Đánh giá của nhân viên về việc việc giúp đỡ lẫn nhau của lãnh đạo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp nội bộ đến việc tạo môi trường làm việc lý tưởng trường hợp khu nghỉ mát ana mandara huế resort & spa (Trang 46 - 50)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1.4.Đánh giá của nhân viên về việc việc giúp đỡ lẫn nhau của lãnh đạo

Điểm trung bình của nhân viên đánh giá về sự giúp đỡ lẫn nhau trong công việc của các cán bộ quản lý là 4.19. Đây là số điểm đánh giá cao nhất trong các tiêu chí thuộc tiêu thức VHGTNB của các cấp lãnh đạo. Sự quan tâm giúp đỡ nhau chính là chất keo tạo nên sự khăng khít, đoàn kết của một tổ chức. Thông qua việc này họ sẽ cũng cố, phát huy thêm tình đồng chí, đồng nghiệp, tình bằng hữu. Đồng thời, khi các nhà lãnh đạo biết quan tâm giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với nhau trong công việc thì họ sẽ tạo nên được sự tin cậy và hiểu nhau hơn trong quá trình làm việc. Văn hóa giao tiếp nội bộ bắt nguồn từ đó.

Bảng 8: Kết quả kiểm định sự khác biệt về phân phối với biến Q1.4 Các yếu tố Tiêu chí phân loại Giá trị trung bình Sig.

Giới tính(M) Nam 4.21 0.840 Nữ 4.18 Tuổi(K) Từ dưới 20 tuổi 4.07 0.019 Từ 21 đến 30 tuổi 4.35 Từ 31 đến 40 3.94 Từ trên 40 4.33 Vị trí làm việc(K) Cán bộ quản lý 4.00 0.252 Nhân viên văn phòng 4.35

Lao động trực tiếp 4.16 Trình độ chuyên môn(K) Chuyên viên 4.11 0.785 Tác nghiệp 4.21 Lao động phổ thông 4.22

Thời gian công tác(K)

Từ dưới 2 năm 4.03

0.025

2-5 năm 4.36

5-10 năm 3.96

Từ trên 10 năm 4.24

Số nơi công tác(M) 01 nơi 4.30

0.596

Nhiều hơn 01 4.17

Điểm đánh giá trung bình 4.19

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

giúp đỡ lẫn nhau trong công việc của các nhà quản lý (Sig>0.05). Tuy nhiên, trong trường hợp này đã có sự khác biệt trong đánh giá của các đối tượng khi phân chia theo tuổi và thời gian công tác (Sig.<0.05). Thể hiện ở chỗ: Nhóm tuổi từ 21 đến 30 và nhóm đối tượng làm từ 2 đến 5 năm đánh giá rất cao còn nhóm tuổi từ 31 đến 40 và nhóm làm từ 5 đến 10 năm thì đánh giá thấp hơn. Để có thể thấy rõ hơn điều này tiến hành kiểm định giả thuyết về sự giống nhau trong đánh giá của các nhóm đối tượng khi phân chia theo tuổi và thời gian công tác, bằng phép kiểm định Mann- Whitney lần lượt cho từng cặp thì nhận thấy có sự khác nhau có ý nghĩa trong việc đánh giá về sự giúp đỡ lẫn nhau của các cấp lãnh đạo.

Phân theo tuổi(P5a): có sự khác nhau trong đánh giá giữa hai nhóm đối tượng là 21 đến 30 và từ 31 đến 40. Điểm đánh giá trung bình của nhóm thứ nhất là 4.35 còn nhóm hai thì chỉ đạt 3.94. Sở dĩ có điều này là bởi nhóm thứ nhất người cho rằng những gì mà họ thấy được là đủ để cho thấy các cấp lãnh đạo là có quan tâm giúp đỡ nhau. Còn nhóm thứ hai thì họ không cho như vậy, có lẽ do họ có thời gian công tác và kinh qua nhiều công việc, nên họ cho rằng chừng ấy là chưa đủ để đánh giá cao cho việc quan tâm, giúp đỡ nhau.

