c. Vai trò của ngân hàng thương mại
2.2 Tình hình lao động của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương –chi nhánh Huế
Tính đến cuối năm 2011, toàn bộ chi nhánh ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Huế có tổng số lao động là 39 lao động. Tình hình lao động tại chi nhánh có được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình lao động tại Saigonbank-Huế qua hai năm 2010-2011
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
SL % SL % SL %
Tổng số lao động 38 100 39 100 1 2,63
Phân theo giới tính
Nam 22 57,9 23 59 1 4,55
Nữ 16 42,1 16 41 0 0
Phân theo trình độ
Đại học, trên đại học 35 92 36 92,3 1 2,86
Cao đẳng, trung cấp 3 8 3 7,7 0 0
Lao động phổ thông 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng hành chính Saigonbank chi nhánh Huế)
Qua hai năm thì số lao động của chi nhánh không có sự thay đổi đáng kể. Số lao động trong năm 2011 chỉ tăng 1 người so với năm 2010, tức tăng 2,63% so với năm 2010. Điều này cũng rất dễ hiểu vì trong hai năm vừa qua ngân hàng chưa có nhu cầu mở rộng thêm quy mô –Phòng giao dịch hay trung tâm tư vấn khách hàng trên địa bàn nên tình hình nhân sự không có nhiều thay đổi.
Xét về giới tính: Nhìn vào cơ cấu này, ta thấy được số lượng lao động nam chiếm tỷ trong nhiều hơn so với số lượng lao động nữ, cụ thể là qua 2 năm 2010-2011số lượng lao động nam lần lượt là 22, 23 người, chiếm tỷ trọng tương ứng là 57,9% và 59%, còn lao động nữ vẫn giữ nguyên không đổi qua 2 năm với số lượng là 16 người, chiếm tỷ trọng lần lượt qua các năm là 42,1% và 41%. Cơ cấu với số lượng nam vẫn giữ vai trò chủ đạo do trình độ nghiệp vụ nam nhạy bén và năng động hơn nữ giới, đó cũng là một thực tế tại nhiều ngân hàng hiện nay chú trọng tuyển dụng nam trong đó hạn chế bớt nữ vì nhiều lý do là họ tập trung cho gia đình nhiều hơn công việc. Đây là một tỷ lệ rất phù hợp và lý tưởng của ngân hàng, một chiến lược kinh doanh về chính sách nguồn
nhân lực để ngày cảng cải thiện vị thế, nâng cao chất lượng, uy tín của ngân hàng theo mục tiêu của ngân hàng đề ra trước đó.
Xét về trình độ: Trong năm 2011/2010 số lao động có trình độ học đại học, trên đại học tăng lên 1 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,86%, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn giữ nguyên mức 3 người, ở ngân hàng không có số lao động phổ thông, điều đó cho thấy chi nhánh đang tích cực chú trọng đến trình độ của CBNV nên số lao động có trình độ đại học mới tăng chủ đạo. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng không quên đi đôi với trình độ chuyên môn cao là phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp theo những chuẩn mực cao nhất. Đây là một dấu hiệu rất khả quan chứng tỏ rằng chi nhánh vẫn đang nổ lực phấn đấu để nâng cao năng lực trình độ nghiệp vụ của đội ngũ CBNV, cũng như ngày càng làm đẹp thêm hình ảnh năng động và hiện đại, có tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên.
Nói tóm lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương-Huế phải thực hiện. Bằng nhiều biện pháp thiết thực như tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ nhân sự có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, năng động, niềm nở và biết lắng nghe khách hàng, có kiến thức ngân hàng hiện đại trong đó nguồn nhân lực phải được quy hoạch trẻ hóa. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ nổ lực xây dựng chính sách tiền lương, cùng với chế độ đãi ngộ hợp lý… nhằm duy trì, phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài để tạo bàn đạp cho ngân hàng vượt qua khó khăn, thử thách và đạt hiệu qua tối đa trong hoạt động kinh doanh của mình.