BẢNG 12: FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1991-

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 70 - 80)

- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thực hiện các cam k ế t của Chính phủ Việt N a m với nưé€ftg©à ì^—»

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KINH TÊ Đối NGOẠ Iở VIỆT

BẢNG 12: FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1991-

Đơn vị: triệu USD

N ă m Số dự án Vốn đăng Vốn thực hiện Quy m ô vốn/dự án

So với năm trước (%)

N ă m Số dự án Vốn đăng Vốn thực hiện Quy m ô vốn/dự án Vốn đăng Quy m ô 1991 151 1.322,3 213 876 157,6 112,74 1992 197 2.165,0 394 I U 163,73 125,47 1993 269 2.900,0 1.099 10,78 133,95 98 1994 343 3.750,6 1.946 10,98 129,85 101,85 1995 370 6.530,8 2.671 17,65 173,83 160,75 Tổng 1330 16.683,7 6.323 12,54

Nguứn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 1998.

Sau những lần sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư thì nhịp độ và quy m ô đầu

tư tăng khá nhanh. Nếu như trong các năm (88-90) quy m ô bình quân của một dự án là 3,5 triệu USD, thì năm 1991 là 7,5 triệu, năm 1993 là 9,9 triệu,

1995 là 17 triệu ƯSD. Tổng số vốn đăng ký đến hết năm 1995 là 16,683 tỷ USD. Trong đó vốn đã thực hiện là 6,323 tỷ USD, bằng 28,6% so với vốn

đăng ký. [24, 205] So với nhiều nước trong khu vực, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài m à Việt Nam thu hút được còn rất khiêm tốn, nhưng với một nước đi sau với trình độ phát triển thấp hơn, tiếp cận với kinh tế thị trường chưa lâu và bị bao vây cấm vận thì số lượng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp có được là một thành tích đầy khích lệ. Điều quan trọng hơn là số vốn đó đặt Việt Nam vào thời điểm xuất phát của quá trình đổi mới, mạ cửa, nó có ý nghĩa như một cú hích vật chất và tinh thần cho Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập với thế giới.

Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch tích cực và ngày càng phù hợp với nhu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế Việt Nam. Nếu như những năm đầu, vốn đầu tư trực tiếp vào khai thác dầu khí và khách sạn, thì từ năm 1991 nhất là trong những năm 1994, 1995 đầu tư vào công nghiệp nặng tăng đều, tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp chiếm 4 0 % tổng số vốn theo dự án (nếu kể cả dầu khí thì chiếm 6 0 % ) , trong đó hơn 6 0 % là đầu tư chiều sâu. Ngoài các dự án dầu khí, đã có những dự án quan trọng khác như các nhà máy x i măng: Tràng Kênh; Nghi Sơn; lắp ráp ôtô, xe máy (Bà Rịa-Vũng Tàu); khu công nghiệp Vê-dan (Đồng Nai); các khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nang... Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã có một số dự án lớn như nhà máy điện Hiệp Phước, bưu chính viễn thông, hạ tầng các khu chế xuất...

Sự phân bổ dự án và vốn đầu tư trực tiếp vào các vùng lãnh thổ cũng ngày càng cân đối hơn. Tính đến cuối năm 1995, dự án đầu tư vào ba vùng kinh tế trọng điểm của đất nước chiếm 8 4 % tổng số vốn đầu tư. Các dự án ạ vùng này có tác động tích cực đến cải tạo cơ sạ hạ tầng, tăng cường năng lực sản xuất của các vùng động lực kinh tế m à Đảng và Chính phủ đang xây dựng. So với những năm đầu, phần lớn các dự án đầu tư trực tiếp đều đặt ạ các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 1995 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được 3 1 % số dự án với 3 6 % tổng số vốn đầu tư. Đạt được sự cân đối trên là do mỗi đìa phương có thế mạnh riêng về tiềm năng, nhưng điều quan trọng là Nhà nước đã có những điều chỉnh kịp thời về

chính sách khuyến khích đầu tư vào những nơi kém thuận lợi, và do công tác vận động đầu tư ngày càng năng động, chủ động hơn. Ở các tỉnh miền núi trong những năm đầu hầu như không có dự án nào, đến năm 1995 đã có 35 dự án với 175 triệu USD vốn đăng kí.

