c. Vai trò của ngân hàng thương mại
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế
Thương - chi nhánh Huế
Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thì phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố: môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, môi trường bên trong bao gồm: năng lực cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng phát triển, khả năng thích ứng với những biến động của môi trường của chính ngân hàng đó. Tuy chưa phải là yếu tố tiêu biểu nhất để biết được NH đang hoạt
động có hiệu quả hay không nhưng thông thường người ta vẫn căn cứ vào các chỉ tiêu từ tình hình thu nhập, chi phí và đặc biệt là lợi nhuận mà NH đạt được qua các kỳ để làm cơ sở đánh giá cơ bản.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương-Huế qua 3 năm 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
GT % GT % GT % +/- % +/- %
I. Thu nhập 22,934 100 33,729 100 50,581 100 10,795 47,069 16,852 49,96
1. Thu lãi cho vay 21,945 95,68 32,698 96,94 49,521 97,90 10,753 48,99 16,823 51,45
2. Thu lãi tiền gửi 0,4 0 0,6 0 0,7 0 0,2 50 0,1 16,67
3. Thu từ DVTT & NQ 215,7 0,94 242,2 0,71 259,9 0,513 26,5 12,28 17,7 7,3 4. Thu từ hoạt động khác 772,9 3,38 788,2 2,336 799,4 1,587 15,3 1,979 11,2 1,42 II. Chi phí 21,767 100 32,734 100 46,024 100 10,967 50,38 13,29 40,6 1. Chi trả lãi 20,010 91,92 31,238 95,43 44,317 96,3 11,228 56,1 13,079 41,86 2. Lương và phụ cấp 637 2,926 721 2,202 801 1,74 84 13,18 80 11 3. Chi dự phòng 57,45 0,26 59,71 0,182 60,7 0,13 2,26 3,933 0,99 1,65 4. Chi hoạt động khác 1062,5 4,894 715,29 2,186 845,3 1,83 -347 -32,6 130 18,17
III. Lợi nhuận 1,167 995 4,557 -172 3,562
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển qua các năm 2009, 2010 và 2011. Lợi nhuận năm 2011 vừa qua tăng lên vượt bậc so với năm 2010, đây là một dấu hiệu hết sức khả quan đối với một ngân hàng vừa mới thành lập và đi vào hoạt động không quá lâu, nhất là trong tình hình lạm phát của chính phủ buộc các ngân hàng phải tuân thủ như hiện nay.
Cụ thể hơn đó là vào năm 2009, lợi nhuận đạt 1,167 triệu đồng do trong năm 2009 ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế đã tổ chức khai trương và chính thức đi vào hoạt động 2 phòng giao dịch Saigonbank Đông Ba và Bến Ngự , thành phố Huế. Con số đã phần nào thể hiện được việc mở rộng quy mô, phòng giao dịch tại thành phố Huế nhằm đáp ứng cho việc giao dịch một cách thuận tiện của khách hàng là bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, vào năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng lại giảm xuống còn 995 triệu đồng, tức là giảm 172 triệu đồng so với năm 2009. Điều này cho ta thấy rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã đi qua nhưng những dư âm, những khó khăn của cuộc khủng hoảng mà tất cả các ngân hàng trong nước cũng như ngoài nước vẫn đang phải đối mặt vẫn còn đó, nó ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Và, thu nhập năm 2010 đạt 33,729 triệu đồng, tức tăng thêm 10,795 triệu đồng (+47,069%) so với năm 2009, nhưng đồng thời với việc tăng thu nhập đó, chi phí trong năm này lại tăng lên đến con số 32,734 triệu đồng, tức tăng thêm 10,967 triệu đồng (+50,38%) so với năm 2009, nó trực tiếp ảnh hưởng đến việc giảm lợi nhuận trong năm 2010.
Song, sang đến năm 2011, nhằm khẳng định vị thế, thương hiệu, hình ảnh của ngân hàng, cũng như quyết tâm hết mình của ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ nhân viên của ngân hàng Saigonbank chi nhánh Huế, nhằm đưa ngân hàng ngày càng phát triển xứng tâm cao trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Huế, ngân hàng đã đưa lợi nhuận của mình từ con số 995 lên đến con số kỷ lục 4,557 triệu đồng, tức tăng lên 3,562 triệu đồng so với năm 2010. Qua đó khẳng định được thành tích mà ngân hàng đạt được trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng là do tổng thu nhập năm nay cao hơn hẳn so với chi phí mà chi nhánh bỏ ra. Tổng thu nhập đạt được là 50,581 triệu đồng, tăng thêm 16,852 triệu đồng (+49,96%) so với năm 2010, nguồn thu nhập này tăng lên mạnh là nhờ sức tăng chủ yếu của nguồn thu từ lãi cho vay, thu từ dịch vụ
thanh toán và ngân quỹ, đặc biệt là nguồn thu từ lãi cho vay với đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân chiếm phần lớn nhất. Cụ thể là nó làm tăng thu nhập cho chi nhánh thêm 49,521, tức tăng thêm 16,823 (+51,45%) so với năm 2010.
Từ kết quả đó, cho ta thấy được rằng lợi nhuận lớn mà ngân hàng có được phần lớn là do thu nhập từ hoạt động thu lãi cho vay (khách hàng cá nhân) là chủ yếu. Vì vậy, nắm được thực tế này, ngân hàng cần duy trì, giữ vững và phát huy vị thế của mình trên thị trường hiện tại bằng cách liên tục tìm hiểu kỹ về thị trường, liên tục cải tiến về dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo niềm tin, uy tín cho khách hàng. Ngoài ra còn có các nguồn thu khác như: thu lãi tiền gửi, thu từ các hoạt động khác…chiếm số lượng không đáng kể.
Về khoản chi phí thì nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng, các khoản chi phí mà ngân hàng trích qua các năm 2009, 2010 và 2011 chủ yếu là các khoản chi để trả lãi tiền gửi, trả lương và phụ cấp cho nhân viên, số lượng nhỏ khác dành cho chi khoản dự phòng và cho các hoạt động khác.
Kết quả kinh doanh mà ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương –chi nhánh Huế đạt được trong những năm vừa qua đã bắt đầu thấy được sức bật mạnh của ngân hàng trong công cuộc quảng bá thương hiệu, thấy được khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Đây thật sự là bước đầu thành công cho ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Huế, hy vọng rằng với những thành quả như vậy, ngân hàng sẽ ngày càng vươn cao, vươn xa hơn nữa trong tương lai gần.
2.5. Thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng tiền gửi ta ̣i ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương –chi nhánh Huế.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Huế là một ngân hàng đứng thứ 2 (sau ngân hàng Công Thương) có hoạt động thu hút dịch vụ tiền gửi mạnh nhất trên địa bàn thành phố Huế. Với số liệu thu được(phòng kinh doanh ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương –Huế) thì lợi nhuận thu được từ hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh qua các năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 171,131, 228,595 và 260,907 triệu đồng. Những con số này thể hiện một mức tăng trưởng tương đối mạnh, thể hiện hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng rất là hiệu quả. Điều này chứng tỏ rằng sự cố gắng rất lớn từ phía ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ
nhân viên tìm kiếm khách hàng nhằm đưa ra các chính sách thu hút mạnh khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng và tìm cho mình địa điểm gửi tiền an toàn và thuận tiện nhất. Từ thực trạng trên, thiết nghĩ ngân hàng cần đầu tư nguồn lực mạnh hơn nữa, khai thác sâu hơn nữa để có kết quả kinh doanh trong hoạt động này có bước tiến xa hơn trên địa bàn thừa thiên huế.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Saigonbank)