- Đánh giá về bao bì, nhãn mác
TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHỮNG NĂM TÓ
3.1.1.4. Quan điểm thứ tư
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may là chiến lược đúng đắn để khai thác triệt để những lợi thế hiện cố cả trong và ngoài nước.
Đối với bất kỳ chiến lược kinh tế nào của một quốc gia hay chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp đều phải tính đến những nguồn lực cần thiết
để thực hiện. Lợi thế nói ở đây cũng là những nguồn lực, nhưng đó là những nguồn lực thuận lợi vượt trội hơn so với những nguồn lực thông thường khác hay so với quốc gia khác hoặc doanh nghiệp khác.
* về lợi thế trong nước, trước hết đó là nguồn lao động dồi dào. Như ở
chương Ì và 2 đã nêu, trong tổng dân số Việt Nam hiện có 80 triệu người, tỷ lệ dân số trẻ ở tuổi lao động cao, hàng năm có trên Ì triệu người bổ sung mới vào lực lượng lao động xã hội. Tình hình đó đang làm cho số lao động dư ra ngày một tăng thêm và tình trạng không có việc làm ở nông thôn, nhất là thành thị đang là vấn đề bức xúc và nan giằi. Trong khi đó, người Việt vốndĩ lạ cần cù, khéo léo và sáng tạo, mặt bằng giá cằ lao động cũng thấp hơn so với ngay cằ các nước Đ P T trong khu vực. Thứ hai, vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống cằng biển của Việt Nam gần kề đường hàng hằi quốc tế giúp cho việc chuyên chở hàng xuất khẩu bằng đường biển rất mau chóng, cước phí hạ. Thứ ba, chính sách kinh tế mở theo hướng hội nhập của Đằng và Nhà nước ta thực sự thông thoáng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó có hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.
* Vê lợithế ngoài nước, thị trường tiêu thụ dệt may thế giới (như đã nêu ở chương 1) đang mở rộng, nhất là nhu cầu nhập khẩu lớn hàng dệt may của các nước phát triển Bắc Mỹ, EU và Nhật Bằn. Tình hình đó đang là cơ hội thực sự cho các nhà xuất khẩu dệt may trong nhiều năm tới. Mặt khác, chúng ta có điều kiện tiếp thu nhanh chóng công nghệ dệt may hiện đại nhất của các
nước phát triển. Ngoài ra, xu thế chuyển dịch ngành dệt may từ nước phát triển sang các nước Đ P T vẫn được tiếp tục...
Tất cằ những lợi thế trong và ngoài nước nói trên đang thực sự là cơ hội tốt cho chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong nhiều năm tới.
3.1.2. Những định hướng chủ yếu cho xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
3.1.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản đối với xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Khi định hướng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may, điều quan trọng về phương pháp tiếp cận là phằi đánh giá kịp
thời các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm các yếu tố tạm thời và lâu dài cũng như các yếu tố thường xuyên và không thường xuyên. Theo phương pháp luận đó, có thể hệ thống tóm tắt một số yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất là yếu tố chính trị - xã hội - dân số. Để có thể định hướng
được sát đúng, chúng ta vẫn phải tính đến tất cả nhủng đột biến hay nhủng diễn biến mới về tình hình này. Thí dụ về nguy cơ của một cuộc chiến cận kề m à Nhà nước Mỹ điều binh rầm rộ hướng vào Irắc gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội trên quy m ô toàn cầu. Quy m ô dân số thế giới với 6,2 tỷ
người và nhịp điệu tăng hàng năm như hiện nay đang tiếp tục chi phối trực tiếp nhu cầu mở rộng của thị trường dệt may...
Thứ hai là bản sắc văn hoa - thời trang - thời vụ. Khi định hướng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may cũng cần đánh giá đầy đủ mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đang tác động sâu sắc đến nhu cầu phong phú và đa dạng về mẫu "mốt" hàng dệt may của các nước nhập khẩu lớn ở Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản.
Thứ ba là yếu tố kinh tế - tài chính - tiền tệ. Nhủng biến động lớn về suy thoái k i n h tế, khủng hoảng tài chính - tiền tệ, cũng như sự thay đổi về tỷ giá hối đoái giủa cá đồng tiền mạnh (ƯSD với EURO và đồng Yên Nhật Bản)
đều ảnh hưởng nhất định đến quan hệ cung cầu và giá cả hàng dệt may thế giới hay từng khu vực, đặc biệt là 3 khu vực nhập khẩu lớn Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Do vậy, khi định hướng xuất khẩu và nâng cao năng lực canh tranh xuất khẩu hàng dệt may, chúng ta không thể không phân tích mức độ ảnh hưởng cụ thể của yếu tố này.
Thứ tư là yếu tố khoa học - công nghệ - kỹ thuật. Để định hướng đúng đắn và kịp thời cho xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh, rất cần phải phân tích, đánh giá kịp thời ảnh hưởng của yếu tố này, nhất là công nghệ sản xuất. Bởi lẽ, yếu tố này chi phối sâu sắc tới chất lượng và giá thành hàng dệt may trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện đang diễn ra trước hết ở các nước phát triển. Yếu tố này còn ảnh hưởng trực tiếp tới các chủng loại phong phú và đa
dạng của hàng dệt may, theo đó các mẫu "mốt" mới thường rất nhạy cảm đến năng lực cạnh tranh của nhà xuất khẩu.
Thứ năm là yếu tố luật pháp - thương mại - hải quan. Trên thực tế, tất cả những quy định pháp luật, chính sách thương mại và thể lệ hải quan đều ảnh
hưởng cầ thể đến hoạt động xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may ATC (Agreement ôn Textile and Clothing) hay Hiệp định đa sợi MFA. Do vậy, khi định hướng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may, doanh nghiệp cần đánh giá ảnh hưởng đầy đủ của yếu tố này, nhất là những quy định cầ thể của ATC hay sự thay đổi của pháp luật
thương mại, thể lệ hải quan...
Cuối cùng là các yếu tố khác như thời tiết, khí hậu, sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu của đối thủ (chẳng hạn sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO va những ưu đãi mới m à các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Trung Quốc được hưởng lợi)... Để định hướng kịp thời cho xuất khẩu và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải phân tích đầy đủ những ảnh hưởng của các yếu tố này. T ó m lại, về mặt nguyên tắc, cần phải phân tích và đánh giá toàn diện tất cả các yếu tố, gồm các yếu tố ảnh
hưởng lâu dài cũng như các yếu tố tạm thời, nhất là những yếu tố mới hay yếu tố đột biến chi phối sâu sắc tình hình thị trường nhập khẩu.