Nhân tố chính trị, pháp luật:

Một phần của tài liệu 412 kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket tại công ty cổ phần may vạn xuân (Trang 40 - 41)

Trong quyết định 36/QĐ – TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt phát triển chiến lược ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển. Công ty cổ phần may Vạn Xuân cũng như những công ty may mặc khác sẽ có nhiều cơ hội để phát triển, hội nhập với kinh tế thế giới nhờ vào những chính sách ưu đãi của nhà nước.

Việt Nam có nền chính trị ổn định và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với thương nhân nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Luôn mở rộng tiếp cận thị trường cho ngành xuất khẩu trong đó có dệt may.

Bên cạnh những chính sách từ phía nhà nước về ngành dệt may thì từ năm 2001 đến 2006, Bộ tài chính cũng đưa ra 5 quyết định về việc ban hành 26 chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn thực hiện và chế độ kế toán theo quyết định 5/2006/QĐ – BTC

ngày 20/2/2006, quyết đinh số 48/2006/QĐ – BTC ban hanh ngày 14/9/2006. Theo đó các doanh nghiệp trong các ngành phải thực hiện theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đó cũng là yêu cầu cần thiết để giúp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán vì hạch toán kế toán không chỉ là công cụ quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 412 kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket tại công ty cổ phần may vạn xuân (Trang 40 - 41)