CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG N Ă M QUA
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
2.2.1.1. Tổng quát về kìm ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
những năm qua
Như ở chương Ì đã đề cập, trong thương mại quốc tế về hàng dệt may, cơ cấu sản phẩm bao gồm nhiều chủng loại rất phong phú và đa dạng. N h ư
vậy, việc thống kê hàng trăm chủng loại một cách chi tiết là nội dung rất phức tạp. Do đó, người ta thường tính tổng quát kim ngạch xuất khẩu chung của các loại sản phẩm dệt may hàng năm. Bảng 19 sẽ phản ánh tổng quát tình hình đó.
Bảng 19 - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm gần đây
N ă m Kim ngạch XK (triệu USD)
% tăng so với năm trước
1995 850 - 1996 1.150 35,3 1997 1.350 17,4 1998 1.450 7,4 1999 1.730 19,3 2000 1.880 8,7 2001 1.975 5,1 2002(ước) 2.730 38,2 2002/1995(%) 321,2 -
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại, 2001.
Từ bảng số liệu thống kê trên, có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu sau:
- Một là, trong suốt 8 năm qua (1995- 2002), k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn liên tục tăng, năm sau đều vưởt năm trước. Tuy mức tầng không giống nhau qua từng năm nhưng động thái tăng trưởng quán xuyến đó đã chỉ rõ xu hướng phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ổn định hơn hẳn so với tình hình xuất khẩu dệt may của cả thế giới như đã nêu ở bảng 3 (chương 1).
- Hai là, trong xu hướng tăng trưởng liên tục đó, đáng chú ý hơn cả là hai điểm sáng nổi bật vào hai năm 1996 và 2002 với mức tăng trưởng kỷ lục là 35,3 % và 38,2%. Đ ó cũng là điều rất khó đạt đưởc trong thương mại hàng hoa thế giới suốt nhiều năm qua.
- Ba là, đối lập với những mức tăng kỷ lục trên, mức tăng thấp nhất là hai năm 1998 và 2001 với 7,4% và 8,7%. Như đã nêu ở chương Ì, đó cũng là
1998) và sự kiện khủng bố 11-9 ở Mỹ (2001) đã làm cho kinh tế, thương mại thế giới biến động, theo đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may t h ế giới giảm sụt. Trong khi đó, xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn tăng.
- Bốn là, nhìn chung cả giai đoạn trên, kim ngạch xuất khẩu năm 2002
gấp 3,2 lần so với năm 1995, tốc độ tăng bình quân đạt 19,3%/năm.
22.1.2. Phân tích cụ thể tình hình xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2002
Như đã nêu trên, năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta
tăng trưởng đạt mức cao nhất với trên 38%, trong k h i đó kim ngạch buôn bán
dệt may của toàn thế giới hầu như không tăng đáng kờ. Vậy lí do gì dẫn đến mức tăng trưởng đột ngột đó?
Yếu tố có ý nghĩa quyết đinh là việc Việt Nam quyết định mở rộng hàng dệt may vào Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của thế giới. Có thờ nói,
năm 2002 là năm mở ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may nước ta, là năm thành công lớn trong việc đẩy mạng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đờ khai thác triệt
đờ Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, năm 2002 được xác định là
năm bản lề cho xuất khẩu dệt may Việt Nam đột phá vào thị trường Mỹ, do
được hưởng hạn ngạch tự do và thuế suất ưu đãi. Theo sự chỉ đạo của Nhà
nước, từ đầu năm, ngành dệt may đã có bước chuẩn bị chu đáo nhằm chớp cơ
hội ngay khi Quy chế Quan hệ thương mại bình thường giữa hai nước có hiệu lực. Việc tiếp đón và đàm phán với Hiệp hội dệt may Hoa Kỳ sang Việt Nam
đầu năm 2002 là thắng lợi quan trọng tiếp theo thắng lợi ký kết Hiệp định
Thương mại song phương. Khi môi trường pháp lý được thông thoáng trong kinh doanh, các bước chuẩn bị tốt bằng sự nỗ lực và tính năng động của ngành dột may rất cần thiết. Cụ thờ, đến tháng 2 năm 2002, Vinatex đã có 10.178 Rotor OE, 870.781 nồi cọc với năng lực sản xuất 100.008 tấn sợi. Đờ chuẩn bị vải, Vinatex có 4.911 máy dệt thoi, 1.036 máy dệt kiếm, 349 máy dệt nước... với năng lực sản xuất gồm 160 triệu m2 vải/năm và 13 triệu kg vải đan kim.