Phân theo thời gian công tác(P5b): có sự khác nhau ở hai cặp đối tượng. Thứ nhất là nhóm làm từ dưới 2 năm với nhóm làm từ 2 đến 5 năm. Thứ hai là nhóm làm từ 2 đến 5 năm với nhóm làm từ 5 đến 10 năm. Điều này có lẽ được tạo ra do cách nhìn và quan điểm của hai nhóm trên là khác nhau.

2.2.2.1.5. Đánh giá của nhân viên về việc thống nhất trong việc ra quyết định

Thống nhất trong việc ra quyết định là yếu tố tiên quyết hàng đầu để một nhiệm vụ được thực thi nhanh chóng. Đồng thời, việc này cũng rất cần thiết trong mọi công việc của tổ chức. Điều này sẽ làm giảm rất nhiều chi phí thời gian trong công tác tổ chức của một doanh nghiệp. Điểm trung bình đánh giá cho tiêu chí này là 3.85. Đây cũng là một số điểm tương đối cao.

Giá trị Sig. của các nhóm đối tượng hầu hết đều lớn hơn 0.05. Như vậy là không có sự khác biệt trong việc đánh giá về sự thống nhất trong việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo của các nhóm đối tượng.

Các yếu tố Tiêu chí phân loại Giá trị trung bình Sig. Giới tính(M) Nam 3.82 0.725 Nữ 3.87 Tuổi(K) Từ dưới 20 tuổi 3.58 0.055 Từ 21 đến 30 tuổi 4.00 Từ 31 đến 40 3.75 Từ trên 40 4.00 Vị trí làm việc(K) Cán bộ quản lý 3.75 0.084 Nhân viên văn phòng 4.09

Lao động trực tiếp 3.78 Trình độ chuyên môn(K) Chuyên viên 3.96 0.396 Tác nghiệp 3.88 Lao động phổ thông 3.72

Thời gian công tác(K)

Từ dưới 2 năm 3.53

0.050

2-5 năm 3.98

5-10 năm 3.85

Từ trên 10 năm 3.94

Số nơi công tác(M) 01 nơi 3.69

0.375 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều hơn 01 3.87

Điểm đánh giá trung bình 3.85

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Hầu hết mức điểm đánh giá trung bình là khá cao. Tuy nhiên, đối với tiêu thức phân loại là thời gian công tác thì có giá trị Sig. = 0.05 (là giá trị chấp nhận được, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm). Tuy nhiên, mức ý nghĩa này nhỏ nên ta tiến hành kiểm định so sánh về sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm đối tượng khi chia theo tiêu thức này.

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác nhau trong đánh giá của hai cặp như sau:

trong đánh giá của nhóm phân theo thời gian công tác

Các cấp lãnh đạo luôn thống nhất với nhau trong việc ra quyết định

Nhóm 1: >= 2 năm với 2-5 năm Sig. = 0.006 Nhóm 2: >= 2 năm với > 10 năm Sig. = 0.044

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Điều này cũng dễ hiểu khi sự khác biệt này xảy ra giữa nhóm đối tượng có thời gian làm việc từ dưới 2 năm với 2 nhóm còn lại là từ 2 đến 5 năm và trên 10 năm. Nhóm đối tượng có thời gian làm việc dưới 2 năm đánh giá không cao sự thống nhất trong việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo. Điểm trung bình của họ là 3.53. Đây chính là do nhóm đối tượng này có ít cơ hội được tiếp xúc nhiều với các cấp quản lý và các nhà lãnh đạo nên họ đánh giá không cao về tiêu chí này. Còn đối với hai nhóm đối tượng còn lại thì họ có nhiều cơ hội và thời gian để tiếp xúc với các nhà quản lý hơn nên họ hiểu và đánh giá cao hơn sự thống nhất trong việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo. Điểm trung bình của họ khá cao, lần lượt là 3.98 và 3.94.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp nội bộ đến việc tạo môi trường làm việc lý tưởng trường hợp khu nghỉ mát ana mandara huế resort & spa (Trang 46 - 50)