Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất nhưng đối với công ty cổ phần may Vạn Xuân để đáp ứng cho nhu cầu quản lý cũng như việc hạch toán đúng chi phí sản xuất, toàn bộ chi phí sản xuất đã được công ty phân loại như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và
chi phí nguyên vật liệu phụ. Trong đó chi phí nguyên vật liệu chính là các loại vải, bông... do khách hàng mang tới và các chi phí nguyên vật liệu phụ thường đi kèm với chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm của một đơn đặt hàng như: phấn may, thùng carton, túi nilong, keo...là do công ty mua ngoài. Kế toán chỉ hạch toán những chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí vận chuyển bốc dỡ phát sinh trong quá trình nhận nguyên vật liệu từ khách hàng.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp, các
khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí khác ngoài hai khoản mục chi
phí trên phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm chi phí nhân công: bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền phụ cấp, tiền thưởng... của nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí vật liệu sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sảm xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
3.4.3.2 Nội dung quy trình kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo Jacket tại công ty cổ phần may Vạn Xuân. công ty cổ phần may Vạn Xuân.
Trong khuôn khổ của Luận văn nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo Jacket tại công ty cổ phần may Vạn Xuân, để vấn đề được làm rõ hơn em xin tập trung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo Jacket mã hàng JK-02 ở các phân xưởng sản xuất số 1 của công ty.
a) Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp.
* Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Phiếu thu, phiếu chi
* Tài khoản sử dụng:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất và được tập hợp trực tiếp theo từng mã hàng sản xuất trong tháng.
Kế toán NVL trực tiếp chủ yếu sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, chi tiết cho từng phân xưởng:
TK 6211 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng 1. TK 6212 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng 2.
* Trình tự hạch toán.
Công ty cổ phần may Vạn Xuân chủ yếu là sản xuất gia công hàng may mặc nên những nguyên vật liệu chính, phụ liệu chủ yếu như: vải chính, vải lót, cúc, khóa…do khách hàng mang tới do đó kế toán chỉ tho dõi về mặt số lượng nhập, xuất và không theo dõi về mặt giá trị, không được phản ánh vào tài khoản kế toán. Khi khách hàng giao nguyên vật liệu chính, phụ liệu căn cứ vào list nhập hàng, khi hàng về kế toán, thủ kho, nhân viên phòng kế hoach, bảo vệ của công ty tiến hành kiểm tra số lượng theo list. Nếu đủ nguyên vật liệu thì tiến hành nhập kho nguyên vật liệu trên và viết phiếu nhập kho. Khi kiểm tra phát hiện thấy thiếu thì lập biên bản thiếu vật tư gửi cho khách hàng để xuất bù. Và chỉ phản ánh số nguyên nguyên vật liệu nhập kho theo đúng số lượng đã kiểm tra.
Đối với nguyên vật liệu khách hàng không cung cấp công ty phải mua ngoài. Đây là những vật tư có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, dùng kết hợp với vật liệu chính như: chỉ may, phấn, kim, thoi suốt, khuy, thùng carton, túi nilong, keo dính... Căn cứ vào
giấy đề nghị của các bộ phận, giám đốc sẽ kiểm tra, xét duyệt, cử phòng kế hoạch đi mua. Số nguyên vật liệu cần thiết này sau khi mua về, dựa trên hóa đơn mua hàng được tiến hành nhập kho và phản ánh vào tài khoản kế toán. Phải theo dõi nguyên vật liệu phụ cả về mặt số lượng và giá trị.
Theo kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật tiến hành may mẫu và xây dựng định mức nguyên vật liệu cần sử dụng. Khi có lệnh sản xuất đồng loạt dựa trên cơ sở định mức sản xuất do phòng kỹ thuật xây dựng thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính, phụ liệu gia công cần dùng cho các phân xưởng để sản xuất theo từng mã hàng.
Thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để ghi vào thẻ kho. Định kỳ mỗi tuần một lần, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, chứng từ xuất để bàn giao chứng từ cho kế toán để hạch toán. Đồng thời kế toán phải kiểm tra, xác nhận việc việc ghi chép thẻ kho của thủ kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán phản ánh sự tăng giảm của nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu phụ xuất dùng để sản xuất được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng. và theo từng mã hàng.
Khi xuất kho vải gia công cho sản xuất sản phẩm áo Jacket ở phân xưởng 1, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng nhập, xuất và không theo dõi về mặt giá trị và không được phản ánh trên tài khoản. Vì vậy khi có lệnh sản xuất thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho vải gia công. Căn cứ vào số liệu trên phiếu xuất kho để ghi vào sổ kho.
Ngày 06/10/2011 khi nguyên vật liệu mua về thủ kho lập hoá đơn mua hàng kiêm phiếu nhập ( phụ lục 3.6) và chuyển lên phòng kế toán, căn cứ vào đó và hoá đơn giá trị gia tăng ngày 01/03/2011, kế toán tiến hành định khoản ghi tăng nguyên vật liệu là 2.272.500, đồng thời ghi tăng số tiền thuế được khấu trừ là 227.250 đồng, do đó số tiền phải trả người bán là 2.499.750 đồng. Đồng thời ghi vào sổ nhật ký mua hàng.
