CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG N Ă M QUA
2.1.4. Cơ cấu sản phẩm của ngành dệt may Việt nam
Ngành dệt may Việt nam, cũng như các nước khác, được chia ra làm 2 tiểu ngành cơ bản là dệt và may. Trước hết, sản phẩm dệt Việt Nam thường bao gồm những sản phẩm chính như dệt thường, dệt kim, dệt len, dệt lụa, dệt gấm, dệt thổ cẩm... Trên thực tế các sản phẩm dệt độc đáo, riêng có của Việt
nam thường là dệt thủ công từ các chất liệu tự nhiên đặc sắc như dệt lụa tơ tằm, dệt thổ cẩm đã tạo nên những loại vải nổi tiếng như lụa Vạn Phúc (Hà Đông), vải thổ cẩm Mai Châu (Hoa Bình)... Tuy nhiên, những sản phẩm thủ công này chủyếu để giỷi thiệu nghề truyền thống Việt Nam, vì chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong toàn ngành dệt. Phần lỷn hàng dệt xuất khẩu của Việt Nam vẫn là các sản phẩm dệt công nghiệp của Công ty dệt Hà Nội, Công ty dệt 8-3, Công ty dệt k i m đông xuân, Công ty dệt Nam Định. Các loại sản phẩm dệt chủ yếu từ sợi OE (dành cho đan kim, sợi cọc thường), vải dệt thường và vải đan kim. Bảng số liệu sau đây cho biết sản lượng sợi của sản phẩm dệt:
Bảng 17- Cơ cấu sản phẩm dệt của Tổng công ty Dệt May Việt nam (đến 28/2/2002)
Sản phẩm Số lượng
1. Sợi
• Sợi OE (chiếc) 10.178 (rotor) • Sợi cọc (chiếc) 885.756 (cọc sợi) 2. Vải
- Vải dệt (1000 m2) 159.774
• Đan kim (kg) 13.000
Nguồn : Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex)
Bảng số liệu trên cho thấy, sản phẩm vải dệt chiếm tỷ trọng lỷn hơn sản phẩm vải đan kim, sợi OE chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Nhu cầu thị trường hiện nay đang mở rộng sản phẩm đan kim, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ. Do đó sản phẩm sợi OE để dệt đan kim đang được chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu lỷn của thị trường xuất khẩu hiện nay.
Thứ hai là cơ cấu sản phẩm hàng may. Ngành may phong phú hơn về cơ cấu sản phẩm vì đây mỷi là chủng loại xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt nam. Trưỷc đây, các sản phẩm may công nghiệp chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà hay đồng phục học sinh. Cho đến nay, cơ cấu sản phẩm đã có sự thay đổi sâu sắc theo hưỷng đa dạng về chủng loại và mẫu m ã nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giỷi. Các sản phẩm thường xuyên được mở rộng, gồm cả quần áo thể thao, quần áo jean, complet, Jacket v.v... Ngay cả sản xuất phụ liệu may cũng đã có nhiều tiến bộ
đáng kể về chủng loại và chất lượng. Các sản phẩm như chỉ khâu, khoa kéo, mex, bông tấm, nút nhựa... cũng được mở rộng. Dưới đây là cơ cấu sản phẩm may chủ yếu của Việt nam hiện nay:
Bảng 18- Cơ cấu một số sản phẩm may chủ yếu trong 9 tháng đầu năm 2002
Sản phẩm Số lượng (1000 chiếc) 1. Jacket 7.409 2. Sơ mi 10.942 3. Quần 6.193 4. Hàng dệt kim 19.744 5. Ao len 164 6. Quần áo khác 4.648 Tổng 49.100
Nguồn : Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex)
Như vẫy, có thể nói, trong số những mặt hàng xuất khẩu chính, phần lớn sản phẩm may xuất khẩu của ta vẫn là hàng dệt kim(40%), áo sơ m i ( 2 2 % ) và quần áo các loại. Do nhiều khâu thao tác thủ công nên năng suất trong ngành may Việt nam còn thấp so với các nước. Khâu thiết k ế tạo "mốt" còn yếu nên phần lớn là may gia công hoặc theo mẫu đặt hàng của nước ngoài. Nhìn chung, các sản phẩm dệt may mang nhãn mác của Việt nam vẫn còn rất ít trên thị trường quốc tế.
2.1.5, Khái quát thị trường tiêu thụ trong nước
Thị trường dệt may nội địa Việt nam có xu hướng mở rộng nhanh trong những năm gần đây, bởi lẽ dân số Việt nam hiện nay là 80 triệu người, mức sống của người dân cũng từng bước được nâng cao. K h i cái ăn về cơ bản đã đủ, người ta chú trọng hơn đến cái mặc, không chỉ là mặc ấm m à còn là mặc đẹp. Tuy nhiên, gần 7 0 % dân số Việt nam là tầng lớp nông dân với mức sống trung bình và trung bình thấp. Chính vì thế, để khai thác thị trường nội địa, cơ cấu sản phẩm cần phải đa dạng hơn nhằm, đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư.
Theo đánh giá của Bộ Thương mại và Vinatex, chúng ta hiện có thể đáp ứng được khoảng 8 0 % nhu cầu nội địa. Khoảng 1 0 % được phép nhập khẩu nhằm thoa mãn nhu cầu của tầng lớp có thu nhập cao, gồm các loại quần áo "mốt", thổi trang cao cấp của Mỹ, Anh, Ý, Nhật, Hàn Quốc.
Theo Bộ Thương mại, vấn đề nổi cộm hiện nay là trên 1 0 % nhu cầu còn lại đang bị cuốn hút bởi hàng ngoại nhập khẩu trái phép. Nghiêm trọng nhất là tình trạng nhiều hàng Trung Quốc, Thái Lan được nhập lậu trốn thuế, giá bán
rất thấp, cho nên làm khuynh đảo cả hàng nội địa ngay tại sân nhà. Nguyên nhân chính của tình trạng này là:
- Hoạt động quản lý thị trưổng của ta chưa đủ mạnh, mặc dù đã có những cố gắng nhưng chưa thưổng xuyên và triệt để.
- Những hàng nhập lậu thưổng rất đa dạng và hấp dẫn về mẫu mã, giá bán lại rất rẻ cho nên đã thu hút được nhiều ngưổi tiêu dùng Việt Nam có thu nhập thấp.
- Bản thân hàng dệt may của ta, chất lượng tuy tốt hơn nhưng giá còn cao và chưa phong phú về phẩm cấp.
- Không ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam, do quá tập trung vào mục tiêu xuất khẩu nên đã bỏ ngỏ thị trưổng nội địa.
N ă m 2002, Vinatex tiếp tục mở rộng thị trưổng tiêu thụ nội địa, tiếp tục giành thêm nữa khách hàng trong nước đã một thổi gian bị bỏ quên. Mục tiêu đến năm 2005 của Vinatex là phát triển 2000 đại lý tiêu thụ trên toàn quốc, thu hút hơn nữa khách hàng trong nước tiêu thụ 5 0 % sản phẩm của Tổng công ty.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHAU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM NHỮNG N Ă M QUA