CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG N Ă M QUA
2.1. TÓM LƯỢC TÌNHHÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ TRONG NƯỚC 1 Nét chung của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam
2.1.1. Nét chung của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam
Đố i tượng nghiên cứu của chương này là thực trạng xuất khẩu và năng
lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt N a m trong những n ă m qua. Tuy nhiên để có thể phân tích được đầy đủ tình hình xuất khẩu và cạnh tranh đó, đề tài không thể không trình bày tóm lược tình hình sản xuất, b ở i lẽ sản xuất là cơ sở hình thành xuất khẩu và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu theo nguyên tắc: sản xuất- tiêu thụ trong nưổc- xuất khẩu và cạnh tranh trong xuất khẩu.
So v ổ i nhiều ngành khác, ngành dệt may ở V i ệ t N a m là ngành công nghiệp truyền thống có nhiều điều kiện thuận l ợ i để phát triển. T ừ k h i đổi mổi. ngành dệt may không ngừng phát triển cả về q u i m ô , năng lực sản xuất, trình
độ công nghệ trang thiết bị, ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, sản phẩm dệt may V i ệ t nam đã đáp ứng được phần lổn nhu cầu trong nưổc và có khả năng xuất khẩu lổn sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ... Việc xuất khẩu hàng dệt may đã đ e m lại một khoản ngoại tệ rất đáng kể để đổi mổi và nâng cấp toàn bộ trang thiết bị công nghệ của ngành dệt may. Chỉ tính riêng trong bốn n ă m gần đây(1999- 2002), xuất khẩu của ngành dệt may đã mang về cho đất nưổc trên 8,3 tỉ USD. chỉ thấp hơn mức k i m ngạch dầu thô nhưng đứng đầu tất cả các ngành xuất khẩu c h ế biến trong cả nưổc. Ngành dệt may không chỉ đ e m lại nguồn tích l ũ y cho đất nưổc m à còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm, mang lại thu thập cho người lao động, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. N ưổ c ta có
cù và rất sáng tạo. Mặt khác, giá cả sinh hoạt thấp, chi phí lao động hạ, tạo
điều kiện thuận lợi cho hàng dệt nay có ưu thế cạnh tranh. Đặc điểm của ngành dệt may không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quay vòng vốn nhanh, đội ngũ công nhân lành nghề có thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao nếu được đào tạo tốt. Hơn nữa, Việt nam còn có vờ trí đờa lý và cảng khẩu rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoa bằng đường biển nên giảm được chi phí vận tải. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều gần kề đường hàng hải quốc tế nên có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Bắc Á, Đông Á và Nam Á- Thái Bình Dương, đi Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Từ cảng Sài Gòn đến đường hàng hải quốc tế thường chỉ mất ba giờ hành trình với 40 hải lý. Việt nam cũng nằm trong khu vực các nước xuất khẩu lớn hàng dệt may như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, nên ngành công nghiệp Việt nam đang là một thờ trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể nói, phát triển ngành dệt may Việt nam là phát huy tối đa những lợi thế hiện nay để phát triển kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu côns nghiệp hoa- hiện đại hoa đất nước.
2.1.2. Đánh giá tổng quát khả năng sản xuất trong nước
Xét trên tổng thể, hiện nay, giá trờ sản phẩm của ngành dệt may đans chiếm gần 9% tổng giá trờ của toàn ngành công nghiệp Việt nam, trong đó ngành dệt chiếm 4,7%, ngành may chiếm 4,3%. Điều đó khẳng đờnh rõ vờ trí của ngành dệt may trong cơ cấu các ngành công nghiệp.
Bảng 15- GDP của ngành dệt may nước ta những năm qua
Đơn vị: tỉ VND N ă m 1996 1997 1998 1999 2000 (1) (2) (3) (4) (5) (6) Sởn phẩm dệt 7.803,7 8.838,2 11.313,5 11.197,3 13.627,2 Sản phẩm may 5.137,7 8.837,0 9.683,4 9.352,3 11.091,8 Tổng 12.941,4 17.675,2 20.996,9 20.549,6 24.719,0 Nguồn : Niên giám thông kê 2001-Năm Thông kê
Bảng thống kê trên cho thấy, dệt và may đạt giá trị sản xuất gần tương đương nhau. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển hiện nay, ngành may đang tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt là may công nghiệp xuất khẩu. Trên thực tế, ngành dệt trong nước mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa đủ khả năng đáp ợng nhu cầu của ngành may cho nên chúng ta vẫn phải nhập ngoại khá nhiều. Theo số liệu của Tổng công ty Dệt May Việt nam, tình hình sản xuất của ngành dệt may Việt nam được đánh giá qua sản lượng sợi, sản lượng dệt, và sản lượng may của các doanh nghiệp dệt may như sau:
Bảng 16- Năng lực sản xuất của ngành dệt may
Các loại
doanh nghiệp
Sản lượng dệt Sản lượng may
Các loại
doanh nghiệp Sản lượng sợi (tấn) Vải dệt (1000 nỉ) Đan kim (1000 kg) Sảnphẩm đan thoi (1000 chiếc) Sẩn phẩm đan kim (1000 chiếc) Tổng cộng (ỉ) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Doanh nghiệp dệt 100.008 159.774 13.000 16.113 32.200 48.333 Doanh nghiệp may 65.029 6.908 71.937 Tống 100.008 159.774 13.000 81.162 39.108 120.270
Nguồn: Báo cáo năng lực sản xuất Tổng công ti Dệt May Việt Nam (Vinatex)
Qua số liệu trên, có thể nói, tình hình sản xuất của ngành dệt may nước ta đã có những bước trưởng thành rõ rệt. Thực vậy, sản lượng sợi dệt năm
1991 mới chỉ đạt 40.000 tấn, đến năm 1997 đã là 69.000 tấn và đến năm 2002 đã lên tới con số trên 100.000 nghìn tấn. Điều đó cho thấy, khả năng sản xuất sợi, nguyên liệu cung cấp cho các công ty may đã tăng đáng kể .Tuy nhiên, ngành dệt vẫn phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình, không chỉ bằng lòng với việc cung cấp cho các doanh nghiệp may trong nước như hiện nay. Trong ngành dệt may, các cơ sở sản xuất tuy đã được phân bổ trong cả nước nhưng tình hình phân bố đó vẫn chưa thực sự hợp lí.