BẢNG 13: V Ố N FDI THEO V Ù N G L Ã N H T H Ổ (Triệu USD) Vùng 1991 1992 1993 1994 TP Hồ Chí Minh 791,8 668.2 1484,5 1481,1 Hổi Phòng-Hà Nội 131,8 524,2 854,5 1385,5 Các tỉnh miền Nam 43,2 45,5 19,1 287,5 Các tỉnh miền Trung 33,0 133,1 57,7 227,0 Các tỉnh phía Bắc 45,6 12,3 64,1 17,0

Nguồn: Uy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

Xét cơ cấu đối tác đầu tư nước ngoài cũng có tiến triển mới. Hơn 2/3 tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam là từ các nước Châu Á. N ă m nước hàng đầu là Nhật Bổn và 4 nước NICs Châu Á . Con số trên phần nào phổn ánh mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực Châu Á. Từ năm

1994, có sự gia tăng nhanh chóng nhịp độ đầu tư của các nền kinh tế phát triển. Đặc biệt sau khi chính quyền M ỹ tuyên bố bỏ cấm vận đối với Việt Nam, các công ty của M ỹ đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam với nhiều dự án quy m ô lớn.

BẢNG 14: MƯỜI NHÀ ĐẦU Tư LỚN NHÁT VÀO V Ệ T NAM TÍNH ĐẾN N Ă M 1995 Nhà đầu tư Số dự án Tổng số vốn đăng ký (triêu USD) Tỷ trọng(%) Singapo 148 4735 17,2 Đài Loan 235 4061 14,8 Hồng Kông 176 3137 11,4 Hàn Quốc 176 2391 8,7 Nhật Bản 158 2380 8,7 BritshVirgin Island 57 1585 5,8 Malaysia 51 1064 3,9 Australia 53 685 2,5 Thái Lan 70 735 2,7 Australia 54 733 2,8

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Tất cả những điều trình bày trên cho thấy kết quả thực tế của chính sách đa dạng hoa, đa phương hoa quan hệ kinh tế của Đảng và Chính phủ Việt nam trong những năm đổi mới. Các mục tiêu ưu tiên trong chiến lưỹc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đưỹc đáp ứng thích đáng.

Thông qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã tiếp nhận đưỹc một số kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong một số ngành kinh tế quan trọng như: Thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, sản xuất ôtô, xe máy..; đã tiếp nhận đưỹc một số phương pháp quản lý tiến bộ, kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, qua quá trình thu hút vốn đầu tư của nước ngoài đã bộc lộ một số thiếu sót, đó là: tốc độ thu hút vốn so với tiềm năng của đất nước còn chậm. Sự phân bố quá chênh lệch các dự án ở vùng lãnh thổ, hầu hết các dự án tập trung ở vùng M i ề n Nam và các vùng động lực kinh tế còn vùng sâu, vùng xa chưa đưỹc đầu tư khai thác. Trong quá trình thực hiện Luật đầu tư và triển khai dự án đã xuất hiện những tiêu cực trong việc lỹi dụng cơ chế chính sách.

Để tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư của nước ngoài, Việt Nam cần tiếp tục bổ sung và đổi mới chính sách và cơ chế đầu tư để hoàn thiện môi trường pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, nhằm tăng cường quy mô, chất lượng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mậnh xuất khẩu, đổi mới công nghệ, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đậi hóa đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

T ó m lậi: Sau 5 năm tiếp tục đổi mới, hoật động kinh tế đối ngoậi ở nước ta đã đật được kết quả to lớn. Nền kinh tế mở ngày càng thông thoáng hơn, trên thực tế đang khắc phục có hiệu quả những biến động bất lợi của tình hình quốc tế, thay đổi nền kinh tế khép kín trước đây, phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài, thu hút thêm được nhiều vốn tín dụng song phương và đa phương. Cùng với công suất gia tăng từ đầu tư nước ngoài, nền kinh tế đã nhận được những tác động mới nhờ thay đổi công nghệ-kỹ thuật, phương thức quản lý, đào tậo và bồi dưỡng công nhân, cán bộ quản lý và kinh doanh.

