1985 1 Tổng kim ngạch (triệu Rúp-USD)

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 35 - 37)

- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thực hiện các cam k ế t của Chính phủ Việt N a m với nưé€ftg©à ì^—»

19761980 1985 1 Tổng kim ngạch (triệu Rúp-USD)

1. Tổng kim ngạch (triệu Rúp-USD)

2. Bình quân đầu người (Rúp-ƯSD)

222,7 4,5 338,6 6,2 698,5 12,0

Nguồn: Số liệu thống kê 1976 - 1990. Nxb Thống kê, Hà nội 1991

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là:

Thứ nhất, hệ thống chính sách kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của ta thời kỳ này có nhiều bất cập do chủ quan, duy ý chí. về kinh tế, chúng ta áp dụng m ô hình kế hoạch hoa tập trung kiểu Liên X ô một cách gò ép, vội vã trên quy m ô toàn quốc, phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường. Sự lựa chọn này không tạo điều kiện cần thiết và cơ hội để ta phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế đối ngoại và tham gia sâu rộng vào thị trường thế giới và

khu vực. Về đối ngoại, các thế lực thù địch đã xuyên tạc vấn đề Campuchia và lợi dụng, vu cáo nhằm cô lập Việt Nam về chính trị, bao vây, cấm vận về kinh tế. Hoàn cảnh này gây khó khăn cho chúng ta trong triển khai chính sách đối ngoại, làm cho quan hệ quốc tế của ta bị thu hẹp.

Thứ hai, việc duy trì quá lâu cơ chế k ế hoạch hoa tập trung, bao cấp và cả những sai lầm, khuyết điểm trong tộ chức, chỉ đạo nên kết quả phát triển kinh tế- xã hội cả nước đạt thấp, nền k i n h tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài. Trên lĩnh vực ngoại thương, cơ chế Nhà nước độc quyền ngoại thương đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt không khuyến khích hàng xuất khẩu.

Thứ ba, môi trường quốc tế có nhiều yếu tố không thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của chúng ta: đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống chính trị- xã hội thế giới; chính sách bao vây, cô lập chính trị và mở rộng cấm vận kinh tế của Mỹ, phương Tây và sau đó là ASEAN áp dụng đối với Việt Nam sau sự kiện Campuchia (1979); Liên X ô và Đông  u lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế vào đầu những năm 80.

T ó m lại, trong giai đoạn 1976- 1985, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế nói chung, hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Tuy nhiên, những nỗ lực này không mang lại những kết quả mong muốn, thậm chí không ngăn nội chiều hướng đi vào khủng hoảng kinh tế do việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Vì vậy, đội mới trên m ọ i lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại khởi sắc, phát triển phù hợp với chức năng và vai trò quan trọng của nó trong nền k i n h tế là một đòi hỏi cơ bản và cấp bách.

C H Ư Ơ N G 2

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)