất thân là “con nhà

Một phần của tài liệu Vai trò trí thức cách mạng sài gòn gia định trong công cuộc kháng chiến chống pháp (1946 1954) (Trang 107 - 149)