Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ cáp quang FTTH của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh huế (Trang 58 - 59)

- QA (Quality Assurance): là bộ phận đảm bảo chất lượng, giám sát các

2.3.4.4 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Sau khi đánh giá độ phù hợp của mô hình, ta xác định được R2, và nó chỉ cho ta biết Mô hình hồi quy đã phù hợp với mẫu, nhưng nó không cho ta biết được mô hình đó có phù hợp nếu ta suy rộng ra thành mô hình của tổng thể.

Để suy diễn mô hình của mẫu điều tra thành mô hình của tổng thể, ta phải kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể với giả thiết đặt ra trước là hệ số xác định của tổng thể (R2)=0. Tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai ta có bảng sau:

Bảng 31: Kiểm định Anova về độ phù hợp của mô hình hồi quy.

Model Tổng bình

phương Df Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa Hồi quy 11.436 6 1.906 33.818 .000a Còn lại 4.114 73 .056 Tổng 15.550 79

(Nguồn: Xử lý số liệu spss)

Nhìn vào bảng ta thấy, Sig. của F nhỏ hơn 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết hệ số xác định của tổng thể R2=0, tức là mô hình hồi quy này sau khi suy rộng ra cho tổng thể, thì

mức độ phù hợp của nó đã được kiểm chứng. Hay nói cách khác, có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc mà ta đã đưa vào mô hình.

Ngoài ra để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, ta cần tiến hành kiểm tra thêm về đa cộng tuyến và tự tương quan.

Để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến ta căn cứ trên độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter, cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF khá thấp, giá trị cao nhất 1.522. Và độ chấp nhận của biến (Tolerance) khá cao, giá trị thấp nhất 0.657 Hệ số VIF nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1 nên có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến.

Tra bảng thống kê Durbin-Watson với số mẫu quan sát bằng 80 và số biến độc lập là 6 ta có du = 1.66. Như vậy, đại lượng d nằm trong khoảng (du, 4 - du) hay trong khoảng (1.66;2.34) thì ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau. Kết quả kiểm định Durbin - Waston cho giá trị d = 2.091 nằm trong khoảng cho phép. Ta có thể kết luận không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Như vậy mô hình hồi qui xây dựng là đảm bảo độ phù hợp, các biến độc lập có thể giải thích tốt cho biến phụ thuộc trong mô hình. Trừ biến nhân viên lắp đặt có sig.>0,05 nên không giải thích được biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ cáp quang FTTH của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh huế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w