CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp nội bộ đến việc tạo môi trường làm việc lý tưởng trường hợp khu nghỉ mát ana mandara huế resort & spa (Trang 29)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trên thế giới: Cuối tháng 6/2006, Viện nghiên cứu những nơi tốt nhất để

làm việc (GPWI) ở Mỹ đã phối hợp với Tổ chức quản trị nguồn nhân lực thực hiện một cuộc khảo sát và công bố bằng xếp hạng thường niên lần thứ ba “Những Công ty vừa và nhỏ tốt nhất để làm việc ở Mỹ”. Một số điểm chung của các Công ty lọt vào danh sách này là những điều đáng để cho các doanh nghiệp Việt Nam suy ngẫm và học hỏi trong xây dựng và đầu tư cho nguồn nhân lực…

Thứ nhất, giao tiếp nội bộ đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù lương bổng và các phúc lợi cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất khiến các nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Nhang hoạt động biểu hiện sự quan tâm đến nhân viên như tổ chức tiệc Giáng sinh, cung cấp thực phẩm đầy đủ trong nhà bếp của Công ty để nhân viên cỏ thể ăn nhẹ... cũng là những điều được các nhân viên đánh giá can. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khiến nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp là sự giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp. Các Công ty trong danh sách của GPWI thường xuyên cập nhật cho các nhân viên về tình hình tài chính của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp.

Thứ hai, bên cạnh việc áp dụng chế độ làm việc theo giờ.giấc linh hoạt, các Công ty cũng quan tâm đến việc định hướng cho các nhân viên mới, giúp cho họ hội nhập nhanh chóng với môi trường làm việc. Một số Công ty như Badger Mining còn thực hiện các chương trình định hướng cho các nhân viên mới ngay sau khi họ vừa nhận được thư mời làm việc để họ có thể quen với việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên.

Ở Việt Nam

Văn hóa giao tiếp nội bộ doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, văn hóa giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, được thể hiện thông qua nhiều mối qua hệ.

Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hóa giao tiếp trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định mặc dù hiện nay chúng ta có khoảng 354.689 doanh nghiệp (Thống kê của Bộ công thương năm 2009). Đó là một

nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; Chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; Còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; Chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; Chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao.

Mặt khác văn hoá giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hóa giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đơn cử như khi quan hệ kinh doanh, hợp tác đối tác thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó.

Đứng trước những đòi hỏi của thời đại đó, Ngày 11/9/2002, Trung tâm văn hóa doanh nhân được thành lập và là đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Trung tâm có hai việc nghiên cứu là: Viện nghiên cứu văn hóa doanh nhân và Viện Khoa học công nghệ và thông tin văn hóa doanh nhân. Nó nhiệm vụ tập hợp, xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ sáng tác và phục vụ doanh nhân mà còn là nơi để doanh nhân tụ lại sinh hoạt, giao lưu và bồi dưỡng văn hóa kinh doanh.

Những năm gần đây, xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam là đã bước đầu quan tâm xây dựng văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp, đây là tín hiệu đáng mừng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể nói, văn hoá giao tiếp nội bộ là thành phần quan trọng tạo nên văn hóa của một doanh nghiệp và đồng thời là tạo ra quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của các doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình thực hiện được phương thức kinh doanh "Lấy con người làm trung tâm", mà còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, mạnh mẽ hơn, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiêp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Việc xây dựng văn hóa giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp trên địa bàn

Tỉnh Thừa Thiên Huế: Đại đa số các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay vẫn còn

chưa tạo dựng được cho mình sắc thái văn hoá kinh doanh. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng là hầu hết các doanh nghiệp vẫn thuộc vào loại có quy mô vừa và nhỏ. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp trên địa bàn có thể gọi là lớn mạnh như: Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Trường Sơn, Công ty Cổ phần Huetronics, Công ty Cổ phần Trường Phú, Công ty TNHH Bia Huế…Trong ngành dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng thì có Hương Giang, Morin, làng Hành Hương, Le Résidence... Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng chưa thể xây dựng cho mình một nền văn hóa giao tiếp nội bộ đặc sắc.

Nguyên nhân của vấn đề này rất dễ nhận ra: Đó là nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí chưa cao và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; Môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; Chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; Còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; Chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; Chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao.

Vẫn biết là như vậy, nhưng kinh tế thị trường đòi hỏi từng chủ thể kinh tế phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Các doanh nghiệp muốn hội nhập với xã hội và nền kinh tế thế giới ngoài vấn đề về vốn, quy mô, công nghệ thì một điều vô cùng quan trọng nữa là không thể không tạo dựng cho mình một sắc thái văn hóa riêng của doanh nghiệp mình. Bởi khi hội nhập với thị trường chung của thế giới và khu vực, thực chất của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là cạnh tranh về văn hóa, về phương thức chiếm lĩnh thông tin, sự thiện cảm của người tiêu dùng một cách có văn hoá. Không như vậy, sẽ bị thải loại trong cạnh tranh.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA GIAO TIẾP NỘI BỘ ĐẾN VIỆC TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

LÝ TƯỞNG TẠI ANA MANDARA HUẾ - RESORT & SPA 2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHU NGHỈ ANA MANDARA HUẾ - RESORT& SPA 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Khu nghỉ mát Ana Mandara Huế

Khu nghỉ mát Ana Mandara Huế được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 06 tháng 05 năm 2010.

