Tầm quan trọng của trí thức cách mạng Sài Gòn –Gia Định trong

Một phần của tài liệu Vai trò trí thức cách mạng sài gòn gia định trong công cuộc kháng chiến chống pháp (1946 1954) (Trang 103 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Tầm quan trọng của trí thức cách mạng Sài Gòn –Gia Định trong

trong công cuộc kháng chiến chống Pháp

Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp đã tiếp tục ghi vào trang sử vàng lịch sử truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến thể hiện sức mạnh, lòng quả cảm và trí tuệ của toàn dân tộc, trong đó có những đóng góp to lớn của tầng lớp trí thức cách mạng Sài Gòn – Gia Định, với vai trò tiên phong “Nam Bộ thành đồng đi trước về sau”. Đồng thời, phản ánh những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh về đường lối đấu tranh trên mặt trận quân sự, ngoại giao, kinh tế, và chiến lược đại đoàn kết, coi trọng trí thức. Chiến lược đã tập hợp được sức mạnh và trí tuệ của đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, cùng nhân dân đi theo ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc. Thắng lợi của cuộc “Nam bộ kháng chiến” chứng minh cho sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trực tiếp là Xứ ủy Nam bộ, thành ủy Sài Gòn – Gia Định; sự đoàn kết, kiên quyết chiến đấu, lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước của nhân dân, sự cống hiến của tầng lớp trí thức cách mạng Sài Gòn – Gia Định, góp phần làm nên thắng lợi trên các mặt xây dựng bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, quân sự, y tế, giáo dục, văn hóa,…

Đội ngũ tri thức cách mạng Sài Gòn – Gia Định góp phần vào xây dựng bộ máy kháng chiến. Vai trò của trí thức cách mạng Sài Gòn – Gia Định được ghi nhận góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử bầu ra quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ngày 6/1/1946 và cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các

cấp. Để trên cơ sở đó, ngày 2/3/1946, quốc hội đã tiến hành họp khoá đầu tiên bầu chính phủ liên hiệp chính thức, bầu các chức danh quan trọng như chủ tịch, thủ tướng. Một dấu ấn quan trọng nhất của trí thức là đóng góp vào sự ra đời Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ngày 11/1946, khẳng định về tính pháp lý của Nhà nước. Cuộc bầu cử ở Nam Bộ được tiến hành, góp phần thực hiện quá trình kiện toàn bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trên đà thắng lợi của các mặt trận quân sự, ngoại giao, kinh tế, Đảng đã tiến hành Đại hội toàn quốc lần II vào năm 1951 tại Tuyên Quang. Đại hội là một thắng lợi về mặt chính trị của chính phủ Việt Nam, hoàn thành một bước nữa đường lối và góp phần đưa cuộc kháng chiến thắng lợi.

Đội ngũ tri thức cách mạng Sài Gòn – Gia Định tham gia xây dựng lực lượng kháng chiến. Sau khi tiếng súng kháng chiến Nam Bộ bùng nổ, tuyệt đại đa số trí thức Sài Gòn – Gia Định từ trí thức tân học yêu nước đến tri thức dân tộc đều nhất tề tham gia vào guồng máy chống Pháp. Xét về mặt số lượng, trí thức cả nước tham gia vào cuộc kháng chiến là hơn 170 người, trong đó 140 người có trình độ cao đẳng, 24 người có trình độ đại học và 8 người có trình độ trên đại học [28, tr.120]. Lực lượng tham gia vào công cuộc kháng chiến, trí thức Sài Gòn - Gia Định chiếm số lượng đông đảo nhất nhì. Theo thống kê của tác giả Hồ Hữu Nhựt số trí thức tiêu biểu tham gia trong kháng chiến kiến quốc có khoảng 51 người [41]; theo thống kê của tác giả Hồ Sơn Điệp, trí thức cả vùng Nam Bộ có khoảng 56 người [21, tr.250-251]. Qua những con số thống kê về đội ngũ trí thức yêu nước Nam Bộ, trí thức Sài Gòn - Gia Định tham gia vào cuộc kháng chiến, kiến quốc 1946 – 1954 là không hề nhỏ, chiếm gần 1/2 số lượng trí thức của cả nước. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của lực lượng trí thức Sài Gòn – Gia Định với công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc thắng lợi.

Đội ngũ trí thức Sài Gòn – Gia Định đã góp sức vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II ở Nam Bộ theo phương châm tự lực cánh

sinh, kiên trì kháng chiến lâu dài và đẩy mạnh cuộc kháng chiến về mọi mặt. Những thành quả đó đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của chiến trường, thực hiện thắng lợi phương châm tự lực cánh sinh, phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. Thành quả của công cuộc xây dựng vùng tự do về mọi mặt kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, quân sự,… phải trải qua một quá trình đấu tranh gian khổ vừa làm, vừa học tập, nâng cao trình độ để giải quyết những vấn đề do thực tế đặt ra, khắc phục những sai lầm lệch lạc về nhận thức và phương pháp thực hiện. Những thành qủa đạt được đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chứng minh tính chất đúng đắn của đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.

