Cơ cấu thị trường xuất khẩu và kênh phân phố

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu việt nam trong thời gian tới đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 55 - 61)

10 Áo len nam/bé trai 9

2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu và kênh phân phố

2.2.3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Trong thời gian qua (1995-2002), Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết các khu vểc thị trường thế giới như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu được tập trung chủ yếu vào các nước phát triển thuộc Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, thứ đến các nước dang phát triển châu Á (gồm Đài Loan, Hàn Quốc và khối A S E A N ) rồi các khu vểc khác thuộc châu Mỹ-Latinh và châu Phi. Bảng thống kê sau sẽ phản ánh cụ thể hơn tình hình đó.

Bảng 21- Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam những năm qua

— N ă m

Thi trường ~~~ — 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

(1) (2) (3) (4) (Sì (6) Ợ) (8) (9)

Toàn bộ kim ngạch xuất khẩu 850 1.150 1.350 1.430 1.730 1.880 1.975 2.730 Tỷ lệ phân bố phần trăm 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (1) Liên minh châu Âu (EU) 35,5 36,6 43,0 51,1 49,2 47,5 46,0 21,8

(2) Nhật Bản 45,0 44,6 38,5 32,0 33,4 32 33,0 19,5 (3) Các nước ĐPT châu Á 17,5 16,6 16,8 13,9 16,6 16,1 16,5 25,5 Trong đó: ASEAN 2,0 1.9 3,4 1,2 2,0 2,5 2,2 5,5 (4) Bắc Mỹ 1,0 1,2 1,3 1,5 1.6 1,9 2,5 33,3 (5) Các khu vực khác 1.0 1,0 1,5 2,5 1,4 2,5 2,0 1,4

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Hiệp hội Dệt- May Việt Nam

Qua số liệu trên, ta thấy, trong các năm qua (trừ năm 2002), phần xuất khẩu của ta vào Liên minh châu  u (EU) thường đạt mức cao nhất, chiếm bình quân các năm gần 45%, đứng thứ hai là phần xuất khẩu sang Nhật Bản,

chiếm tẫ trọng trung bình hàng năm gần 37%. Phần xuất khẩu sang các nước đang phát triển châu Á xếp thứ ba, trung bình chiếm 1 6 % , trong đó riêng các nước khối ASEAN gần 2,5%. Xuất khẩu vào khu vực Bắc M ỹ giai đoạn 1995- 201, trừ năm 2002 vẫn có xu hướng tăng ổn định nhưng quá nhỏ, chẫ chiếm tẫ lệ trên 2,5%. Các khu vực còn lại khác: Mỹ-Latinh, châu Phi chiếm tẫ trong không đáng kể, từ 1-2%.

Riêng năm 2002, không chẫ k i m ngạch tăng đột biến (với mức kỷ lục gần 4 0 % như đã nêu trên), cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may của ta cũng có

những thay đổi sâu sắc. Trước hết, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Bắc M ỹ tăng tới 33,3% so với 2,5% năm 2001. Đ ó là do k i m ngạch tăng rất mạnh, riêng phần xuất khẩu vào Mỹ gấp 19 lần so với năm 2001. Nguyên nhân lớn nhất là do năm đầu tiên Việt Nam được hưởng Quy chế Thương mại bình thường giữa hai nước trên cơ sở Hiệp định Thương mại Việt M ỹ bắt đầu có hiệu lực từ OI- 1-2002.

Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu vào hai thị trường truyền thống (EU và Nhật Bản) trong nhiều năm qua, nhưng tới năm 2002 bị giảm đáng kể, từ trên dưới 8 0 % xuống còn hơn 4 0 % (giảm một nửa), trong đó thị trường E U giảm

nhiều hơn thị trường Nhật Bản. Một trong những nguyên nhân chính là các doanh nghiệp Việt Nam tập trung nhiều nỗ lực xuất khẩu vào thị trường M ỹ vì tạm thời thị trường M ỹ chưa quy định hạn ngạch đồng thời lại được hưởng Quy chế Thương mại bình thường từ phía M ỹ với mức thuế suất M F N giảm

đáng kể, thuận lợi cho nhà xuất khẩu. Trong khi đó, EU là thị trường hạn ngạch chặt chẽ, Nhật Bản là thị trường cạnh tranh cao do mức nhập khẩu chỉ bằng 1/3 so với thị trường EU.

Tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ 3 cầa Việt Nam là các nước ĐPT châu Á, trước hết là Đài Loan (chiếm 11%), Hàn Quốc (chiếm 7,5%) và Khối ASEAN

(chiếm 5,5%). Trong năm 2002, phần xuất khẩu sang tất cả các nước ĐPT trên ở châu Á ngày cũng tăng lên đáng kể, chiếm tỷ trọng gần 2 5 % so với trên

16% cầa năm 2001. Lý do chính cầa sự gia tăng này là tình hình kinh tế cầa châu Á phát triển khả quan, hoạt động nhập khẩu dệt may cũng được mở rộng.

Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu còn lại khác cầa Việt Nam như châu Mỹ-Latinh và châu Phi, trong năm 2002, cũng vẫn là khu vực thị trường tiêu thụ nhỏ bé (1-2%) và không có nhiều biến động đáng kể.

Từ phân tích trên cho thấy, Bắc Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu cầa Việt Nam trong năm 2002, trong đó thị trường Mỹ chiếm đại bộ phận (bảng 22)

Bảng 22 - Cơ cấu xuất khẩu cụ thể vào thị trường Bắc Mỹ qua các năm

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

(lì (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Mỹ 8,71 23,04 26,34 34,71 49,57 47,67 509,23 Canada 8,07 18,22 21,50 22,76 24,24 30,15 28,44 Bắc Mỹ 16,89 41,26 50,04 59,27 79,46 87,14 560,67

Nguồn: Báo cáo thống kê Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại Việt Nam

Như vậy, chúng ta đang có những thuận lợi đáng kể trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay, đặc biệt đối với thị trường Mỹ từ bước đột phá mở rộng xuất khẩu trong năm 2002. Thực tế cho thấy, thị trường mục tiêu xuất khẩu dệt may cầa Việt Nam là những nước phát triển Bắc Mỹ. EU và Nhật Bản với mức nhập khẩu hàng năm đều rất lớn và khá ổn định, hiệu quả xuất khẩu cao.

* Thị trường Bắc Mỹ

Tại đây, đặc biệt ở thị trường nước Mỹ, có nhiều kênh bán hàng nhập khẩu rất phong phú như:

- Kênh phân phối bán xỉ qua cửa hàng bán lẻ. Loại kênh này thường tiêu thụ hàng dệt may kết hồp đổ trang sức, đồ chơi, tạp hoa. Loại kênh này nhận hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu và chuyển đến những người kinh doanh nhỏ, đảm bảo hiệu quả cao.

- Kênh bán hàng trực tiếp cho nhà phân phối. Theo đó, nhà xuất khẩu bán hàng cho nhà phân phối với hệ thống rộng khắp, đảm bảo cho việc tiêu thụ nhanh chóng.

- Kênh bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp. Họ trực tiếp mua hàng

của một số thương nhân nhỏ ở nước sở tại khi không có điều kiện giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu nước ngoài.

- Kênh bán lẻ, bán xỉ qua bưu điện. Loại kênh này thường áp dụng cho sản phẩm nhỏ, không đắt lắm, có thể chuyển đi xa và không cần trung gian.

- Kênh bán lẻ theo catalogue. Chìa khoa của loại kênh này là phải có đưồc địa chỉ rõ ràng của những công ty có nhu cầu thường xuyên.

- Kênh phân phối thông qua các cuộc trưng bày sản phẩm trên truyền hình. Đây là kiểu phân phối tương đối mới nhưng phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố với điều kiện thông tin nhanh chóng.

- Kênh phân phối qua đại lý bán hàng. Theo đó, đại lý phải có quan hệ tốt cả hai chiều với nhà xuất khẩu nước ngoài và có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước.

- Kênh phân phối qua "buổi giới thiệu bán hàng" (Bali Imports Party). Theo kênh này, nhà nhập khẩu mua hàng từ nhà xuất khẩu rồi mời những người thân quen đến dự buổi giới thiệu bán hàng tại chỗ và trả hoa hồng cho họ đã đến dự rồi giới thiệu bán hàng cho mình.

- Kênh bán hàng tại chồ ngoài trời (Flea Market). Những hãng lớn tiến hành nhập khẩu rồi bán hàng tại chồ trời với khối lưồng lớn và trên diện rộng trong cả nước.

- Kênh phân phối qua hội chợ triển lãm. Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoa về kho của mình và thường xuyên đi dự hội chợ triển lãm trong cả nước để tìm kiếm các đơn hàng rồi gửi hàng qua bưu điện. Kiểu này thường được áp dụng theo quy m ô nhỏ đối với hàng đổc chủng, hàng mới và giá cao.

Một số công ty bán lẻ chủ yếu hàng dệt may ở Bắc Mỹ

Mỹ là thị trường tiêu thụ khổng lồ. Do vậy, vai trò của hệ thống công ty bán lẻ có tác động lớn trong việc tiêu thụ nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây có thể giới thiệu những công ty bán lẻ tiêu biểu đang hoạt động ở Mỹ:

Bảng 23- Những công ty bán lẻ chủ yếu hàng dệt may ở Mỹ hiện nay

(Đơn VỊ tính: tỷ USD; %) Số Tì Tên công ty Doanh số bán Thị phần ở Mỹ (%)

(ỉ) (2) (3) (4)

ì Wal-mart stores 34,0 12,5

2 J.c. penney Co 22,8 8,5

3 Pederated Derrpartment Stores 14,5 5,5

4 Gap. Inc. 11,6 4,4

5 Tarrget Stores 10,1 3,8

6 The Limited 9,7 3,7

7 May Department Stores 9,7 3,7

8 Lears Roebuck & Co 8,2 2,9

9 Kmart 7,2 2,6

10 Tổng 127,8 47,5

Nguồn: ha Kalish, Retaỉl Forward reported in Women's Wear Daily, April li, 2002 and The Trade Partmentship [34].

