4. Phương pháp nghiên cứu
2.1.4 Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2009 2011
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố nguồn lực kinh doanh của một doanh nghiệp. Số liệu về lao động của Công ty từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng 2: “Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011”.
Qua số liệu bảng 2, ta thấy tình hình lao động của Công ty qua các năm 2009- 2010 là ít biến động và gần như không thay đổi. So với năm 2009, tình hình lao động của Công ty chỉ tăng 1 lao động, tương đương tăng 0,04% so với năm 2009. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, số lượng lao động của Công ty đã tăng lên một cách đột biến so với năm 2010, với số lượng tăng là 371 lao động, tương đương tăng 15,46%. Nguyên nhân của sự biến động này đó chính là năm 2011, Công ty tiến hành tiếp nhận một nhà xưởng trước đây của Công ty cho đơn vị khác thuê. Sau đó, do yêu cầu, đòi hỏi từ sản xuất- kinh doanh, Công ty tiến hành đưa nhà xưởng này vào sử dụng. Do đó, năm 2011, Công ty đã tuyển thêm 371 lao động cho việc vận hành nhà xưởng này.
1. Xét theo giới tính: Theo tiêu chí này ta thấy rằng tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm một tỷ lệ tương đối cao (gần 70%) trong Công ty qua 3 năm từ 2009 đến năm 2011. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu đối với ngành nghề hiện nay Công ty đang hoạt động đó là dệt may. Đối với loại ngành nghề này thì không cần đỏi hỏi phải có sức khỏe, mạnh mẽ về cơ bắp mà cần phải có tính tỷ mỉ, cẩn thận, khéo tay. Những tính chất này hoàn toàn phù hợp với lao động là nữ. Nếu như trong năm 2010, số lượng lao động nữ chỉ tăng thêm 01 lao động thì bước sang năm 2011, số lượng lao động nữ đã tăng lên 241 lao động, tương đương tăng 14,49% so với năm 2009. Cũng trong năm này, số lượng lao động nam cũng tăng lên đáng kể với số lượng tăng là 130 lao động, tương đương tăng 17,66%. Điều này được giải thích là do trong năm 2011, Công ty đã mở rộng thêm một nhà xưởng nên cần tuyển thêm lao động như đã giải thích ở trên.
2. Xét theo tính chất: Theo tiêu chí này chúng ta thấy rằng, tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm gần như tuyệt đối với trên 91% và tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2011. Điều này cũng đã làm cho tỷ lệ lao động gián tiếp là rất thấp (dưới 8,3%) và giảm dần qua các năm. Giải thích cho tỷ lệ áp đảo này đó là tính chất công việc của lao động ngành nghề may là tương đối đơn giản nhưng khối lượng công việc nhiều nên tỷ lệ lao động trực tiếp sẽ tương đối cao. Mặt khác, tỷ lệ lao động gián tiếp giảm qua các năm cũng là tín hiệu đáng mừng. Điều này sẽ góp phần làm cho chi phí quản lý của doanh nghiệp giảm xuống, từ đó góp phần làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên.
3. Xét theo trình độ chuyên môn: Theo tiêu chí này, ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học tăng qua các năm từ 2009 đến 2011 nhưng số lượng tăng
là tương đối ổn định. Năm 2010, số lượng lao động loại này tăng lên 13 lao động so với năm 2009; năm 2011 tăng 14 lao động so với năm 2010. Đáng chú ý là tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề (trung cấp) đã được Công ty chú trọng tuyển dụng nên đã làm cho tỷ lệ tăng của lao động loại này tăng liên tục qua các năm. Nếu như năm 2010, lao động có
trình độ trung cấp tăng 9 người hay 10,84% so với năm 2009; thì sang năm 2011, số lượng lao động loại này đã tăng lên 28 người, tương đương tăng 30,43%. Điều này một phần được giải thích là do Công ty mở rộng sản xuất bằng cách tăng thêm một nhà xưởng trong năm 2011. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cũng thấy được phần nào sự chú ý của Công ty trong việc chú trọng tuyển dụng lao động lành nghề và giảm số lượng lao động thiếu lành nghề. Điều này càng được thể hiện một cách rõ ràng hơn khi tỷ lệ lao động phổ thông của Công ty giảm dần qua các năm 2000, 2010; và chỉ tăng lên vào năm 2011 nhưng đó là do điều kiện mở rộng thêm nhà xưởng nên cần tuyển thêm. Mong rằng, trong thời gian tới Công ty cần chú trọng tuyển dụng lao động có trình độ tay nghề vì những lợi ích của việc tuyển dụng loại lao động này là hết sức to lớn như tăng năng suất, tiết kiệm chi phí đào tạo, giảm lãng phí sai sót trong quá trình làm việc..v.v.
