- Nhiệm vụ:
2.2.1.2 Môi trường cạnh tranh
Trong mối tương quan giữa các áp lực cạnh tranh, ta thấy nếu các áp lực cạnh tranh càng mạnh thì siêu thị càng khó khăn trong các quyết định về giá cũng như tỉ suất lợi nhuận cũng giảm đi, ngược lại đó là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ khác thu được lợi nhuận lớn. Để hiểu rõ hơn thực trạng tác động của từng áp lực này đối với siêu thị, ta xem xét từng khía cạnh tác lực:
- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện nay, trong ngành kinh doanh siêu thị tại Huế, ngoài siêu thị Thuận Thành còn có các siêu thị tổng hợp đang tồn tại và phát triển như BigC, Co.op Mart, siêu thị Xanh, chưa kể các siêu thị chuyên doanh đối với các hàng hóa như điện thoại, hàng điện tử, cũng như sự tồn tại của chợ và các quầy tạp hóa, tuy chỉ kinh doanh với quy mô nhỏ và sản phẩm không đa dạng, dịch vụ hầu như không có nhưng luôn được khách hàng tìm đến vì người tiêu dùng có thể tìm thấy ở đây sự tiện lợi, mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và chủ cửa hàng, ngoài ra giá cả đáp ứng mong đợi của khách hàng. Những nơi mua sắm này không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân địa phương và đang cạnh tranh gay gắt với Thuận Thành Mart.
+ Siêu thị BigC: chính thức tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại –
dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào đầu tháng 07/2009. BigC được đánh giá là siêu thị hiện đại, lớn nhất tại Huế và là siêu thị hàng đầu của khu vực miền Trung. BigC được bố trí 5 tầng dành cho khu thương mại của Phong Phú Plaza. Tầng hầm là khu vực để ô tô và xe máy, tầng trệt là khu vực trung tâm thương mại cho thuê với các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế như PNJ, Revlon, Takasima, John Henry, Converse, NinoMaxx,…Tầng 2 và tầng 3 là siêu thị tự chọn kinh doanh 40.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Trong đó 95% là hàng Việt Nam và 25% trong số này là sản phẩm địa phương. Tầng 4 dành cho khu vực nhà hàng, ăn uống, giải trí, khu vui chơi của trẻ em…
+ Coop Mart:được đầu tư xây dựng với sự hợp tác giữa công ty Cổ phần Đầu tư
và phát triển Sài Gòn Co.op(SCID) và Công ty Cổ phần đầu tư Bắc Trường Tiền. Với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, Co.op Mart Huế có diện tích tổng thể là 6460m2 với 2 tầng lầu gồm các khu chức năng như: gian hàng tự chọn, kho hàng, các gian hàng chuyên doanh, nhà sách, khu điện máy, khu ẩm thực, bãi giữ xe cùng nhiều dịch vụ và trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu của người dân địa phương và du khách đến Huế. Sự xuất hiện của Coop Mart vào năm 2008 với slogan “Nơi mua sắm đáng tin cậy. Bạn của mọi nhà” ngày càng được nhiều khách hàng chọn lựa để mua sắm và thư giãn.
+ Siêu thị Xanh – Green Mart: là đơn vị của công ty cổ phần du lịch Xanh Huế
bàn TP Huế với diện tích kinh doanh lên đến trên 1000m2. Trong khoảng thời gian đầu chỉ với trên 5000 chủng loại mặt hàng, đến nay đã có trên 10000 chủng loại hàng hóa với 34% là hàng nhập ngoại, cùng rất nhiều chủng loại là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Với các chiến lược cạnh tranh qua giá trung bình rẻ, đồng thời độ co giãn của cầu có xu hướng giảm làm cho áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Tính chất và mức độ cạnh tranh giữa các DN trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Quy mô các siêu thị tương tự nhau
• Tốc độ phát triển của ngành cao dẫn đến nguy cơ gia nhập thị trường của đối thủ tiềm ẩn cao
• Khả năng đa dạng hóa, phân biệt hóa sản phẩm thấp • Chi phí cố định cao
• Các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng từ chiến lược, đội ngũ, khả năng cạnh tranh
- Áp lực từ phía khách hàng
Áp lực từ phía khách hàng đó là đòi hỏi giảm giá hay yêu cầu về sản phẩm để có chất lượng tốt hơn, sự trung thành của khách hàng có nguy cơ giảm dần của các DN TM – DV. Điều này tác động đến sự thay đổi về mức lợi nhuận của ngành.
Khách hàng của Thuận Thành Mart bao gồm:
- Khách hàng hiện tại: Đây là những khách hàng đã mua và có mối quan hệ khá thân thiết, mức độ trung thành của khách hàng này cũng khá cao. Tuy nhiên nguy cơ khách hàng chuyển sang tiêu dùng tại các siêu thị khác là rất lớn, nếu siêu thị không quan tâm đến việc giữ chân khách hàng thì nguy cơ mất khách sẽ rất cao.