Trong ngành may, cũng tính đến tháng 2 năm 2002, Vinatex còn có 45.400 thiết bị may với năng lực sản xuất đạt 120,3 triệu sản phẩm với các loại về hàng dệt kim, sơ mi, quần, jacket....
Do những cơ hội khách quan và nỗ lực chủ quan của bản thân ngành dệt may, kết quả mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2002 đã đạt được 909 triệu USD, gấp gần 19 lần năm 2001. Ngành dệt may Việt Nam sau Ì năm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã tự khẹng định được mình và tạo đà cho những năm tới với nhiều hứa hẹn...
2.2.2. C ơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
2.2.2.1. Những chủng loại hàng xuất khẩu chủ yếu trong thời gian qua
Trong thời gian qua, căn cứ vào trình độ công nghệ và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu về chất lượng và số lượng, ngành dệt may của Việt Nam thường tập trung vào một số chủng loại hàng xuất khẩu chủ yếu có khả năng thực thi tốt nhất, đó là 5 chủng loại sau:
(1). Jacket (gồm các loại nam nữ, độ tuổi khác nhau).
(2). Sơ mi (gồm các loại dài tay, cộc tay, nam nữ và theo độ tuổi).
(3). Quần  u (gồm các loại quần nam nữ, theo độ tuổi, quần dài, soóc...).
(4). Hàng dệt k i m (gồm các loại quần áo dệt k i m như các loại trên, vải các loại kể cả vải may đồ bảo hộ lao động, tơ tằm, màn các loại, khăn bông, ga gối...).
(5). Các loại khác (gồm nhiều loại phong phú như quần áo bảo hộ lao động, quần áo thể thao, đồ lót nam nữ, quần áo ngủ, gang tay,mũ vải các loại...).
Cùng với 5 chủng loại hay nhóm hàng chủ yếu trên, mỗi doanh nghiệp khác nhau (theo từng khu vực như quốc doanh, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), lại có cơ cấu hàng xuất khẩu cụ thể khác nhau, tuy thuộc vào trình độ công nghệ, quy m ô kinh doanh, khả năng chuyên môn hoa, nhu cầu từng thị trường cụ thể...
Thực vậy, với quy m ô kinh doanh lớn, toàn Tổng công ty (Vinatex) xây dựng cơ cấu hàng xuất khẩu là:
+ Sơ mi các loại (theo giới, độ tuổi...). + Quần Âu các loại (theo giới, độ tuổi...). + Jacket các loại (nam nữ, tuổi tác...)- + Găng tay da.
+ M ũ các loại. + Các loại khác
Tiên thực tế, Công ty may Việt Tiến ưu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhóm hàng Jacket rồi đến sơ mi, quần Âu. Trong khi đó, Công ty may Thăng Long lại xuất khẩu lớn sang Mỹ và Đức nhóm hàng quần Âu. Công ty dệt Thành công thường xuất khẩu đi Nhật Bừn một lượng lớn Poloshirt, T_shirt thun (4,5-5 triệu sừn phẩm/năm) và vừi may bừo hộ lao động (trên 2 triệu m2/năm).v.v....
Rõ ràng cơ cấu chung về hàng dệt may toàn ngành là 5 chủng loại chủ yếu trên, nhưng cơ cấu của từng doanh nghiệp cụ thể lại có sự khác nhau. Đó là điều tất yếu khách quan nhằm phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp để thích ứng năng động với từng thị trường xuất khẩu.
2.2.2.2. Thực trạng về cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
Điểm nổi bật nhất hiện nay là cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của ta còn bị hạn chế rất đáng kể, danh mục các nhóm sừn phẩm và mặt hàng còn nghèo, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã rất cố gắng.
Trên thực tế, so với cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu rất phong phú trên thị trường các nước phát triển, chúng ta còn thiếu vắng khá nhiều nhóm hàng cần thiết. Lý do chủ yếu vẫn là trình độ công nghệ dệt may của nước ta còn thấp.
N ă m 2002, trong cơ cấu xuất khẩu dệt may của Việt Nam, nổi lên l o mặt hàng chủ yếu sau:
Bảng 20 - Mười mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2002