BẢNG 9: ĐẦU TƯ TRỰCTIẾPNƯỚC NGOÀI VÀO 2 THÀNH PHỐ LỚN (1988 1990)

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 55 - 68)

- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thực hiện các cam k ế t của Chính phủ Việt N a m với nưé€ftg©à ì^—»

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KINH TÊ Đối NGOẠ Iở VIỆT

BẢNG 9: ĐẦU TƯ TRỰCTIẾPNƯỚC NGOÀI VÀO 2 THÀNH PHỐ LỚN (1988 1990)

V À MIỀN BẮC VIẺT NAM 1988-1990

Năm Miền Nam Miền Bắc

Năm

Số dự án Vốn đầu tư (USD) Số dự án Vốn đầu tư (USD)

1988 33 36.187 6143 4 278.0000

1989 56 44.154 9996 15 913.246 30

1990 86 59.231 5820 23 475. 390 89

Nguồn: Tài liệu hội thảo: "FDI với công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất

nước: SCCI, Hà Nội, 711994.

So sánh giữa hai thành phố lớn thì đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 3 năm ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn ở Hà Nội về dự án và vốn đầu tư. Bảng sau sẽ cho ta thấy rõ điều đó:

BẢNG 9: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP N ƯỚ C NGOÀI V À O 2 T H À N H PHỐ LỚN (1988 - 1990) (1988 - 1990)

Năm Số vốn đầu tư vào Hà Nội (USD)

Số dự án Số vốn đầu tư vào TP. H Chí Minh (USD)

Số dự án

1988 1.500 000 2 44.892 667 14

1989 78.478 630 10 297.700 597 29

1990 11.654 480 10 330.273 590 45

Nguồn: Tài liệu hội thảo: "FDI với công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất

nước: SCCI, Hà Nội, 711994.

về các đối tác đầu tư, ở các đối tác trong nước thì các doanh nghiệp Nhà nước thường chiếm phần lớn số dự án, còn các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ.

Đố i tác nước ngoài trong những năm này chủ yếu là các công ty nhỏ, thậm chí là cả các công ty môi giới buôn bán hểp đồng của một số ít nước.

Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời gian (1988 - 1990) tuy chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển cũng như chưa khai thác hết tiềm năng hiện có của Việt Nam nhưng phải khẳng định rằng, đó là những thành tựu to lớn góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Thành tựu đó đã đưểc thể hiện rõ là qua hểp tác đầu tư, chúng ta đã khai thác và nâng cao năng lực sản xuất của nhiều cơ sở sẵn có từ lâu nay không sử dụng đưểc. Đồng thời đã tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số nghành như công nghiệp, vận tải, bưu điện, khách sạn... tạo điều kiện thuận lểi cho sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu quốc tế.

Trong thời gian đầu Việt Nam đã tiếp nhận đưểc một số phương pháp quản lý tiến bộ và kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư đến từ những nước khác nhau với những phong cách quản lý và tổ chức kinh doanh khác nhau. Qua đó Việt Nam hiểu đưểc phân nào tâm lý và phong cách và cung cách làm ăn của nhiều loại khách hàng.

Thông qua hểp tác đầu tư với nước ngoài, hoạt động kinh tế đối ngoại từng bước đưểc mở rộng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, góp phần tạo nên hình ảnh mới và vị trí mới của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo đà cho những bước tiến lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Từ những thành công bước đầu của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, có thể khẳng định tính đúng đắn của chính sách mở cửa đa dạng hoa các quan hệ kinh tế đối ngoại đưểc nêu ra từ Đại hội lần thứ V I . Tuy nhiên hoạt động thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn này còn không ít những hạn chế cần khắc phục:

- Một số chính sách chưa được xác định rõ nên chưa thể chế hóa hoặc đã có chính sách làm cơ sở nhưng văn bản pháp quy ban hành chậm.

- Một số văn bản cần thiết chậm được ban hành như quy chế đầu tư ra nước ngoài; quy định về phân công quản lý Nhà nước sau khi có giấy phép đầu tư.

- Một số pháp luật về kinh doanh liên quan đến đầu tư nước ngoài còn chưa được ban hành như luật lao động, khoáng sản, thương mại, bất động sản...

- Một mặt pháp luật chưa hoàn chỉnh đồng bộ, nhưng mặt khác nghiêm trọng hơn là viức thi hành chính sách pháp luật không nghiêm.

Về đối tác đầu tư như trên đã nêu, các doanh nghiứp Nhà nước chiếm phần lớn dự án (98%), các tổ chức ngoài quốc doanh (hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiứm hữu hạn và doanh nghiứp tư nhân) chiếm 2 % số dự án và không đến 1 % tổng số vốn đầu tư. [24, 209] Điều này cho thấy sự chưa hợp lý, Nhà nước cần có chính sách cho các tổ chức ngoài quốc doanh thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu có chính sách đúng, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của các doanh nghiứp ngoài quốc doanh được phát huy, kinh tế Viứt Nam sẽ tăng trưởng nhanh hơn.