Xét trong bối cảnh quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong mấy năm qua, thì sự thành công nói trên của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoậi có ý nghĩa quyết định đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế - xã hội. Nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, trong đó có phần đóng góp tích cực của kinh tế đối ngoậi, không những đã cải thiện được hình ảnh của Việt nam trên trường quốc tế, m à còn tậo cho Việt nam một vị thế mới trong quan hệ kinh tế với các nước trên cơ sở cùng có lợi, làm cho kinh tế Việt nam không còn bị phụ thuộc vào một nước duy nhất, một thị trường duy nhất như trước đây.

2.3. Đổi mới hoạt động kinh tế đôi ngoại trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, H Đ H hội nhập kinh tẻ khu vực và thẻ giới (1996 - 2002)

2.3.1. Yêu cầu đặt ra đôi với hoạt động kinh tê đôi ngoại trong giai

đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước.

M ặ c dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách nghiêm trọng do tác động bất lợi cỏa tình hình t h ế giới và trong nước, nhưng sau 5 n ă m thực hiện Nghị q u y ế t Đạ i hội vu, V i ệ t N a m đã đạt được những thành tựu quan trọng. N ướ c ta đã ra khỏi khỏng hoảng kinh t ế - xã hội; đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức n h i ề u chỉ tiêu đề ra cỏa k ế hoạch 5

năm; phát triển mạnh m ẽ quan hệ đối ngoại, phá t h ế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng t h ế giới...

Xuất phát từ những k ế t quả cỏa 10 n ă m đổi mới, với những tiền đề đã

được tạo ra, đồng thời dựa trên sự phân tích cục diện t h ế giới, Đạ i hội V U I quyết định đưa nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới: thời kỳ- đẩy mạnh công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước. M ụ c tiêu cỏa thời kỳ này

được Đạ i hội V U I nêu lên là: Thực hiện đồng thời 3 mục tiêu kinh tế: tăng trưởng cao, b ề n vững và có hiệu quả; ổ n định vững chắc k i n h tế vĩ m ô ; chuẩn bị những tiền đề cho bước phát triển cao hơn sau n ă m 2000. Đây là mục tiêu không dễ đạt được đối với nước ta. Vì vậy, cần sự đóng góp cỏa m ọ i lĩnh vực, trong đó kinh tế đối ngoại giữ vai trò quan trọng.

N h i ệ m vụ cỏa hoạt động kinh tế đối ngoại được khẳng định tại Đạ i h ộ i là "cỏng cố môi trường hoa bình và điều kiện quốc tế thuận l ợ i hơn nữa để

đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất

nước", [ l i , 120] Đạ i hội khẳng định và cụ thể hoa chỏ trương xây dựng m ộ t nền k i n h t ế mở, đa phương hoa, đa dạng hoa quan hệ k i n h t ế đối ngoại

hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay t h ế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả; tranh thỏ vốn, công nghệ và thị trườnơ

quốc tế; m ở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác song phương và đa phương với

các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 1996 - 2000 do Đạ i hội thông qua đã nêu mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế đối ngoại là:

Tăng nhanh tỷ trọng hàng đã qua chế biến trong k i m ngạch xuệt khẩu, giảm tỷ trọng xuệt khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế. Hướng nhập khẩu là tập trung vào nguyên liệu, vật liệu, các loại thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoa, hiện đại hoa. Từng bước thay thế nhập khẩu những mặt hàng sản xuệt có hiệu quả ở trong nước... Đầu tư trực tiếp nước ngoài cần hướng vào những lĩnh vực, những sản phẩm và dịch vụ có công nghệ tiên tiến, có tỷ lệ xuệt khẩu cao. Hình thức đầu tư cần tiếp tục đa dạng hoa, chú ý thêm những hình thức mới như đầu tư tài chính, về đối tác đầu tư, cần tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty đa quốc gia để tranh thủ được công nghệ nguồn.