Bảng 2: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011
(ĐVT: Người)
Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011 2010/ 2009So sánh 2011/ 2010So sánh
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Tổng số lao động 2398 100 2399 100 2770 100 1 0,04 371 15,46 - Theo giới tính + Nam 737 30,74 736 30,68 866 31,26 1 0,13 130 17,66 + Nữ 1661 69,26 1663 69,32 1904 68,74 2 0,12 241 14,49 - Theo tính chất + Lao động gián tiếp 201 8,38 192 8,00 180 6,50 -9 -4,47 10 -5,21 + Lao động trực tiếp 2197 91,62 2107 92,00 2590 93,50 -90 -4,09 483 22,92 - Theo trình độ chuyên môn + Đại học và trên đại học 130 5,42 143 6,11 157 5,67 13 10,00 14 9,79 + Cao đẳng 27 1,13 30 1,25 36 1,30 3 11,11 6 20,00 + Trung cấp 83 3,46 92 3,83 120 4,33 9 10,84 28 30,43 + Lao động phổ thông 2158 89,99 2134 88,81 2457 88,7 -24 -1,11 323 15,13
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố không thể thiếu khi phân tích về doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở góc độ nào đó cũng cho thấy được phần nào trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của doanh nghiệp vì đây là trách nhiệm cơ bản nhất trong tháp trách nhiệm theo sự phân chia của Carrol [1979]. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tức là làm ăn có lãi thì điều này sẽ đảm bảo cho việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động và tiền lương, cũng như các chế độ phúc lợi đối với người lao động được thực hiện một cách đầy đủ kịp thời. Bên cạnh đó, khi làm ăn có lãi thì có thể sẽ có thêm những lợi ích vật chất và tinh thần mà người lao động sẽ được hưởng như tăng tiền lương, thưởng..v.v. Điều này góp phần làm cho đời sống của người lao động trong doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Và xét ở góc độ nào đó, thì nó cũng thể hiện được tính trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động của đơn vị mình. Và đối với Công ty Dệt- May Huế thì điều đó lại càng có ý nghĩa bởi vì lực lượng lao động của Công ty là tương đối lớn, và chủ yếu là lao động nữ do đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh mà Công ty đang hoạt động. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm được thể hiện trong Bảng 3: “Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009- 2011”.
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009- 2011
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011
So sánh 2010/2009 So sánh 2011/ 2010 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu 510,40 563,00 794,50 52,60 10,31 231,5 0 29,14 Chi phí 508,54 557,77 771,30 49,23 9,68 213,5 3 38,28
Lợi nhuận trước thuế 1,46 5,23 23,20 3,77 258,22 17,97 343,59
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính)
Qua bảng 3, ta thấy doanh thu của Công ty liên tục tăng lên qua các năm từ 2009 đến 2011. Trong đó, đáng chú ý là doanh thu của năm 2011 của Công ty tăng lên một cách đột biến. Nếu như năm 2010, doanh thu của Công ty chỉ tăng 52,60 tỷ đồng, tương đương tăng 10,31% so với năm 2009, thì bước sang năm 2011, doanh thu của Công ty
đã tăng lên 231,50 tỷ đồng, hay tăng tương đương 29,14% so với năm 2009. Điều này được giải thích đó là do trong năm 2011, Công ty ký kết được nhiều hợp đồng hơn so với năm 2010. Điều này đã làm cho Công ty phải mở rộng thêm một phân xưởng sản xuất mới như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, do trong năm 2011, tỷ lệ đồng USD so với Việt Nam đồng có sự biến động tăng đáng kể; mà hoạt động chủ yếu của Công ty là gia công xuất hàng cho các đối tác nước ngoài rồi thu doanh thu bằng USD về. Chính hai điều này đã làm cho doanh thu của Công ty trong năm 2011 tăng lên một cách đáng kể.
Xét về lợi nhuận trước thuế, ta cũng thấy một con số tăng ấn tượng của Công ty trong năm qua các năm từ 2009 đến 2011. Trong năm 2010, lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 3,77 tỷ đồng, hay tăng tương đương 258,22% so với năm 2009. Sang năm 2011, lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 17,97 tỷ đồng, hay tăng tương đương 343,59% so với năm 2010. Đây là một con số thật sự ấn tượng và rất đáng mừng khi mà trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn suy thoái thì hoạt động của Công ty lại luôn có lãi với mức lợi nhuận tăng lên một cách đáng kể. Điều này có thể được giải thích là do Công ty đã từng bước quán triệt tinh thần tiết kiệm, giảm sai sót, lãng phí trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, còn là do doanh thu tăng đột biến của Công ty trong năm qua như đã giải thích ở trên nên đã kéo theo lợi nhuận của Công ty tăng lên. Nếu dựa theo tháp nhu cầu của Carrol [1979] thì có thể nói rằng Công ty đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của mình ở bậc thấp nhất- cấp 1: Nền tảng là trách nhiệm kinh tế: phải sinh lời.
