Đơn giá tiền lương tiêu

Một phần của tài liệu 412 kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket tại công ty cổ phần may vạn xuân (Trang 71 - 76)

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = số lượng sản phẩm hoàn thành làm thêm x ( đơn giá tiền lương tiêu chuẩn làm ban ngày x 130%) x 150% hoặc 200% hoặc 300%.

Trên cở sở cách tính lương làm thêm giờ trên, dựa vào bảng chấm công làm thêm giờ và số sản phẩm hoàn thành để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Bên cạnh việc tính lương khi làm thêm giờ cho phù hợp thì công ty cũng nên có chính sách khen thưởng cho phân xuởng sản xuất và công nhân khi hoàn thành kế hoạch sản xuất trước thời hạn, sản xuất tiết kiệm. Tuy nhiên nếu không hoàn thành kế hoạch và sản xuất vượt định mức kỹ thuật do lãng phí nguyên vật liệu thì cũng phải xử phạt hợp lý dựa trên số nguyên vật liệu lãng phí. Với chính sách thưởng phạt rõ rang công nhân sẽ ý thức, tự giác hơn trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động và gắn bó hơn với công ty.

Chi phí phải trả.

Đây là những khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này. Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất kinh

Tiền lương làm thêm làm thêm giờ Số lượng sản phẩm hoàn thành làm thêm

Đơn giá tiền lương tiêu lương tiêu chuẩn làm theo ban ngày 150% hoặc 200% hoặc 300%

doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí. Để đảm bảo khi các chi phí thực tế phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh.

Đối với công ty cổ phần may Vạn Xuân thì các nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh liên quan để hạch toán vào chi phí phải trả là chi phí trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân khi ốm đau, thai sản; trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Thực tế thì công ty không trích trước các khoản chi phí này vì vậy khi những khoản chi phí này phát sinh trong ky sẽ làm chi phí sản xuất kỳ đó tăng lên đột ngột. Để đảm bảo việc tính chi phí chưa được chính xác cũng như đảm bảo nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc thận trọng công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ ( lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý đáng tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh.

Kế toán sử dụng tài khoản 335 “ chi phí trả trước”. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 335.

Bên Nợ:

+ Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả.

+ Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.

Bên Có:

+ Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

Khi trích trước chi phí tiền lương của công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 622 Nợ TK 627

Có TK 335

Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi:

Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp ( nếu số phải trả lớn hơn số trích trước) Nợ TK 335- chi phí phải trả ( số trích trước)

Có TK 334- Phải trả người lao động

Có tk 622- chi phí nhân công trực tiếp ( nếu số trích trứơc lớn hơn số phải trả).

Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 627- CPSXC ( nếu số trích trước nhỏ hơn số đã chi)

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả ( số đã trích trước)

Có TK 241 – XDCBDD (2413) ( tổng chi phí thực tế phát sinh) Có TK 627- CPSXC ( nếu số chi nhỏ hơn số trích trứơc).  Chi phí ăn trưa của công nhân:

Dựa trên định mức tiền ăn trưa, kế toán tiến hành tính tiền ăn trưa cho từng phân xưởng sản xuất. Sau đó sẽ tính tiền ăn trưa đó vào chi phí nhân công trực tiếp

sản xuất đối với nhân công trực tiếp sản xuất và nhân viên quản ly phân xưởng thì hạch toán vào chi phí sản xuất chung.

Kế toán quản trị.

Hoạt động của các doanh nghiệp là hoạt động theo định hướng nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và biện pháp tổ chức quản lý hợp lý. Các nhà doanh nghiệp phải tính toán, dự tính kết hợp giữa các mục tiêu cần đạt được với cách thức huy động các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

Hiện nay tại công ty cổ phần may Vạn Xuân công tác kế toán quản trị vẫn chưa được chú trọng. Nếu có thì cũng chỉ là một phần nhỏ trong kế toán tài chính. Trứơc sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc áp dụng kế toán quản trị càng trở nên cấp thiết. Kế toán quản trị phải tồn tại song song với kế toán tài chính tạo nên sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau đảm bảo cho việc phản ánh và cung cấp thông tin kế toán một cách chính xác, kịp thời. Đây là hai bộ phận không thể tách rời của kế toán doanh nghiệp.

Xuất phát từ yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể công ty cổ phần may Vạn Xuân có thể tổ chức kế toán quản trị theo mô hình tổ chức kết hợp giữa KTQT và KTTC. Phòng kế toán của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận kế toán đảm nhiệm các phần hành KTTC cụ thể và tương ứng với mỗi bộ phận kế toán sẽ bao gồm kế toán quản trị.

Với phần hành kế toán chi phí sản xuất sản phẩm và tính giá thành, kế toán quản trị sẽ thực hiện các công việc như:

- phân loại chi phí và lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm theo mục tiêu quản trị.

- Xây dựng định mức, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh.

- Mở hệ thống sổ kế toán chi tiết để thu thập thông tin chi tiết về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo mục tiêu quản trị.

- Cung cấp thông tin để lập báo cáo sản xuất theo phân xưởng …

Kế toán quản trị sẽ trở thành công cụ quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý nội bộ của doanh nghiệp nếu nhận thức được đúng vai trò của nó. Với kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây dựng và thiết lập dự toán chi phí sản xuất phù hợp cho từng phân xưởng, nhà máy. Đồng thời tiến hành theo dõi suốt quá trình thực hiện thu mua nguyên vật liệu, quá trình sản xuất và thực hiện phân tích tình hình thực hiện dự toán kết hợp với việc thu thập các thông tin khác để giúp các nhà lãnh đạo có thể dự kiến được phương hướng sản xuất tiếp theo.

Kế toán sẽ thực hiện xây dựng dự toán chi phí sản xuất về nguyên vậ liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng theo từng quý và cả năm.

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Năm…

Đơn vị tính:

công trực tiếp:

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Năm:…

Đơn vị:

Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV

Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV

1.SLSP cần sản xuất 2.Định mức NVL 3. Tổng nhu cầu NVL 4.Định mức đơn giá NVL 5. CPNVLTT Dự toán chi phí NVLTT Dự toán sản lượng sản xuất Định mức chi phí NVLTT X = Dự toán chi phí nhân công trực tiếp = Dự toán sản lượng sản xuất X Định mức chi phí nhân công trực tiếp.

1.KLSP cần sản xuất 2. ĐM thời gian sản xuất 1 sản phẩm.

3. tổng nhu cầu 4. ĐM đơn giá tiền lương.

5. CPNCTT (3x4)

Dự toán chi phí sản xuất chung

Dự toán chi phí sản xuất chung. Năm:…

Đơn vị:…

Chỉ tiêu Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV

1.Tổng tiêu chuẩn phân bổ

Một phần của tài liệu 412 kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket tại công ty cổ phần may vạn xuân (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w