- Khách hàng của đối thủ: Đối với nhóm đối tượng này, việc giành giật lôi kéo khách hàng sẽ khó khăn, nhưng cũng là một cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh của siêu thị, trong bối cảnh khả năng thay thế của sản phẩm cao, kinh nghiệm tiêu dùng của khách hàng càng ngày càng nhiều, yêu cầu của khách hàng ngày càng nghiêng về chất lượng và uy tín. Do đó nếu siêu thị không ngừng nâng cao uy tín đối với khách hàng thì có thể cạnh tranh tốt với đối thủ.
- Khách hàng tiềm ẩn: Những người chưa có thói quen tiêu dùng ở các siêu thị do các yếu tố như thu nhập, thói quen tiêu dùng, tâm lí … đều có thể trở thành khách hàng thân thuộc của siêu thị. Điều này có thể được thay đổi bởi các chiến lược quảng cáo, xúc tiến của siêu thị đối với nhóm khách hàng này. Tâm lí tiêu dùng đã được thay đổi, chỉ cần sự tác động của siêu thị thì đây là khúc thị phần đầy tiềm năng còn bỏ ngõ mà siêu thị cần quan tâm khai thác.
- Áp lực từ các nhà cung cấp
Các doanh nghiệp bao giờ cũng phải liên kết với các nhà cung cấp để được cung cấp các nguồn tài nguyên khác nhau như nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn, hàng hóa .v.v. Đối với Thuận Thành Mart, các nhà cung cấp ở đây chủ yếu là các nhà sản xuất hoặc các nhà phân phối độc quyền.
Bảng 2.4 – Danh mục các nguồn hàng chính của siêu thị Thuận Thành STT MẶT HÀNG ĐƠN VỊ CUNG CẤP Tỷ trọng
%
1 Hóa mỹ phẩm Công ty Unilever 55
2 Sữa các loại Công ty sữa Vinamilk 50
3 Mì ăn liền Công ty thực phẩm Bình Tây Vifon – Acecook 40
4 Thuốc lá Công ty Bến Thành 65
5 Hàng nhựa Công ty nhựa đai Đồng Tiến 60
6 Dầu ăn Nhà máy dầu Tân Bình 50
7 Bột ngọt Công ty Miwon Việt Nam, công ty Thành Long 50 8 Bánh kẹo Công ty công nghệ thực phẩm Huế, công ty
Perfetti
40
9 Áo quần Công ty Khatoco Khánh Hòa 55
10 Giày dép Công ty Bitis, Bitas 40
11 Thực phẩm khác Công ty Vissan, công ty Vạn Hương 50
( Nguồn: Phòng kế toán HTX TM&DV Thuận Thành)
Đa số các mặt hàng này có số lượng các nhà cung cấp nhiều, mức độ thay thế của các sản phẩm là cao, đây là các vấn đề có lợi cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà cung cấp và cách thức cung cấp. Tuy nhiên khả năng các nhà cung cấp liên kết với nhau rất cao, dẫn đến khó khăn cho việc thương lượng về giá cả, số lượng hàng hóa, tỉ lệ chiết khấu, phương thức thanh toán… của siêu thị. Do đó, siêu thị cũng đứng trước áp lực lựa chọn nhà cung cấp nào để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên.
- Nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn
Ở thị trường có khả năng sinh lợi cao thì lực lượng cạnh tranh còn có thể xuất hiện trong tương lai gần, đó chính là các doanh nghiệp TM – DV mới xâm nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động. Mặc dù không phải bao giờ siêu thị cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, song nguy cơ của đối thủ mới hội nhập vào ngành sẽ có ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh trong tương lai. Để hạn chế mối đe dọa này, siêu thị Thuận Thành có thể tạo ra những ngăn cản đối với đối thủ tiềm ẩn, những ngăn cản này có thể là:
+ Tạo ra sự khác biệt đối với sản phẩm và dịch vụ
+ Thu hút vốn và đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị + Xem xét chi phí chuyển dịch hay chi phí thay đổi. + Đầu tư cho hệ thống phân phối và đội ngũ bán hàng. + Nâng cao uy tín, mở rộng thị phần
- Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Sản phẩm hay dịch vụ để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng trên thị trường không phải là duy nhất. Trong thị trường kinh doanh TM-DV, hàng hóa luôn có khả năng thay thế với những ưu điểm về giá cả, chất lượng, mẫu mã… Nếu không chú ý đến sản phẩm thay thế, Thuận Thành Mart có thể tụt lại phía sau với các thị trường nhỏ bé. Để đối mặt với nguy cơ từ các sản phẩm thay thế, siêu thị có thể sử dụng các công cụ như: tạo ra sản phẩm mang những nét độc đáo riêng, tập trung tạo sự khác biệt đối với dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi nhà cung cấp.