2.2 Đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên làm việc tại công ty cổ phần Dệt May Huế
Hình 7: Quy trình nghiên cứu
2.2.2 Xây dựng các thang đo
Thang đo trong nghiên cứu được dựa vào lý thuyết để xây dựng. Các nhóm yếu tố được nghiên cứu là nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên bao gồm nhóm yếu tố Đặc điểm công việc, nhóm yếu tố Cơ hội thăng tiến và đào tạo, nhóm yếu tố Môi trường làm việc, nhóm yếu tố Lãnh đạo, nhóm yếu tố Đồng nghiệp, nhóm yếu tố Thu nhập, nhóm yếu tố Ý thức gắn kết với công ty. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc bằng việc xây dựng thang đo đánh giá của nhân viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn mà công ty đáp ứng. Cụ thể nội dung các thang đo được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 4: Các thang đo trong nghiên cứu
Đặc điểm công việc
1 Được bố trí công việc phù hợp chuyên môn đào tạo C1
2 Công việc cho phép sử dụng tốt năng lực cá nhân C2
3 Công việc tạo ra sự thu hút C3
4 Công việc có nhiều thách thức, tạo cơ hội cho nhân viên tự do sáng tạo, phát triển cá nhân C4
5 Cơ chế đánh giá kết quả hoàn thành công việc tại công ty là công bằng, chính xác C5 Cơ hội đào tạo và thăng tiến
6 Nhân viên có đủ kĩ năng cần thiết để làm việc T1
7 Nhân viên được tham gia những khóa huấn luyện và đào tạo theo
yêu cầu của công việc T2
8 Công việc hiện tại tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến T3
9 Nhân viên biết được các điều kiện cần thiết để được thăng tiến trong công ty T4
10 Chính sách đề bạt trong công ty được thực hiện công bằng T5 Môi trường làm việc
11 Chức năng, nhiệm vụ trong công việc giữa các cá nhân và bộ phận
là không chồng chéo nhau M1
12 Môi trường làm việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ M2
13 Công ty luôn đảm bảo tốt các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động M3 Đồng nghiệp
14 Các đồng nghiệp trong công ty luôn phối hợp với nhau trong công
việc D1
15 Các đồng nghiệp trong công ty rất thân thiện với nhau D2
16 Các đồng nghiệp trong công ty luôn trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc D3 Lãnh đạo
17 Lãnh đạo có tác phong lịch sự, nhã nhặn với nhân viên S1
18 Lãnh đạo luôn tạo cơ hội, hỗ trợ nhân viên trong công việc S2
19 Lãnh đạo tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến của nhân viên S3 Thu nhập
20 Mức lương tương xứng với kết quả công việc L1
21 Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập tại công ty L2
22 Các khoản thưởng và phúc lợi trong công ty đa dạng L3
23 Tiền lương và phân phối thu nhập trong công ty là công bằng L4 Ý thức gắn kết với công ty
23 Nhân viên sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết để giúp
24 Sự sống còn của công ty là vấn đề luôn được nhân viên quan tâm Y2
25 Sẽ rời công ty nếu được công ty khác mời làm việc với một mức
lương hấp dẫn hơn Y3
26 Nhân viên xem công ty là mái nhà thứ hai của mình Y4
2.2.3 Mẫu điều tra và cách thức điều tra, xử lý số liệu
Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp kết hợp giữa chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống như đã trình bày ở phần trước.
Số bảng hỏi được phát ra là 130. Việc phỏng vấn khách hàng được tiến hành bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Sau khi loại đi những phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, số bảng được chọn để tiến hành nhập liệu là 130.
Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Để thực hiện phân tích đánh giá của nhân viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc tại công ty cổ phần Dệt May Huế, các thanh đo được kiểm định thông qua hệ số tin cậy Cronbach’ alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi quy tuyến tính bội và các công cụ thống kê mô tả.
Công cụ Cronbach’s alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Thang đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của các biến với các biến khác trong thang đo càng cao. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và bị loại ra khỏi thang đo.
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998). Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,4 trong một nhân tố1. Ngoài ra, để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải bằng 0,3 hoặc lớn hơn2.
1 Theo Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice – Hall International, Inc, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, và lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
2 Jabnoun & Al-Tamimi (2003), Measuring peceived service quality at UAE commercial banks, International