Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 46 - 48)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.8 Kiểm định giả thuyết

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đưa ra.

Thu nhập là yếu tố có ảnh hướng lớn nhất đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại Công ty cổ phần Dệt May huế. Dấu dương của hệ số hồi quy B có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “thu nhập” và “mức độ thỏa mãn trong công việc” là quan hệ thuận chiều. Nghĩa là khi nhân viên cảm nhận lương được trả cao, công bằng thì họ sẽ làm việc tốt hơn có nghĩa là mức độ thỏa mãn trong công việc càng tăng khi mức độ thỏa mãn về tiền lương tăng. Căn cứ kết quả hồi quy có Beta = 0.543, mức ý nghĩa Sig. = 0 < 0.05, nghĩa là khi tăng mức độ thỏa mãn về tiền lương lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn trong công việc sẽ tăng lên 0.543 đơn vị độ lệch chuẩn. Giả thuyết H4 được chấp nhận.

Yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ 2 đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên là yếu tố Đặc điểm công việc. Căn cứ vào bảng kết quả hồi quy, hệ số Beta của biến Công việc = 0.335 ( giá trị dương), mức ý nghĩa sig. = 0.000 < 0.05, như vậy mối quan hệ giữa biến đặc điểm công việc với mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần Dệt May Huế là mối quan hệ thuận chiều và khi mức độ thỏa mãn đối với đặc điểm công việc tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên sẽ tăng lên 0.335 đơn vị độ lệch chuẩn. Giả thiết H1 được chấp nhận..

Hệ số Beta của biến Đồng nghiệp = 0.323 ( giá trị dương), sig. = 0.000 < 0.05, cho biết mối quan hệ giữa biến Đồng nghiệp với mức độ thỏa mãn trong công việc là mối quan hệ thuận chiều, khi mức độ thỏa mãn về đồng nghiệp tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn trong công việc tăng lên 0.323 đơn vị độ lệch chuẩn. Giả thiết H3 được chấp nhận.

Biến Lãnh đạo có hệ số Beta = 0.176 ( giá trị dương), sig.= 0.004 < 0.05, có nghĩa là mối quan hệ giữa biến Lãnh đao với mức độ thỏa mãn trong công việc là mối quan hệ thuận chiều, khi mức độ thỏa mãn về lãnh đạo tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn trong công việc tăng lên 0.176 đơn vị độ lệch chuẩn. Giả thiết H2 được chấp nhận.

Kết quả của mô hình hồi quy đã loại biến Cơ hội thăng tiến ra khỏi mô hình, điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của yếu tố Cơ hội thăng tiến đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty cổ phần Dệt May Huế là không có ý nghĩa thống kê. Giả thuyết H5 bị bác bỏ.

Sau sử dụng phân tích hồi quy ta có kết quả kiểm định các giả thiết của mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh như sau:

Bảng 20: Kiểm định giả thuyết Giả

H1

Đặc điểm công việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn

trong công việc ,000 Chấp nhận

H2

Quan hệ với lãnh đạo được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc..

,000 Chấp nhận

H3

Quan hệ với đồng nghiệp được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc.

,000 Chấp nhận

H4

Chính sách tiền lương được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc

,000 Chấp nhận

H5

Cơ hội thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w