Tóm lại: Giai đoạn 1986-1990, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn gay gắt song trong kế hoạch 5 năm này nền kinh tế vẫn đạt được mức tăng trưởng nhất định, tuy sự tăng trưởng kinh tế chưa cao (5,5% bình quân mỗi năm). M ọ i lĩnh vực củanền kinh tế đã có những bước tiến quan trọng đời sống nhân dân đã được cải thiứn bước đầu. Đạt được những kết quả đáng khích lứ như trên có phần đóng góp tích cực của hoạt động kinh tế đối ngoại.

Những thành công bước đầu trên đây sẽ tạo điều kiứn thuận lợi cho chúng ta bước vào giai đoạn mới: Giai đoạn công nghiứp hoa, hiứn đại hoa đất nước.

2.2. Đổ i mới hoạt động kinh tè đôi ngoại theo chủ trương đa dạng hoa, đa phương hoa quan hệ quốc tê (1991-1995)

2.2.1. Nhiệm vụ của kỉnh tế đối ngoại trong giai đoạn tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước.

Hơn bốn năm đưa Nghị quyết Đạ i hội V I vào cuộc sống là quá trình thể nghiệm, tìm tòi, từng bước cụ thể hoa, phát triển và tổ chức thực hiện những định hướng lớn của Nghị quyết đại hội. Sau hơn bốn năm đó các chủ trương chính sách đổi mới đã bước đầu phát huy tác dụng, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trắng. Tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần đươc cải thiện, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên. Tuy nhiên, những kết quả do đổi mới đem lại còn hạn chế và chưa vững chắc. Nền kinh tế tăng trưởng chậm, chưa ổn định và còn suy thoái trong một số lĩnh vực. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã xuất hiện những tiêu cực mới: lối làm ăn chạy theo lợi nhuận, tình trạng buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh mang tính chất chộp giật (đặc biệt là đối với khu vực kinh tế tư nhân), kỷ cương pháp luật chưa nghiêm, bất công xã hội còn tồn tại. Đất nước ta vẫn trong tình thế nhiều khó khăn, thử thách gay gắt.

Nhận thức rõ sự phát triển tấtyếu của kinh tế thị trường với những ưu nhược điểm của nó, Đạ i hội vu Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định tiếp tục bổ sung hoàn thiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Phát triển đường lối đổi mới của Đạ i hội V I , Đại hội vu đã đề ra quyết

sách "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000" cho sự

nghiệp đổi mới và phát triển đất nước ta những năm tới. Xuất phát từ tư tưởng chiến lược xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước trong suốt thời kỳ quá độ lên C N X H - một nền kinh tế mở, mở cả trong nước và mở cửa với bên ngoài, thay thế cho nền kinh tế

khép kín tự cấp, tự túc, công cuộc đổi mới được tiến hành mạnh mẽ và sôi động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về kinh tế đối ngoại, để tiếp tục đổi mới với từng bước hoàn thiện chính sách, cơ chế kinh tế đối ngoại, Đại hội v u đã tổng kết, đánh giá thành công và tồn tại của quá trình thực hiện đổi mới trong nhứng năm qua. Từ đó bổ sung nhứng chính sách phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới.

Đại hội đánh giá: Thực hiện đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trong thời gian qua đã làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Tuy nhiên,"Quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều sơ hở: hàng nhập lậu tràn lan, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, nhất là ngoại tệ mạnh chưa được quản lý thống nhất và có hiệu quả".

[10, 195] Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm (1991-1995) Đại hội lần thứ V U của Đảng đề ra mục tiêu tổng quát là: Vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nêu trên, một trong nhứng vấn đề trọng tâm là đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại. Phải coi việc tăng cường và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại vừa mang tính cơ bản vừa, mang tính cấp bách. Đạ i hội lần thứ v u của Đảng đã xác định nhiệm vụ của kinh tế đối ngoại trong kế hoạch 5 năm là: "Tập trung sức đẩy mạnh xuất khẩu để trả nợ quá hạn và đáp ứng một phần cân đối trước mắt đối với sản xuất và lưu thông phân phối. Mặt khác tranh thủ đến mức cao nhất (và có hiệu quả nhất) vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng và cải tiến cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật cho quá trình tăng tốc của nền kinh tế nước ta", [lo, 29]

Từ nhứng năm 1991 trở đi, bối cảnh quốc tế có nhứng thay đổi lớn tác động sâu sắc đến nước ta: Nguồn vốn vay nước ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi

về giá đã chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả hàng năm tăng lên. Sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên X ô và hệ thống các X H C N Đông  u cũng gây cho chúng ta những đảo lộn lớn và đột ngột về thị trường xuất khẩu và nhầp khẩu, về nhiều chương trình hợp tác kinh tế. Trong thời gian ngắn, chúng ta phải chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn bán từ các thị trường truyền thống sang các thị trường mới, chịu những tác động lớn về biến động cung cầu và giá cả của thị trường thế giới. Trong khi đó một số nước còn bao vây về kinh tế đối với nước ta.