Hiện nay, Tổng công ty Dệt May Việt nam có hơn 40 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập (tham gia sản xuất từ kéo sợi, dệt vải đến các
doanh, 2 viện nghiên cứu ứng dụng và 3 trường đào tạo kinh tế kỹ thuật, 2 công ty dịch vụ thương mại ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh ở Đà Nang và Hải Phòng. Xét trên cả nước, ngành dệt may Việt nam hiện có gần 250 cơ sở sản xuất dệt và 500 cơ sở sản xuất may, có cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, phân bố chặ yếu ở các thành phố lớn như thành phố Hổ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nang...
Khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể những năm gần đây vẫn đang tăng nhanh về số cơ sở và giá trị sản phẩm. Điều đó tạo thế phát triển cho ngành dệt may Việt nam. Điều đáng chú ý là số lượng nhân công thu hút vào ngành may hiện nay lên tới khoảng nửa triệu người, chiếm 2 0 % lực lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến cặa Việt Nam (trong đó 8 0 % là nữ), về trình độ văn hoa và chuyên môn kỹ thuật cặa ngành, trình độ lao động phổ thông còn chiếm đa số với 66%, trong khi công nhân lành nghề chỉ chiếm 28,6%. Bên cạnh đó, lực lượng lao động có trình độ trung cấp và đại học, lực lượng chặ chốt để phát triển ngành dệt may cả về kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật nghiệp vụ thương mại quốc tế còn rất thấp, hiện chỉ chiếm có 5,5%. Trong khi ở các nước khác, con số này là 15-20%. Như vậy, toàn ngành dệt may nước ta đang còn thiếu 30.000 lao động có tay nghề cao, trong đó cần 400 kỹ sư công nghệ giỏi.
2.1.3. T ó m lược tình hình công nghệ cặa ngành dệt may Việt Nam
Những năm gần đây, trang thiết bị ngành dệt may đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, từ máy đạp chân C22 cặa Liên Xô (cũ), máy 8322 cặa Đức đến máy Juki cặa Nhật và FFAP cặa CHLB Đức. Sự cố gắng lớn nhất cặa Tổng công ty Dệt May Việt nam vừa qua là việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và thay thế hàng loạt thiết bị, điển hình là trang bị tự động Auto-leveller máy ghép, máy ống và hệ thống chải bông để tận dụng gần 500.000 cọc sợi chưa có điều kiện thay thế ở các nhà máy kéo sợi.
Vừa qua, Tổng công ty cũng thay thế trên 4.000 máy dệt khổ hẹp, thiếu hệ tự động và không đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời đổi mới toàn bộ
thiết bị hồ mắc đánh ống nhằm đáp ứng cho máy dệt hiện đại tốc độ cao, khổ rộng. Thiết bị dệt k i m cũng được đổi mới 5 5 % để sản xuất đổng bộ các mặt hàng cao cấp. Số 4 5 % còn lại cũng được nâng cấp, bổ sung để hoàn thiện dây chuyền sản xuất.
Để đáp ứng yêu cửu chất lượng sản phẩm cao, công nghệ may cũng nhanh chóng được nâng cấp, các dây chuyền may được bố trí theo qui m ô vừa phải (25 máy), sử dụng 34 - 37 lao động gọn nhẹ và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn chỉnh sai sót ngay và thay đổi mẫu m ã sản phẩưL Khâu hoàn tất được lắp đặt các thiết bị đóng túi, súng bắn nhãn, m á y dò kim.,, Công nghệ tin học cũng được ưu tiên đưa vào những khâu sản xuất chính ở một số doanh nghiệp.
Cùng với những cố gắng trên, mặt hạn chế điển hình nhất của ngành dệt may Việt nam hiện nay là năng suất lao động còn thấp, giá thành sản phẩm cao, mẫu m ã cải tiến còn chậm. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trình độ công nghệ chưa cao và chưa đồng bộ, tổ chức sản xuất chưa hợp lí, chưa khai thác tốt công suất của dây truyền công nghệ. Bên cạnh đó, năng lực thiết kế mẫu "mốt" và kỹ thuật may công nghiệp còn yếu, khâu cắt chưa được hiện đại hoa, còn dùng phương pháp thủ công. So với công nghệ của các nước Trung Quốc, Thái Lan, trình độ công nghệ của Việt nam còn lạc hậu khoảng 5-7 năm, phửn mềm điều khiển lạc hậu từ 15-20 năm. Thời gian qua, ngành may mới chỉ khai thác được khoảng 50-60% năng lực sản xuất. Nhìn chung, trong ngành dệt may Việt nam hiện nay, trang bị đã được nâng cao so với chính chúng ta trước đây, song vẫn còn thua kém nhiều nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Thái lan, Malaysia...