Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp nội bộ đến việc tạo môi trường làm việc lý tưởng trường hợp khu nghỉ mát ana mandara huế resort & spa (Trang 82 - 84)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.1.Phân tích nhân tố khám phá

Sau khi đánh giá được độ tin cậy của các thang đo. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến đó lại thành các biến mới. Phương pháp rút trích được chọn là phương pháp Principal Components với phép quay Varimax.

Sau khi dùng phương pháp phân tích nhân tố cho mỗi bộ gồm 5 biến đo lường lần lượt cho 5 tiêu thức là các khía cạnh chính của văn hóa giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp đã chỉ ra được những nhóm các nhân tố tạo nên các biến mới như sau:

- Q1a (Phương thức quản lý): Phong cách làm việc của lãnh đạo; sự chia sẻ

định hướng phát triển.

- Q1b (Cách làm việc): Sự lôi cuốn; Sự giúp đỡ nhau; Sự thống nhất

- Q2 (VHGTNB LĐ&NV): Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm hợp lý; Thưởng

phạt công minh; Quan tâm, động viên; Cung cấp đầy đủ thông tin; Giải quyết tình huống hợp lý.

- Q3 (VHGTNB NV&LĐ): Tôn trọng, cư xử đúng mực; Hoàn thành tốt nhiệm

vụ; Quan tâm lãnh đạo; Thông tin phản hồi được chú ý; Nhiệt tình trong công việc.

- Q4 (VHGTNB NV&NV): Đồng nghiệp lôi cuốn; Thái độ cởi mở, thân thiện;

Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; Quan tâm, giúp đỡ nhau; Ý thức xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp.

- Q5 (VHGTNB CV): Thái độ làm việc tích cực; Thích thú với công việc; Luôn

học tập, tiếp thu kinh nghiệm; Có tinh thần, trách nhiệm; Có thái độ cầu tiến.

- MTLV LT: Hài lòng với cách giao tiếp của lãnh đạo; Hài lòng với thái độ,

cách giao tiếp của đồng nghiệp; Tự hào khi làm việc cho công ty; Mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.

Để ước lượng các tham số trong mô hình, lần lượt các biến mới được tính toán bằng tổng của các thuộc tính đo lường thuộc nó. Bằng cách làm này chúng tôi đã có được các biến mới lần lượt như trên.

Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: Là một trị số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Tiến hành kiểm định KMO - Bartlett, kết quả cho ở bảng 37.

Giá trị KMO giữa 0,5 và 1 thì phân tích nhân tố là phù hợp còn nếu < 0.5 thì không phù hợp. Kết quả thu được KMO = 0.523 > 0.5 do đó phân tích nhân tố là phù hợp. Còn đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể, giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 chứng tỏ

giữa các nhân tố này có sự tương quan với nhau.

Bảng 38: Kết quả kiểm định KMO - Bartlett KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.663 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 975.27

df 15

Sig. 0,000

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Bên cạnh đó, kết quả phân tích ở bảng phụ lục cho thấy rằng, trong số 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến MTLV LT thì hệ số Eigenvalue đều lớn hơn 1, tức thỏa mãn điều kiện tiêu chuẩn Kaiser. Hệ số tin cậy của các thuộc tính tạo nên các biến mới này cũng đều lớn hơn 0.5.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp nội bộ đến việc tạo môi trường làm việc lý tưởng trường hợp khu nghỉ mát ana mandara huế resort & spa (Trang 82 - 84)