Tên gọi đầy đủ: Chi nhánh Công ty Cổ phần Thuận An - Ana Mandara Huế Resort & Spa.

Ngành nghề kinh doanh: - Kinh doanh các dịch vụ vui

chơi giải trí, du lịch, thể thao (Không bao gồm kinh doanh hoạt động Karaoke, vũ trường)

- Đầu tư dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu du lịch.

- Mua bán hàng thủ công mĩ nghệ, hàng lưu niệm, đồ uống có cồn, thuốc lá - Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế, các dịch vụ khu du lịch, dịch vụ Spa - Kinh doanh lưu trú du lịch (Khách sạn)

Địa chỉ: Thôn An Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 054.3983333 Fax: 054.3971111

Chuỗi hệ thống nghĩ dưỡng cao cấp Ana Mandara Huế đã chính thức khai trương và bắt đầu mở cửa đón khách từ tháng 10 năm 2010.

Khu nghỉ mát 5 sao Ana Mandara Huế nằm cách thành phố Huế 15 phút ô tô đi đường, tọa lạc trên diện tích 2,8 ha, chạy dài trên 400m uốn lượn trên bờ biển Thuận An. Khu nghỉ mát hiện có 78 phòng nghỉ, bao gồm biệt thự hướng biển (Beach Villa), biệt thự hướng biển có hồ bơi riêng (Pool Villa), biệt thự liền kề dành cho gia đình với các phòng cao cấp (Duplex và Deluxe), thiết kế ấn tượng, nội thất hiện đại.

Đông Dương (Hotel Collection Indochine - HCI), là một trong những nhà quản lý resort, khách sạn chuyên nghiệp hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam.

2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của khu nghỉ mát Ana Mandara Huế

Hoạt động kinh doanh lưu trú: Với hệ thống 78 phòng nghỉ sang trọng, tiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghi tạo cho du khách cảm giác thoải mái như đang ở nhà. Bao gồm các loại phòng như sau:

(Nguồn: Phòng lễ tân khu nghỉ mát)

Với hệ thống phòng khá lớn như vậy, Ana

Mandara Huế cần rất đông đảo lực lượng lao động làm việc trong bộ phận buồng phòng. Hơn nữa, để có thể làm vệ sinh các phòng theo quy cách quốc tế đảm bảo sự sạch sẽ của các loại phòng nghỉ hạng sang như trên đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc dọn phòng và phải là những nhân viên đã qua đào tạo.

Hoạt động kinh doanh ăn uống

Đây là hoạt động góp phần đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách khi đến nghỉ ngơi tại khu nghỉ mát. Chính vì sự đa dạng của khách quốc tế đến từ các nước khác nhau nên Ana Mandara Huế có hệ thống nhà hàng, quầy bar đa dạng cung cấp đầy đủ đáp ứng thị hiếu của nhiều loại khách.

Nhà hàng Lagoon: Đây là nhà hàng lớn nhất tại khu nghỉ mát, có không gian

thoáng đãng hướng ra biển, với sức chứa 160 chỗ chuyên phục vụ các món ăn Âu, Á với thực đơn đa dạng và nhiều loại thức uống như cooktail, cà phê, trà, rượu vang… cho cả ba bữa sáng, trưa và tối.

Nhà hàng Hue Flavors: Nhà hàng Hue Flavors chính thức mở cửa đón khách từ

tháng 11 năm 2010. Nhà hàng với sức chứa tối đa là 40 khách, tạo một không gian

Loại phòng Tổng số

Pool Villa 4

Beach Villa 20

Duplex 6

thưởng thức món ăn Huế hoàn toàn khác biệt. Với thực đơn ẩm thực Huế phong phú với đầy đủ các đặc sản Huế như: Cơm hến, bánh bèo, bún thịt nướng, các loại chè Huế… Đến với Hue Flavors, quý khách sẽ được thưởng thức một buổi ăn tối tuyệt vời nhất trong không gian tĩnh lặng bên cạnh bờ biển Thuận An.

Aqua Pool Bar: Được thiết kế độc đáo, nằm ngày bên cạnh hồ bơi và sát biển. Mang lại cho quý khách một không gian thoáng đáng, mát mẻ để thư giãn với một ly cocktail hoặc một ly đồ uống có cồn mát lạnh với một ít đồ ăn nhẹ.

Sky Terrace: Đây là không gian đặc trưng và ấn

tượng khi quý khách đến với Ana Mandara Huế. Tại đây quý khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp đằm thắm của bãi biển Thuận An hoặc cũng có thể tĩnh tại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của buổi bình minh và hoàng hôn trên biển đầy thơ mộng.

