Xét theo giới tính

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 33)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.1Xét theo giới tính

Theo tiêu chí này, trong số 130 người được hỏi thì số lượng người lao động là nữ chiếm tỷ lệ tương đối cao với 77 người, chiếm 59.20% tổng số người được điều tra. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình lao động của Công ty đó là tỷ lệ lao động nữ chiếm rất lớn. Hơn nữa, việc số lượng lao động nữ được hỏi nhiều hơn cũng tạo điều kiện cho việc đánh giá được tỉ mỉ, kỹ càng hơn.

Hình 8: Mẫu phân theo giới tính 2.2.4.2 Xét theo độ tuổi

Hình 9: Mẫu phân theo độ tuổi

Theo tiêu chí này, đại đa số người lao động được hỏi đều nằm trong 3 nhóm tuổi là độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi và độ từ 30 đến 50 và trên 50 với số lượng của ba nhóm này là 130 người, chiếm 100.00% số lượng người được hỏi. Trong đó, có 40 người thuộc nhóm độ tuổi từ 18 đến 30, chiếm 30.80% số lượng người được hỏi, 81 người thuộc nhóm độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 62.30% và 9 người thuộc nhóm độ tuổi trên 50 chiếm 6.90% số lượng người được hỏi.

2.2.4.3 Xét theo chức vụ

Về chức vụ, có 38 người được phỏng vấn, chiếm 29.20% trong tổng số người được hỏi là hiện đang nắm các chức vụ quản lý trong Công ty. Trong khi đó, có 92 người được phỏng vấn, chiếm 70.80 % không nắm giữ các chức vụ quản lý trong Công ty.

Hình 10: Mẫu phân theo chức vụ 2.2.4.4 Về trình độ chuyên môn

Trong số những người được phỏng vấn, có 1 người có trình độ sau đại học, chiếm 0.80%. Số người có trình độ đại học và cao đẳng là 65 người, chiếm 50.00%; trung cấp chuyên nghiệp là 27 người, chiếm 20.80%; còn lại là lao động phổ thông với số lượng là 37, chiếm 28.50%. Việc cơ cấu mẫu phân theo tiêu chí này cho phép tác giả có thể có được những thông tin tốt hơn trong đánh giá của người lao động trong Công ty về mức độ thỏa mãn đối với công việc tại công ty vì đại đa số người được phỏng vấn là có trình độ nhất định để có thể hiểu được những thông tin được hỏi trong bảng hỏi.

Hình 11: Mẫu phân theo trình độ chuyên môn 2.2.4.5 Về kinh nghiệm làm việc

Xét theo tiêu chí này, số người được hỏi có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm đến 25 năm là có số lượng nhiều nhất với 87 người, chiếm 66.90%; tiếp theo là dưới 5 năm kinh nghiệm với số lượng người được phỏng vấn trong nhóm này là 25 người, chiếm 12.90%. Còn lại là có 18 người được phỏng vấn, chiếm 13.80% là nằm trong nhóm người có kinh nghiệm làm việc trên 25 năm.

Hình 12: Kinh nghiệm làm việc 2.2.4.6 Xét theo thu nhập hàng tháng

Xét theo tiêu chí này, số người được hỏi có thu nhập hằng tháng trong khoảng từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng chiếm tuyệt đại đa số với số lượng 116 người, chiếm 89.20%. Còn lại có 14 người được hỏi có thu nhập trung bình hằng tháng trên 5 triệu đồng, chiếm 10.80%. Như vậy, nhìn chung thu nhập trung bình hằng tháng của người lao động được hỏi trong Công ty có mức thu nhập tương đối cao xét theo mặt bằng chung tại tỉnh Thừa Thiên

Huế. Điều này phần nào phản ánh được những cố gắng nhất định trong công tác đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động trong Công ty.

Hình 13: Mẫu phân theo thu nhập hàng tháng 2.2.5 Đánh giá thang đo

2.2.5.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Hệ số Cronbach Alpha được dùng để loại các biến rác, các biến có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và các biến được chọn phải có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.6 trở lên.

Nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc đầu tiên được xem xét là nhân tố Đặc điểm công việc. Dưới đây là kết quả đo lường hệ số Cronbach Alpha thang đo nhân tố Đặc điểm công việc.

Bảng 6: Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố Đặc điểm công việc Biến quan sát Trung bình thang đo

nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến C1 15,4154 4,028 ,391 ,783 C2 15,3000 3,778 ,649 ,702 C3 15,4462 3,505 ,608 ,708 C4 15,4769 3,461 ,626 ,702 C5 15,4077 3,871 ,479 ,753

Ta thấy thang đo Đặc điểm công việc có hệ số Cronbach Alpha là 0.773 chứng tỏ các mục hỏi của thang đo này được đánh giá khá tốt. Cả 5 biến quan sát, nếu bỏ đi bất

cứ biến nào thì hệ số Cronbach Alpha đều giảm. Ngoài ra hệ số tương quan biến tổng của cả 5 biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên thang đo nhân tố Đặc điểm công việc về căn bản được đánh giá là tốt.

Bảng 7: Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến T1 14,9154 6,047 ,284 ,742 T2 15,0385 5,154 ,346 ,738 T3 15,2000 4,409 ,639 ,612 T4 15,1462 4,699 ,609 ,630 T5 15,0231 4,565 ,573 ,641

Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến không cao bằng nhân tố Đặc điểm công việc nhưng vẫn thỏa mãn điều kiện, có giá trị là 0.725 > 0.6. Đối với 3 biến T3, T4, T5 nếu bỏ đi bất cứ biến nào thì hệ số Cronbach Alpha đều giảm. Biến T1, nếu bỏ ra sẽ làm tăng hệ số Cronbach Alpha của thang đo lên 0. 742, đồng thời hệ số tương quan biến tổng của biến này là 0.284 < 0.3 nên loại biến T1 ra khỏi thang đo. Riêng với biến T2, nếu bỏ ra sẽ làm tăng hệ số Cronbach Alpha của thang đo lên 0.738, tuy nhiên mức tăng lên không đáng kể, hệ số tương quan biến tổng của biến này là 0.346 > 0.3, do đó sẽ tạm thời chưa loại ra khỏi thang đo.

Bảng 8: Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố Môi trường làm việc Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến M1 8,2000 1,681 ,557 ,807 M2 7,8923 1,430 ,699 ,658 M3 7,8615 1,500 ,669 ,692

Thang đo Môi trường làm việc có hệ số Cronbach Alpha là 0.797 > 0.6, thỏa mãn điều kiện. Đối với 2 biến quan sát M1 và M2, nếu bỏ đi bất cứ biến nào thì hệ số Cronbach Alpha đều giảm. Riêng biến M1, nếu bỏ ra sẽ làm tăng hệ số Cronbach Alpha của thang đo lên 0.807, tuy nhiên mức tăng lên là không đáng kể, do đó sẽ tạm thời chưa

loại khỏi thang đo. Kết hợp với kết quả phân tích nhân tố sẽ xác định có hay không loại. Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng của cả 3 biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên thang đo nhân tố Môi trường làm việc về căn bản là được đánh giá tốt.

Bảng 9: Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố Đồng nghiệp Biến quan sát Trung bình thang đo

nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến D1 7,6923 1,858 ,668 ,785 D2 7,7923 1,422 ,671 ,777 D3 7,7308 1,454 ,732 ,703

Thang đo nhân tố Đồng nghiệp có hệ số Cronbach Alpha khá cao, 0.824, hệ số tương quan biến tổng của các biến thấp nhất là 0.671 và nếu bỏ đi bất kì biến quan sát nào trong thang đo thì hệ số Cronbach Alpha đều giảm. Điều này cho thấy các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau và là các biến đo lường tốt cho nhân tố Đồng nghiệp.