Nhằm cụ thể hoa quan điểm của Đạ i hội VUI, ngày 18/11/1996, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 01-NQ/TW về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh

tế đối ngoại 5 năm 1996 - 2000. Nghị quyết hội nghị đã đánh giá những kết

quả đạt được của kinh tế đối ngoại trong thời gian qua: Kinh tế đối ngoại phát triển trên nhiều mặt, kim ngạch xuệt khẩu, nhập khẩu tăng nhanh, đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; vốn đầu tư nước ngoài tăng nhiều, cơ cệu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều công trình đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, tạo thêm hàng vạn việc làm mới. Quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại với nhiều nước, với các tổ chức quốc tế, các trung tâm tài chính tiền tệ lớn của thế giới được khôi phục và mở rộng. Hệ thống pháp luật, các thể chế chính sách về kinh tế đối ngoại tuy

chưa thật đồng bộ nhưng đã bước đầu tạo khung pháp lý và khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại. Hội nghị cũng đã nghiêm túc chỉ ra những hạn

chế, thiếu sót trong hoạt động kinh tế đối ngoại, đó là: Hiệu quả kinh tế đối ngoại chưa cao. Việc phát triển kinh tế chưa hướng mạnh vào xuệt khẩu, k i m ngạch xuệt khẩu còn thệp, nhập siêu quá lớn. Chưa tạo ra được những thị

trường xuệt khẩu trực tiếp có quy m ô lớn và ổn định. Việc thu hút vốn đầu tư

nước ngoài thiếu quy hoạch cụ thể và hiệu quả chưa cao. Tệ tham nhũng,

buôn lậu, lừa đảo và nhiều hiện tượng tiêu cực khác trong hoạt động kinh tế

đối ngoại là rất nghiêm trọng. Việc quản lý, điều hành công tác kinh tế đối ngoại ở cấp vĩ m ô chưa tốt, còn phân tán. trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cầa cán bộ làm kinh tế đối ngoại còn yếu kém, bất cập với nhiệm vụ mới.

Từ những thành tựu và hạn chế cầa hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời gian qua và để kinh tế đối ngoại đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoa, hiện đại hoa, hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị đã nêu nhiệm vụ cầa kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới là: Phát triển kinh tế đối ngoại theo định hướng XHCN, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp

phần thúc đẩy lực lượng sản xuất, tranh thầ ngày càng nhiều vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Đa dạng hoa, đa phương hoa các hoạt động kinh tế đối ngoại nhưng có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng thị trường lớn; khai thác các tiềm năng, phát huy các

nguồn lực bên trong cầa cả nước cũng như mỗi ngành kinh tế để phát triển kinh tế đối ngoại một cách đồng bộ. Tích cực và chầ động hợp tác quốc tế, tham gia vào các diễn đàn quốc tế và các tổ chức kinh tế khu vực và thế

giới.; xây dựng, giáo dục, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, năng động sáng tạo... đáp ứng yêu cầu cua nhiệm vụ mới.

Từ cuối năm 1996 trở đi, khi các yếu tố về đổi mới cơ chế quản lý đã

được khai thác một cách tương đối đầy đầ, sự phát triển về chiều rộng đã bộc lộ những hạn chế, chất lượng tăng trưởng và phát triển theo chiều sâu chưa được chú trọng, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm, cuộc khầng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực đã tác động mạnh đến nước ta cả trên

phương diện đầu tư trực tiếp nước ngoài và thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, thiên tai liên tục xảy ra làm cho chúng ta thiệt hại nhiều về người và cầa. Do đó, tốc độ tăng GDP giảm sút mạnh từ 8,2% năm 1997 còn 5,8%

năm 1998, 4,8% năm 1999. Trước tình hình trên, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 (Khoa VUI) ngày 29/12/1997 đã đề ra chủ trương phát huy nội lực, chủ động phòng tránh khủng hoảng. Nghị quyết Hội nghị nhấn mạnh, tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để tranh thủ vốn, công nghệ và gia nhập thị trưặng quốc tế nhưng phải trên cơ sở phát huy cao độ

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)