Tăng cường thu hút vốn đầu tư trựctiếpnước ngoài (1996 2002)

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 85 - 88)

- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thực hiện các cam k ế t của Chính phủ Việt N a m với nưé€ftg©à ì^—»

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KINH TÊ Đối NGOẠ Iở VIỆT

2.3.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trựctiếpnước ngoài (1996 2002)

kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đã trở thành yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, H Đ H đất nước.

2.3.3. Tăng cường thu hút vốn đầu trựctiếpớc ngoài (1996-2002) 2002)

Những điểm mới qua 2 lần sửa đổi, bổ sung Luật đầu

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996- 2000), Đạ i hội Đảng lần thứ VUI đã xác định mục tiêu của Việt Nam đến năm 2000 là GDP tăng gấp đôi so với năm 1990, tỷ lệ đầu tư trên GDP khoảng 30%. Để đạt được mục tiêu trên, cần phải có một nguồn vốn lớn.

Về nguồn vốn đầu tư, Đảng và Nhà nước xác định nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nhưng nguồn vốn bên ngoài là rất quan trọng. Cần phải huy động được từ 20- 22 tỉ USD vốn bên ngoài, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài cần thu hút khoảng 13 - 15 tỉ USD.

Để thu hút được nguồn vốn lớn trên, Nhà nước chủ trương tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng với nhiều ưu đãi hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 và qua 2 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1990 và 1992, cùng với các văn bản quy phạm khác đã cơ bản tạo lập được khung pháp lý về F D I tại Việt Nam phù hợp với đường lối, chủ

trương của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế đối ngoại, góp phần quan trọng

tăng vốn đầu tư phát triển, đổi mới một số công nghệ, mở mang ngành nghề,

tạo điều kiện cho các ngành, nghề và các đỏa phương nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên, ra đời cách đây 10 năm, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 không tránh khỏi những hạn chế cần khắc phục, nhất là trong hoàn cảnh mới khi đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, H Đ H , hội nhập vào thỏ

trường khu vực và thế giới.

Nhằm khắc phục những nhược điểm trên, tháng 11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoa IX, nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua việc sửa đổi bổ sung Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi lần này đã có những quy đỏnh thông thoáng hơn, rõ ràng hơn

nhằm khuyến khích F D I vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực

ưu tiên phục vụ công cuộc CNH, H Đ H đất nước, những quy đỏnh đó là: - Miễn thuế nhập khẩu một số máy móc, phương tiện vận tải chuyên dụng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập vào Việt Nam. Luật cũng giao cho Chính phủ quy đỏnh việc miễn giảm thuế xuất- nhập khẩu đối với một số hàng hoa đặc biệt khuyến khích đầu tư khác.

- Quy đỏnh rõ hơn việc đảm bảo quyền dân sự, chính trỏ của người lao

động tại các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

- Quy đỏnh người Việt Nam đỏnh cư ở nước ngoài được giảm 2 0 % thuế

lợi tức, được hưởng mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 5 năm tính trên số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

- Cho phép đa dạng hoa hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngoài 3 hình thức đầu tư nước ngoài đã được công bố từ năm 1987 và các phương thức đầu tư vào khu chế xuất, đầu tư theo hợp đồng xây dựng- kinh

doanh- chuyển giao. Luật năm 1996 quy định thêm phương thức đầu tư theo hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh; hợp đồng xây dựng- chuyển giao và luật hoa phương thức đầu tư vào khu công nghiệp.

- Hạn chế các sơ hở trong hoạt động đầu tư nước ngoài, quy định chặt

chẽ hơn nhưng đơn giản hoa các thủ tấc hành chính, tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

- Quy định rõ hơn về nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài. - Quy định rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư và các giấy tờ, thủ tấc khác sau khi có giấy phép đầu tư.

Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 là một đóng góp quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhằm thu hút F D I nhiều hơn, chất lượng cao hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng năng lực sản xuất, sử dấng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, trước những tác động của tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới đến F D I và trước yêu cầu tăng cường thu hút FDI, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cần được tiếp tấc bổ sung, sửa đổi. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoa X (năm 2000) đã xem xét và thông qua việc sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng tạo điều kiện thông thoáng hơn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để tăng cường thu hút HOI.

Cùng với việc sửa đổi và bổ sung Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà nước đã ban hành một số chính sách như, ban hành chủ trương mới về ngoại tệ đối với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc phân phối cấp giấy phép đầu tư, đồng thời với nó là việc thay đổi tổ chức quản lý Nhà nước đối với

lĩnh vực này, bao gồm việc sát nhập Uy ban Nhà nước về hơp tác đầu tư với Uy ban kế hoạch Nhà nước thành Bộ K ế hoạch và đầu tư, tiếp đó là việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước các dự án đầu tư, Ban quản lý khu

chế xuất và khu công nghiệp. Đ ó là những thay đổi lớn nhằm hoàn thiện hơn về mặt pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Tại H ộ i nghị Doanh nghiệp Châu Á lần thứ 13 tổ chức tại Hà Nội (3/2003), nhiều đại biểu đã đánh giá cao về chính sách đầu tư của Việt Nam. Ông Clauxơ - Rôlan, giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã nói: "Mặc dù môi trường quốc tế không thuựn lợi, một loạt cải cách kinh tế của Việt Nam đã làm cho niềm tin của các nhà đầu tư tăng lên nhiều".

Những đổi mới về cơ chế, chính sách trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động này:

Về quy mô, tốc độ đầu tư

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của việt nam từ 1986 đến 2002 thành tựu và kinh nghiệm (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)