Bảng 10: Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố Lãnh đạo Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến S1 8,0769 1,761 ,835 ,811 S2 8,1154 2,103 ,736 ,901 S3 8,2077 1,499 ,836 ,820

Thang đo Lãnh đạo có hệ số Cronbach Alpha là 0.894 > 0.6, thỏa mãn điều kiện. Đối với 2 biến quan sát Lãnh đạo 1 và Lãnh đạo 3, nếu bỏ đi bất cứ biến nào thì hệ số Cronbach Alpha đều giảm. Riêng biến Lãnh đạo 2, nếu bỏ ra sẽ làm tăng hệ số Cronbach Alpha của thang đo lên 0.901, tuy nhiên mức tăng lên là không đáng kể, do đó sẽ tạm thời chưa loại khỏi thang đo. Kết hợp với kết quả phân tích nhân tố sẽ xác định có hay không loại. Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng của cả 3 biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên thang đo nhân tố Lãnh đạo về căn bản là được đánh giá tốt.

Bảng 11: Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố Thu nhập Biến quan sát Trung bình

thang đo

Phương sai của thang đo

Tương quan

Cronbach Alpha nếu

nếu loại biến nếu loại biến biến tổng loại biến

L1 10,9462 3,664 ,739 ,794

L2 11,1154 3,514 ,728 ,797

L3 11,1462 3,506 ,643 ,838

L4 11,0538 3,850 ,677 ,820

Thang đo nhân tố Thu nhập có hệ số Cronbach Alpha khá cao là 0.852, hệ số tương quan biến tổng của các biến thấp nhất là 0.643 và nếu bỏ đi bất kì biến quan sát nào trong thang đo thì hệ số Cronbach Alpha đều giảm. Điều này cho thấy các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau và là các biến đo lường tốt cho nhân tố Thu nhập.

Bảng 12: Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố Ý thức gắn kết Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến Y1 11,2231 1,989 ,159 ,178 Y2 11,2692 1,919 ,328 ,054 Y3 12,8538 1,351 -,053 ,697 Y4 11,2462 1,892 ,359 ,030

Thang đo nhân tố Ý thức gắn kết với công ty có hệ số Cronbach Alpha khá thấp là 0.254 < 0.6, không thỏa mãn điều kiện. Do đó, 4 biến trong thang đo này đều bị loại.

2.2.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích nhân tốt chỉ được sử dụng khi có hệ số KMO ( Kaiser – Mayer – Olkin ) ≥ 0.5 và các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể ( kiểm định Bartlett’s Test of Sphercity có Sig < 0.05)

Các biến có hệ số tải nhân tố (factor Loading) < 0.5 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue phải có giá trị > 1 và tổng phương sai trích (Cumulative %) phải > 50%.

Khác biệt giữa hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố > 0.3 để đảm bảo độ giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Sau khi loại biến Cơ hội 1 và Ý thức 1,2,3,4 ở giai đoạn đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, còn lại 22 biến độc lập được đưa vào phân tích nhân tố. Thu được kết quả như sau:

- Hệ số KMO = 0.866, phù hợp để phân tích nhân tố.

- Kết quả kiểm định Bartlett’s sig = 0, phù hợp để phân tích nhân tố - Có 5 nhân tố tạo thành thỏa mãn Eigenvalue > 1

- Tổng phương sai trích = 68.253 % đạt yêu cầu - Tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0.5

Kiểm định KMO & Bartlett test được Kaiser đề xuất năm 2001 dùng để đánh giá tính hợp lý của cơ sở dữ liệu, dùng cho phân tích nhân tố (factor analysis). Kiểm định cho phép biết được cơ sở dữ liệu có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Kaiser (2001) cho rằng giá trị của kiểm định KMO nên nằm trong khoảng 0,5 – 0,9 là thích hợp.

Kết quả của kiểm định KMO & Bartlett được trình bày dưới đây cho thấy cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp vì giá trị của kiểm định đạt 0,866 với mức ý nghĩa thống kê là 95%. Điều này cho thấy kỹ thuật phân tích nhân tố là hoàn toàn có thể thực hiện được trong nghiên cứu này bởi vì số phiếu điều tra có thể sử dụng được là thích hợp và đủ lớn để thực hiện.