Nợ TK 152( 1522): 2.272.500 Nợ TK 133( 1331): 272.500
Trong tháng 3, công ty mua một số vật tư phục vụ cho sản xuất do yêu cầu của bộ phận sản xuất. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng kiêm phiếu nhập kho ngày 05/03/2010 và hoá đơn giá trị gia tăng số 0018800, kế toán vào sổ nhật ký mua hàng và định kỳ sẽ tổng hợp số liệu để vào sổ cái TK 152 (1522), sổ cái TK 331. Với nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên kế toán sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 152( 1522) : 29.743.972 Nợ TK 1331: 2.974.397
Có TK 331: 32.718.369
Trên cơ sở định mức của phòng kỹ thuật dựng để sản xuất gia công sản phẩm áo Jacket mã hàng JK- 02, thủ kho viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính (phụ lục 3.7) và nguyên vật liệu phụ (phụ lục số 3.7) để sản xuất áo Jacket mã JK-02 đồng thời ghi vào sổ kho theo số lượng xuất. Kế toán dựa trên phiếu xuất kho do thủ kho chuyển đến để hạch toán, đồng thời ghi vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621 ( 6211- phân xưởng 1) ( phụ lục 3.12) và sổ nhật ký chung sau đó từ sổ Nhật ký chung ( phụ lục 3.11) vào luôn sổ Cái TK 152, TK 621 (6211) ( phụ lục 3.13) để phản ánh số nguyên vật liệu đã xuất dùng và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản xuất áo Jacket mã JK- 02. Nghiệp vụ được định khoản như sau:
Nợ TK 621( 6211) : 32.016.472
Có TK 152 ( 1522): 32.016.472
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu phụ dùng để sản xuất sản phẩm áo Jacket và đồng thời vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh cho TK 621 và TK 154 (phụ lục 3.21 ), vào sổ Nhật ký chung phản ánh nội dung chi phí kết chuyển sau đó từ sổ Nhật ký chung vào ngay sổ Cái TK 621 và TK 154 (phụ lục 3.22).
Nợ TK 154: 32.016.472
Có TK 621( 6211): 32.016.472 b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chứng từ sử dụng:
- Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng quy trình công nghệ may.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. - Phiếu bình xét xếp loại.
Tài khoản sử dụng:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như tiền lương, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp” để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào sản xuất và được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
TK 6221: chi phí nhân công trực tiếp sản xuất phân xưởng 1. TK 6622 : chi phí nhân công trực tiếp sản xuất phân xưởng 2. Trình tự hạch toán:
Sau khi nhận được mẫu hàng mới do khách hàng gửi tới, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành may mẫu và xác định thời gian hoàn thành sản phẩm và xây dựng định mức cho mỗi công đoạn. Công đoạn nào có định mức thời gian càng lớn thì đơn giá tiền lương công đoạn đó càng cao. Khi tiến hành may mẫu xong thì công ty sẽ gửi mẫu đối cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thì sẽ tiến hành sản xuất đồng loạt. Chuẩn bị vào chuyền phòng kỹ thuật có trách nhiệm chuyển bảng quy trình công nghệ cho tổ trưởng để tổ trưởng phân truyền cho công nhân. Để phát huy tính tự giác và sự minh bạch trong việc tính lương thì mỗi công nhân trong phân xưởng đều có một quyển sổ để ghi chép số sản phẩm làm trong từng ngày. Số sản phẩm hoàn thành sẽ được nhập kho.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng theo dõi chấp hành nội quy của công nhân, quy chế xét thưởng của công ty, tổ trưởng họp bình xét A B C cho từng công nhân. Sau khi bình xét xong tổ trưởng sẽ chuyển bảng bình xét cho ban giám đốc, kiểm tra và họp hội đồng bình xét để xét duyệt cho từng nhân viên trong công ty.
Để tính lương cho công nhân, kế toán sẽ căn cứ vào Bảng chấm công do tổ trưởng sản xuất theo dõi, bảng bình xét ABC và bảng quy trình công nghệ, sổ theo dõi số
sản phẩm hoàn thành của công nhân. Bảng lương sau khi lập xong sẽ được kế toán trưởng kiểm tra và dà soát lại.
Tại công ty cổ phần may Vạn Xuân, quy chế xét thưởng cho công nhân sản xuất như sau:
Nếu công nhân đạt 20 điểm trở lên thì được xếp loai A: mức thưởng là 25% lương sản phẩm.
Nếu công nhân đạt 18 điểm và dưới 20 điểm thì được xếp loại B: mức thưởng là 15% lương sản phẩm.
Nếu công nhân đạt từ 16 điểm đến dưới 18 điểm thì xếp loại C: mức thưởng là 5% lương sản phẩm.
Để đánh giá điểm cho công nhân thì căn cứ vào bảng chấm công, việc chấp hành nội quy và năng suất lao động của công nhân.
Mỗi công nhân trong chuyền sản xuất chỉ đảm nhận một công đoạn duy nhất tùy vào sự phân chuyền của tổ trưởng và khả năng của công nhân. Căn cứ vào đơn giá công