4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.7.2 Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá quan trọng từng nhân tố
tố
Kết quả phân tích hồi qui như sau:
Bảng 18: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter sau khi loại biến
Model R R2 R điều chỉnh
Sai số chuẩn của ước lượng
1 ,738(a) ,544 ,526 ,45521
Bảng 19: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter
Model Hê số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Mức ý nghĩa a B Sai số chuẩn Beta B 1 Hằng số 3,931 ,040 98,455 ,000 F1 ,221 ,040 ,335 5,518 ,000 F2 ,116 ,040 ,176 2,905 ,004 F3 ,214 ,040 ,323 5,329 ,000 F4 ,359 ,040 ,543 8,955 ,000 F5 -,031 ,040 -,046 -,764 ,446
So sánh hai giá trị R2 và R điều chỉnh, ta thấy R hiệu chỉnh = 0.526 nhỏ hơn R2 (R2
= 0.544), dùng tiêu chuẩn này để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn vì nó thổi phồng mức độ phù hơp của mô hình. R bình phương = 0.526 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 52.6%.
Mặc dù R bình phương khá cao tuy nhiên giá trị Sig của biến thứ 5 (Cơ hội đào tạo và thăng tiến) cho thấy nó không có ý nghĩa trong mô hình. Loại biến F5 ra khỏi mô hình.
Mô hình hồi quy với 4 tiến: F1 (Công việc), F2 (Lãnh đạo), F3 (Đồng nghiệp), F4 (Thu nhập) đều có mức ý nghĩa < 0.05, đươc chấp nhận. R2 hiệu chỉnh = 0.527 cho biết có hơn 50% sự khác biệt của biến thỏa mãn được giải thích bởi 4 biến độc lập: Công việc, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Thu nhập.
Như vậy, kết quả của mô hình hồi quy, ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là mức độ thỏa mãn công việc với các yếu tố công việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, thu nhập qua phương trình sau:
F = 3.931 + 0.221*F1 + 0.116*F2 + 0.214* F3 + 0.359* F4
Kết quả hồi quy cho thấy, chỉ có 4 trong 5 yếu tố của mô hình có ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần Dệt May Huế là: Công việc, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Thu nhập. Trong đó, thành phần “Thu nhập” có ý nghĩa quan trong nhất đối với mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên ( có hệ số lớn nhất), kế đến là thành phần “Đồng nghiệp” và “Công việc” và cuối cùng là thành phần “Lãnh đạo”.