Đội ngũ trí thức Sài Gòn – Gia Định đã góp sức vào đấu tranh vũ trang. Khi kháng chiến bùng nổ trong toàn quốc, Nam Bộ ở trong thế bị bao vây, phong tỏa về mọi mặt. Tầng lớp trí thức đã cùng với quân dân phát triển kịp thời lực lượng chiến đấu, xây dựng căn cứ địa vùng tự do, giúp đỡ vùng bị tạm chiếm. Được sự ủng hộ của nhân dân cả nước, ngay từ những ngày đầu, quân dân và trí thức Sài Gòn – Gia Định, Nam Bộ đã chiến đấu rất ngoan cường, chặn đứng các cuộc tấn công ồ ạt và làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, giữ vững vùng tự do. Sau chín năm kháng chiến, chúng ta đã loại khỏi vòng chiến đấu một nữa triệu quân Pháp; hàng ngàn xe quân sự, hàng trăm máy bay chiến đấu, các loại pháo; góp phần vào sự tiêu tốn của chính phủ Pháp cho cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương khoảng 3 ngàn tỉ fơ răng, 2,6 tỉ đô la viện trợ của Mĩ; 8 tổng chỉ huy đã lần lượt thua trận; nhiều nội các lần lượt sụp đổ; buộc chính phủ Pháp phải rút quân về nước, thừa nhận nền độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Trong đó, thắng lợi của cuộc “Nam bộ kháng chiến” kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao đã làm thất bại âm mưu chia tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.

Đội ngũ trí thức Sài Gòn – Gia Định thực hiện xây dựng kinh tế kháng chiến, một mặt tiến hành chính sách phá hoại kinh tế địch, không cho địch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh; mặt khác, xây dựng kinh tế theo hướng vừa kháng chiến vừa kiến quốc và tự cung tự cấp về mọi mặt. “Kinh tế kháng chiến” đã góp phần nâng cao sức sản xuất, đáp ứng nhu cầu thời chiến "ăn no, mặc ấm, đánh khoẻ"; góp phần xây dựng kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, chú ý công nghiệp quốc phòng, giảm nhẹ dần sự đóng góp của nhân dân, củng cố tiền tệ, tăng gia sản xuất… Phong trào "Thi đua ái quốc”, "Xây dựng hậu phương kháng chiến", đã tập trung sức lực xây dựng hậu phương về kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của cuộc kháng chiến. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đã không ngừng vươn lên khắc phục yếu kém về kinh tế, làm cho vùng tự do ngày càng vững mạnh, trở thành hậu phương vững chắc.

Đội ngũ trí thức Sài Gòn – Gia Định tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia kinh tế, đã tiến hành thực hiện hiệu quả các chương trình “Kinh tế tự túc”; các Ty Canh nông, Thuỷ nông củng cố tổ chức, hướng dẫn nhân dân khai hoang phục hóa; các Ty Tín dụng cho nhân dân vay vốn để mua sắm nông cụ và trâu bò, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt chỉ tiêu lương thực đề ra. Các trí thức, các cán bộ kỹ thuật của Ty canh nông đã xuống từng địa phương hướng dẫn nhân dân cách phân bón trong thâm canh, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật canh tác giống cây trồng mới, có năng suất cao. Thủ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần cung cấp những nhu cầu thiết yếu của đời sống và những nhu yếu phẩm, nhất là vải, giấy, đặc biệt là hóa chất để sản xuất vũ khí phục vụ kháng chiến.

Đội ngũ trí thức Sài Gòn – Gia Định tham gia góp phần giải quyết tình hình tài chính khó khăn, đáp ứng yêu cầu chi tiêu cho cuộc kháng chiến ngày càng lớn. Để giải quyết khó khăn đó, bên cạnh việc huy động sự ủng hộ và đóng góp của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền đã chủ trương thu hút sự

đóng góp của đội ngũ nhân sĩ trí thức trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ; sự ủng hộ của nhân dân, vai trò to lớn của trí thức trong các cuộc vận động "Tuần lễ vàng", “Quỹ độc lập”,… Trong suốt thời kỳ kháng chiến, đã giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước và thương nhân, tạo mọi điều kiện để họ phục vụ cho đời sống, phục vụ kháng chiến. Trên thực tế, thương nhân đã đảm đương tốt hai nhiệm vụ đó. Đã có nhiều thương nhân, vì nhu cầu của kháng chiến, sẵn sàng liều mình vượt qua những hàng rào kiểm soát gắt gao của Pháp để vận chuyển những nhu yếu phẩm như một “người Việt Minh” thực thụ.

Đội ngũ trí thức ngành y tế Sài Gòn – Gia Định chủ động tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng trong chăm sóc sức khỏe toàn dân, xây dựng, phát triển nguồn lực con người, góp phần xây dựng nên y tế kháng chiến, đáp ứng yêu cầu dân sinh và quân y. Trí thức ngành y tế đi đầu trong việc sản xuất, sáng tạo truyền bá và ứng dụng, nêu cao y đức "Thầy thuốc như mẹ hiền". Trí thức ngành y tế góp phần quan trọng thực hiện xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm bảo vệ và thực hiện dân chủ, công bằngg trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế ở cơ sở.

Đội ngũ trí thức Sài Gòn – Gia Định trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, ngày đêm không ngừng sáng tạo và sản xuất các loại vũ khí, đặc biệt là sản xuất súng trường, lựu đạn, súng cối cỡ nhỏ… để trang bị cho các lực lượng vũ trang. Trong hoàn cảnh kháng chiến và điều kiện chiến trường, ta đã thực hiện sản xuất vũ khí theo lối thủ công, tiểu quy mô, phân tán nhưng có kế hoạch và chuyên môn hóa. Các xưởng sản xuất vũ khí đã đáp ứng mọi việc, từ việc sửa chữa các loại súng, lựu đạn đến việc chế tạo súng trường, lựu đạn, bom ba càng, súng phóng lựu đạn… Việc tự chế tạo, sản xuất và sửa chữa vũ khí đã góp phần xứng đáng vào những chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta trên khắp các chiến trường.

Một phần của tài liệu Vai trò trí thức cách mạng sài gòn gia định trong công cuộc kháng chiến chống pháp (1946 1954) (Trang 103 - 107)