In Villa Dining: Là dịch vụ đặc biệt dành cho những khách hàng có nhu cầu

được thưởng thức những bữa ăn trong ngày ngay tại căn phòng sang trọng của mình hay ở ngay trên bãi biển Thuận An tuyệt đẹp. Với dịch vụ này, quý khách sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị về một Ana Mandara Huế đầy chất thơ mộng.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung

Dịch vụ Spa cao cấp: Với thiết kế hiện đại và hoàn toàn mới lạ sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị. Khu Spa của Ana Mandara Huế được bố trí lần theo những con đường rợp bóng

cây xanh mát, với những bậc đá bao quanh hồ nước tuyệt đẹp với những sala nổi theo kiểu Thái. Mỗi phòng spa đều mang âm hưởng của văn hóa Ấn Độ để tận hưởng những dịch vụ Spa từ thiên nhiên độc đáo. Đặc biệt có liệu pháp Ajurveda được đưa vào sử dụng tại nhiều Spa sang trọng trên thế giới. Ở Ana Mandara liệu

pháp này cùng các kỹ thuật massage hiệu quả sẽ giúp cơ thể được thanh lọc hoàn toàn để sẵn sàng tiếp thu nguồn năng lượng mới. Ana Mandara sẽ đưa bạn hòa mình vào không gian rộng mở của trời và biển, để tinh thần bạn thực sự thoát khỏi cuộc sống bận rộn thường ngày và đón nhận tinh hoa mà thiên nhiên ban tặng.

Phòng thể thao và tập thể dục: Đây là dịch vụ bổ sung miễn phí dành cho

khách hàng tại Ana Mandara Huế. Toàn bộ không gian này được bố trí nằm cạnh một hồ nước nhân tạo tuyệt đẹp. Quý khách có thể tự do lựa chọn các hình thức luyện tập phù hợp với bản thân để có thể rèn luyện sức khỏe và có một cảm giác thoải mái với các phòng thể dục thẩm mĩ, phòng tắm hơi nước và khô.

Phòng hội nghị: Có diện tích sàn hơn 1.320 m2, bao gồm 2 phòng hội nghị ,

với sức chứa khoảng 550 chỗ ngồi và được trang bị những thiết bị nghe nhìn hiện đại nhất. Đây là nơi lý tưởng để tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị hay họp báo... cho các doanh nghiệp, tổ chức hay những sự kiện (event) đẳng cấp...

Với hệ thống nhà hàng, quầy bar, phòng họp đa dạng và phong phú như trên thì cần sự đa dạng trong đội ngũ lao động phục vụ với nhiều kỹ năng liên quan để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính vì vậy cần phải đòi hỏi xây dựng được một văn hóa giao tiếp nội bộ tốt để tạo nên sự đoàn kết, hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận.

2.1.3. Đặc điểm đội ngũ lao động tại Ana Mandara Huế2.1.3.1. Số lượng và cơ cấu lao động của khu nghỉ mát 2.1.3.1. Số lượng và cơ cấu lao động của khu nghỉ mát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính đến thời điểm năm tháng 3 năm 2011, khu nghỉ mát Ana Mandara Huế - Resort & Spa gồm có 207 cán bộ công nhân viên làm việc ở các bộ phận khác nhau.

Với quy mô 78 phòng chất lượng cao đòi hỏi phải có một lực lượng lao động tương đối dồi dào để đáp ứng phục vụ. Sự phân bố lao động giữa các bộ phận nhìn chung là hợp lý. Chiếm lao động nhiều nhất là ở các bộ phận buồng, tiền sảnh, nhà hàng và bếp.

Bảng 1: Cơ cấu lao động theo bộ phận tại Ana Mandara Huế Resort năm 2011 STT Bộ phận Tổng số người lao động Tỷ trọng (%) Tuổi

2 Nhân sự 9 4.9 31 3 Lễ tân 25 13.5 27 4 Buồng phòng 40 21.6 37 5 Nhà hàng 26 14.1 27 6 Bếp 26 14.1 32 7 Spa 11 5.9 29 8 An ninh 17 9.2 35 9 Bảo trì 11 5.9 33 10 Tổng cộng 185 100 31

(Nguồn: Phòng Nhân Sự Ana Mandara Huế Resort)

Bộ phận buồng có số lao động đông nhất với 40 người (21.6%) thể hiện sự hợp lý vì nó phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khu nghỉ mát khi hoạt động kinh doanh chính là hoạt động lưu trú. Bộ phận lễ tân giữ một vị trí quan trọng là mặt tiền của khách sạn, là nơi đón tiếp khách đầu tiên . Do vậy sự đông đảo của lao động tại khu vực này (13.5%) giúp cho việc đón tiếp khách trở nên chu đáo; Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ăn, uống của một số lượng khách lớn và đến từ nhiều quốc gia khác nhau, khu nghỉ mát cần sự đông đảo trong lực lượng lao động ở bộ phận bếp (14.1%), nhà hàng (14.1%).

Qua bảng 1 ta cũng dễ thấy là đội ngũ lao động tại khu nghỉ mát nhìn chung tương đối trẻ, độ tuổi trung bình 31 (tuổi). Hầu hết lao động tại các bộ phận tác

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp nội bộ đến việc tạo môi trường làm việc lý tưởng trường hợp khu nghỉ mát ana mandara huế resort & spa (Trang 29)