10 Áo len nam/bé trai 9
2.2.4.1. Gia công xuất khẩu
Một cách ngắn gọn, gia công xuất khẩu là một phương thức kinh doanh quốc tế, theo đó bên đặt gia công (là khách hàng nước ngoài) chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ vải và phụ liệu cho bên nhận gia công theo định mức tiêu hao nguyên liệu; còn bên nhận gia công (doanh nghiệp Việt Nam) có nghĩa vụ tiến hành sản xuất để giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công theo hợp đồng thoa thuận.
Trong những năm qua (1995- 2002) hoạt động kinh doanh xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vẫn tiến hành chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu. Cụ thể hem, phương thức này chiếm gần 8 0 % tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may hằng năm.
Sau khi sản xuất xong, khách hàng nước ngoài nghiệm thu sản phẩm
xuất khẩu, đồng thời trả lại cho doanh nghiệp Việt Nam tiền gia công như đã
thoa thuận.
Nhìn chung, đối với doanh nghiệp, phương thức gia công xuất khẩu có
những ưu điểm và nhược điểm cơ bản sau đây:
ưu điểm:
• Thứ nhất, doanh nghiệp không phải ứng trước, vốn mua nguyên phụ liệu vì
được khách hàng nước ngoài cung cấp. Điều này rất có ý nghĩa về tài chính
một khi hạn hặp về tài chính nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành
được hoạt động kinh doanh thông qua phương thức gia công xuất khẩu.
• Thứ hai, doanh nghiệp đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Xu thế chung của các khách hàng nước ngoài khi đặt gia công bao giờ
cũng muốn tìm đối tác tin cậy để đặt hàng thường xuyên. Khách hàng
thường đặt hàng liên tục và lên kế hoạch đặt hàng gia công cụ thể hàng
năm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt nam có điều kiện bố trí kế hoạch sản xuất,
ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động.
• Thứ ba, doanh nghiệp tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật may của khách hàng
nước ngoài. K h i thực hiện các hợp đồng gia công, khách hàng thường
xuyên cử chuyên gia kỹ thuật đến hướng dẫn kỹ thuật may. Nhờ vậy,
doanh nghiệp làm gia công tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật sản xuất của
nước ngoài cũng như kinh nghiệm tổ chức, kĩ năng quản lý doanh nghiệp
và nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới.
• Thứ tư, việc thanh toán tiền gia công của doanh nghiệp được đảm bảo.
Trong điều kiện thanh toán của hợp đồng gia công thường qui định: khách
hàng mở L/C hoặc chuyển tiền từ 30 đến 70 ngày trước thời hạn giao hàng.
Điều kiện này bắt buộc khách hàng thanh toán chắc chắn phí gia công.
Nếu khách hàng không thực hiện đúng, doanh nghiệp làm gia công không
tiến hành giao hàng như qui định. Mặt khác, qui định trên giúp doanh
nghiệp gia công bố trí năng lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ giao hàng và
Nhược điểm:
• Một là, lợi nhuận trong phương thức gia công xuất khẩu thường chỉ đạt mức thấp, vòng quay vốn chậm. Thực chất của phương thức gia công là
phương thức làm thuê, lấy công làm lãi nên lợi nhuận không cao, thường chỉ đạt 5 % giá trị gia công. Vòng quay vốn chậm vì sản xuất một đơn hàng thường phải mất từ 30-45 ngày và 15-30 ngày cho việc thanh toán qua ngân hàng nên vốn thu hửi chậm.
• Hai là, doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng bị động, hoàn toàn phụ thuộc phía nước ngoài về việc cung cấp nguyên phụ liệu. Nhiều trường hợp khách hàng gửi nguyên vật liệu không đồng bộ nên các doanh nghiệp trong
nước không thể triển khai sản xuất mà phải chờ đầy đủ nguyên vật liệu mới gia công được.
• Ba là, doanh nghiệp chưa có điều kiện tiếp cận và giao dịch với nhà xuất khẩu nước ngoài, chưa có điều kiện khảo sát thực tế thị trường thế giới....
2.2.4.2. Xuất khẩu trực tiếp
Phương thức xuất khẩu trực tiếp còn gọi là "tự doanh" hay "mua đứt bán
đoạn" là phương thức chiến lược của Ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010. Hiện nay phương thức này chỉ chiếm trên 2 0 % trong k i m ngạch xuất khẩu hàng năm. Các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng tăng dần tỷ trọng của phương thức xuất khẩu trực tiếp lên tới 6 0 % tửng kim ngạch xuất khẩu vào các năm 2004-2005.
Ưu điểm:
• Chủ động bố trí và lên kế hoạch sản xuất với cương vị ông chủ quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
• Lợi nhuận cao hơn hình thức gia công vì lẽ doanh nghiệp tìm được những nguồn cung cấp nguyên liệu với giá cả hợp lý và chủ động tiết kiệm tốt nhất trong khâu định mức tiêu hao nguyên liệu.
Nhược điểm:
• Doanh nghiệp phải tự đầu tư vốn mua nguyên liệu và mọi chi phí đầu vào, tự lo thị trường xuất khẩu cho sản phẩm đầu gia, nghĩa là phải lo tất cả từ A đến z trong kinh doanh xuất khẩu
• Doanh nghiệp phải tự chịu độ rủi ro cao.