Bảng 13: Kiểm định KMO & Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,866 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1766.493

Df 231

Sig. ,000

Thống kê Chi bình phương của kiểm định Bartlett đạt giá trị 1766.493 với mức ý nghĩa là 0,000 vì thế các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Kết quả kiểm định KMO & Bartlett trên cho phép thực hiện phân tích nhân tố lần thứ nhất với đầy đủ 22 biến (sau khi thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo loại ra biến Ý thức gắn kết với công ty).

Bảng 14: Kết quả phân tích nhân tó các biến độc lập

Component 1 2 3 4 5 C1 ,805 C2 ,594 C3 ,633 C4 ,554 C5 ,679 T2 ,623 T3 ,801

T4 ,529 T5 ,538 M1 ,557 M2 ,777 M3 ,786 D1 ,732 D2 ,736 D3 ,824 S1 ,624 S2 ,530 S3 ,572 L1 ,687 L2 ,790 L3 ,599 L4 ,674

Kết quả cuối cùng của phân tích nhân tố tạo ra 5 nhấn tố mới, mỗi nhân tố chứa các biến có hệ số tải nhân tố khá lớn, 5 nhân tố ngày giải thích gần 70% biến thiên của dữ liệu (phần trăm của phương sai), đây là một tỷ lệ cao trong phân tích nhân tố.

Đặt tên và giải thích nhân tố

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn ở cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể được giải thích bằng các biến có hệ số lớn đối với bản thân nó.

Căn cứ vào kết quả trong ma trận xoay nhân tố sau khi xoay ta rút ra được các nhân tố:

- Nhân tố 1 có hệ số lớn ở các biến C3, C4, C5, T3, T4, T5. Do đó đặt tên nhân tố này là “Đặc điểm công việc ”.

- Nhân tố 2 có hệ số lớn ở các biến M2, M3, S1, S2, S3. Do đó đặt tên nhân tố này là “Lãnh đạo”.

- Nhân tố 3 có hệ số lớn ở các biến M1, D1, D2, D3. Do đó đặt tên nhân tố này là “Đồng nghiệp”.

- Nhân tố 4 có hệ số lớn ở các biến L1, L2, L3, L4. Do đó đặt tên nhân tố này là “Thu nhập”.

- Nhân tố 5 có hệ số lớn ở các biến C1, C2, T2. Do đó đặt tên nhân tố này là “Cơ hội thăng tiến”

Như vậy, có thể tóm tắt dữ liệu thu thập được để nói rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần Dệt May Huế là gồm 5 nhân tố chính: Đặc điểm công việc, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Thu nhập, Cơ hội thăng tiến.

2.2.5.3Kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đa biến để xác định đánh giá của nhân viên đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc tại công ty cổ phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dệt May Huế, do đó kiểm định phân phối chuẩn là một điều kiện đầu tiên cần thực hiện để xem xét khả năng thoả mãn. Hai đại lượng đo lường đặc tính phân phối của dữ liệu đó là hệ số đối xứng Skewness (Cs) và Hệ số tập trung Kurtosis (Cc)[4]. Một phân phối Skewness hay phân phối Kurtosis chỉ được xem là phân phối chuẩn khi giá trị Standard error của nó nằm trong khoảng từ -2 đến 2. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng dưới cho thấy các biến đưa vào phân tích thoả mãn điều kiện phân phối chuẩn.

Bảng 15: Kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu

Skewness Kurtosis

Statistic Std. Error Statistic Std. Error

Đặc điểm công việc ,027 ,209 ,154 ,414

Lãnh đạo -,312 ,209 -,690 ,414

Đồng nghiệp -,394 ,209 ,018 ,414

Thu nhập -,650 ,209 -,495 ,414

Cơ hội thăng tiến -,470 ,209 -,912 ,414

2.2.6 Mô hình điều chỉnh2.2.6.1 Nội dung điều chỉnh 2.2.6.1 Nội dung điều chỉnh

Kết quả phân tích nhân tố tạo ra 5 nhân tố ảnh hưởng và 1 nhân tố phụ thuộc do đó mô hình cũ sẽ được điều chỉnh thành mô hình mới, loại bỏ nhân tố Ý thức gắn kết với công ty. Mô hình mới được đưa ra với biến phụ thuộc là “Mức độ thỏa mãn trong công việc” và

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 33)