Trong bối cảnh trên, để hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục được phát triển và mở rộng, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoa vu

ngày 18/06/1992 cụ thể hoa quan điểm của Đạ i hội vu đã khẳng định "Mở rộng cửa để tiếp thu tốt vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiếp cần thị trường thế giới, nhưng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc gia, hạn chế đến mức tối thiểu những mặt phát sinh trong quá trình mở cửa". [10, 6]

Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước", chúng ta chủ trương: đối với những nước trước đây có quan hệ không thân thiện cũng gác lại quá khứ, nhìn về tương lai, Việt Nam lấy lợi ích chung của sự nghiệp hoa bình ổn định, hợp tác và phát triển làm trọng tâm, khắc phục những bất đồng để cùng phát triển kinh tế.

Như vầy, trước bối cảnh phức tạp* của tình hình thế giới và trong nước từ đầu thầp kỷ 90, đặt ra yêu cầu phải mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của nước ta trong giai đoạn này là đưa nền kinh tế Việt Nam cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Phấn đấu để hoạt động kinh tế đối ngoại phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, từng bước đổi mới cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, chúng ta phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và hoạt động xuất- nhầp khẩu, chính sách và hoạt động thu hút'vốn đầu tư nước ngoài. Có như vầy mới bảo đảm nhịp độ tăng trưởng

kinh tế cao, bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội, trước mắt là thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.2.2. Tiếp tục dổi mới hoạt động xuất- nhập khẩu, mở rộng thị trường, phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng.

Đổi mới cơ chế chính sách xuất- nhập khẩu

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1991- 1995), phương hướng và nhiệm vụ của hoạt động xuất- nhập khẩu được Đạ i hội lần thứ vu xác định như sau:

"Cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỏ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỏ trọng xuất khẩu nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dầu mỏ, nông sản, thúy sản. Sớm tạo được mặt hàng gia công lắp ráp có công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh trong xuất khẩu... Huy động nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và đời sống" [10, 64]

Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ đã nêu, Đạ i hội vu cũng đã vạch ra chỉ tiêu cho kế hoạch 5 năm (1991-1995) đối với xuất khẩu như sau:

- K i m ngạch xuất khẩu 5 năm (1991-1995) là 12 đến 15 tỏ USD.

- K i m ngạch nhập khẩu 5 năm (1991-1995) là 16 tỏ USD.

Để đạt được mục tiêu trên, từ sau Đại hội vu hàng loạt chính sách, thể lệ mới được hoàn thiện và ban hành, thay cho chính sách cũ không phù hợp, tạo ra một cơ chế và môi trường mới và thông thoáng hơn cho hoạt động xuất, nhập khẩu:

- Nghị định 114- H Đ B T của Hội đồng Bộ trưởng ngày 7-4-1992 về

quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu, nhập khẩu.

- Quyết định 78-TTg ngày 28-02-1994 của Thủ tướng Chính phủ về

điều hành công tác xuất, nhập khẩu.

- Nghị định số 33-CP ngày 19-04-1994 của Chính phủ về quản lý Nhà

nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu.

- Quyết định số 283/TM-XNK ngày 24-03-1994 của Bộ Thương mại

về các mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

- Văn bản số 371/TM-XNK ngày 25-03-1995 về việc thực hiện chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất, nhập khẩu năm 1995.

Nội dung của những chủ trương trên nhằm:

- Giảm đến mức tối đa các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đườc quản lý bằng hạn ngạch.

- Tăng thêm một số mặt hàng thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu so với mấy năm trước do tình hình thực tế đòi hỏi.

- Ban hành chế độ quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu "theo k ế hoạch

định hướng" với mục đích xoa bỏ thêm một bước kế hoạch "cứng" trước đây trong điều hành quản lý xuất, nhập khẩu.

Như vậy, sau hàng loạt các văn bản nói trên, sự điều hành của Nhà nước

đối với hoạt động xuất, nhập khẩu đườc thực hiện và tăng cường hơn thông qua cơ chế quản lý kinh doanh các mặt hàng xuất, nhập khẩu theo k ế hoạch

định hướng.

Nhìn chung, ở các văn bản này, các chính sách và cơ chế quản lý hoạt

động xuất, nhập khẩu đã đườc hoàn thiện dần theo hưởng tự do hoa ngoại

thương, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia

xuất khẩu.

Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý xuất- nhập khẩu, quản lý Nhà

nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng đườc thay đổi cơ bản, đó là loại bỏ dần chế độ quản lý bằng biện pháp hành chính để thay thế bằng hệ thống

thuế quan và phi thuế quan.

Ngày 26-12-1991, Quốc hội nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua luật thuế xuất- nhập khẩu và sửa đổi bổ sung vào năm 1993 với những nội dung:

- Đố i tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một tổ chức, cá nhân xuất-nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt nam.

- Thuế do cơ quan hải quan thu và nộp ngay tại cửa khẩu, nơi xuất- nhập khẩu.

- Thuế xuất khẩu có 11 thuế suất từ 0 % - 4 5 % .

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)