* Thị trường EU - Đác điểm chung.

EU là thị trường chung của 15 quốc gia được tự do lưu chuyển hàng hoa, dịch vụ, vốn và lao động. Tổng thể 15 nước thành viên hình thành những thị trường có những đổc điểm riêng. Cũng vì thế, E Ư là thị trường có nhu cầu hết sức đa dạng.

Trong những năm gần đây, có nhiều sản phẩm tiêu dùng mới đang cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may như máy tính, điện thoại di động cũng nhu du lịch, giải trí khiến nhu cầu dệt may khó tăng trưởng nhanh hơn. Do đó, các công ty cố gắng chiếm lĩnh khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng cao. Nhà sản xuất đến nhà bán lẻ quan tâm đến kênh phân phối, hứu cần và Marketing sao cho có hiệu quả nhất.

- Về hê thống phân phối, cùng với cấu trúc đa dạng về thị trường, mỗi nước lại có truyền thống và cách thức riêng trong việc hình thành hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm. Sự phát triển cao theo kiểu phân phối của M ỹ thường được thể hiện tứp trung hơn ở Anh, Hà Lan, Thúy Sĩ, Thụy Điển và Phần Lan. Đặc điểm trong hệ thống kênh phân phối ở Pháp là sự liên kết từng chuỗi cửa hàng vào từng tứp đoàn lớn. Mặt khác có cả sự liên kết giữa các chuỗi của hàng đó, tạo nên sự gắn kết rộng lớn hơn trong các kênh tiêu thụ sản phẩm.

ở Đức, Bỉ và Đan Mạch đang hình thành hai xu hướng chủ yếu phát triển trong hệ thống phân phối: sự hoạt động của các nhà bán lẻ độc lứp và sự liên kết theo từng chuỗi cửa hàng. Các nước phía Nam, gồm Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, lại duy trì hệ thống phân phối qua các cửa hàng bán lẻ cá thể nhỏ, đồng thời tích cực thiết lứp các trung tâm tiêu thụ lớn theo kiểu tứp đoàn siêu thị lớn.

* Thị trường Nhật Bản - Khái Quát chung

Hệ thống kênh phân phối khá phức tạp, đội ngũ nhân viên đông, chi phí tiêu thụ sản phẩm tương đối cao so với Bắc Mỹ và EU. Trong những năm gần đây, do sự đòi hỏi của toàn xã hội, hệ thống kênh phân phối đã được chấn chỉnh tích cực nhưng vẫn phải tiếp tục hoàn thiện tốt hơn nhằm kiểm soát có hiệu quả hàng hoa và dịch vụ nhứp khẩu.

- Các nhà phân phối

Nét nổi bứt là các nhà phân phối Nhất Bản thường rất coi trọng mối quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống nội địa, đồng thời rất thứn trọng và dè dặt trước các nhà xuất khẩu nước ngoài, ngay cả khi sản phẩm của họ có

thể tốt hơn và giá cả hấp dẫn hơn. Các nhà phân phối Nhật Bản rất cảnh giác việc các nhà cung cấp nước ngoài không giao hàng đúng hạn, khó cung cấp tốt dịch vụ sau bán hàng và do đó dễ có thể phát sinh rủi ro.

Do vậy, cùng với việc chiếm lĩnh lòng t i n của các nhà phân phối Nhật Bản, rất cần phải thuyết phục được lòng tin của các nhà cung cấp ngay trong nước Nhật.

-Về hệ thống kênh bán lẻ ự Nhật Bản, hiện nay, khoảng một nửa lượng tiêu thụ hàng dệt may được thực hiện thông qua các của hàng bán lẻ nhỏ. Các cửa hàng này có mối quan hộ mật thiết với các nhà sản xuất trong nước về các

ưu đãi tài chính, những tài trợ về hạ tầng cơ sự và sự mâu thuẫn về hoạt động Marketing.

Hiện nay, khoảng hơn một nửa hàng dệt may xuất khẩu vào Nhật Bản được phân phối thông qua các cửa hàng lớn, cửa hàng bách hoa và các cửa hàng giảm giá. Bên cạnh đó, kênh phân phối ự Nhật Bản thông qua nhập khẩu trực tiếp cũng ngày càng phổ biến.

2.2.4. Phương thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu việt nam trong thời gian tới đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)